Phân loại theo đối tượng gửi tiền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 31)

Tiền gửi từ dân cư

Tiền gửi dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn, thanh toán và sinh lời.Tiền gửi của dân cư bao gồm các hình thức tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán; đây là khu vực huy động đầy tiềm năng cho ngân hàng. Vì thế, để khai thác nguồn vốn này, ngân hàng cần chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động cũng như lãi suất hợp lý.

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội

Đây là nguồn huy động được đánh giá rất lớn, chiềm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều lập tài khoản tiền gửi tại các NHTM. Các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng khi bán được hàng hóa, rút ra khi cần hoặc thanh toán chuyển khoản phát sinh trong nhu cầu kinh doanh của mình. Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội không giống nhau, do vậy ngân hàng có trong tay một khoản tiền lớn có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi.

Tiền gửi từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác

Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán… Mục đích của những khoản tiền gửi này là để NHTM sử dụng các dịch vụ lẫn nhau như: thanh toán hộ, phát hành bộ chứng chỉ tiền gửi, giao dịch ngoại tệ, giúp mua bán chứng khoán, tư vấn đầu tư, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ… Mặt khác, các ngân hảng đang có nguồn vốn dự trữ vượt yêu cầu có thể cho các ngân hàng khác vay để hưởng lãi suất.

18 2.2.4.3 Phân loại theo mục đích.

Tiền gửi thanh toán (TGTT)

Tiền gửi thanh toán hay còn gọi tiền gửi không kỳ hạn là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng khi họ có yêu cầu. Nhìn chung, lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp nhưng thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng những dịch vụ ngân hàng với mức chi phí thấp. Như vậy, với tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền, gửi tiền, thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng tại bất kì thời điểm nào mà không cần báo trước (nên ngân hàng rất khó lên kế hoạch cho việc sử dụng nguồn vốn này – do đó chi phí cho nguồn này rất rẻ); giao dịch liên quan tới tài khoản sẽ được thực hiện thường xuyên, vì thế mục đích của người gửi tiền chủ yếu là thanh toán, ngoài ra còn được hưởng những tiện ích khác như: an toàn, sinh lời, sử dụng số dư trong tài khoản để chứng minh năng lực tài chính, làm cơ sở bảo đảm tín dụng, sử dụng thẻ thanh toán để rút tiền tự động tại các máy ATM hoặc thanh toán tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ, có thể dễ dàng chuyển đổi sang các hình thức tiền gửi khác…

Giao dịch phát sinh:

- Giao dịch gửi tiền: chủ tài khoản hoặc người khác sẽ trực tiếp nộp tiền vào tài khoản

- Giao dịch rút tiền: chủ tài khoản trực tiếp rút tiền hoặc ủy quyền cho người khác rút tiền (thông qua giấy ủy quyền, séc chi trả tiền mặt)

- Giao dịch chuyển khoản: đây là giao dịch đặc thù của tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng sẽ tiến hành hạch toán nợ hoặc có vào tài khoản của khách hàng tương ứng với hoạt động chuyển khoản từ tài khoản của khách hàng sang một tài khoản khác hoặc chuyển khoản từ tài khoản khác vào tài khoản của khách hàng.

Thanh toán lãi: với đặc điểm lãi suất thấp, khách hàng dường như không quan tâm tới tiền lãi nên việc thanh toán lãi thường do ngân hàng chọn ngày trả lãi. Thông thường các ngân hàng trả lãi định kỳ mỗi tháng một lần, vào một ngày cụ thể do ngân hàng quy định. Hình thức trả lãi đối với tiền gửi không kỳ hạn là ngân hàng sẽ tự động

19

ghi có vào tài khoản của khách hàng. Tiền lãi được tính theo số dư thực tế vào thời điểm cuối ngày theo phương pháp tích số:

I = ∑𝒏𝒊=𝟏𝑫𝒊 ∗ 𝑵𝒊 ∗ 𝒓

Trong đó:

- Di: số dư thực tế trên tài khoản

- Ni: số ngày tính lãi thực tế của Di (ngày) - r; lãi suất tiền gửi không kỳ hạn (%/ngày)

Mặt dù số dư trên tài khoản TGTT của khách hàng thường không lớn nhưng với số lượng khách hàng đông giúp cho tổng nguồn vốn huy động qua TGTT trở nên đáng kể.

Ngoài ra, việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi này còn giúp tăng nguồn thu phí dịch vụ cho các NHTM, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế. Vì vậy, để tăng cường nguồn vốn này, ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ giữa các mặt: tổ chức mạng lưới phục vụ khách hàng, cung cấp đa dạng các dịch vụ thanh toán và ngày càng tăng chất lượng dịch vụ cũng như công tác phục vụ, chăm sóc khách hàng.

Tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH)

Tiền gửi định kỳ hay còn gọi tiền gửi có kỳ hạn là hình thức huy động các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng và khách hàng chỉ được rút ra sau một khoản thời gian nhất định. Như vậy, mỗi lần gửi tiền tương ứng với một hợp đồng gửi tiền, trong đó ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận cụ thể các nội dung như: ngày gửi, số tiền gửi, lãi suất, hình thức thanh toán gốc và lãi, thời hạn thanh toán… Đối tượng khách hàng là TCKT và ĐCTC, họ gửi tiền nhắm mục đích chủ yếu là sinh lời; ngoài ra còn có các tiện ích khác mà ngân hàng mang lại như: an toàn, sử dụng hợp đồng tiền gửi để cầm cố và chiết khấu tại NHTM hoặc để chứng minh năng lực tài chính; có thể chuyền đổi sang các hình thức tiền gửi khác tùy theo quy định của từng ngân hàng…

Giao dịch phát sinh:

- Giao dịch gửi tiền: khách hàng có thể gửi tiền mặt trực tiếp tại quầy giao dịch của các ngân hàng hoặc đề nghị chuyển khoản từ tài khoản không kỳ hạn của mình.

20

- Giao dịch rút tiền: khách hàng trực tiếp rút tiền đúng theo thời hạn hợp đồng hoặc ủy quyền cho người khác

Khách hàng phải rút tiền theo đúng thời hạn hợp đồng khi kết thúc một kỳ hạn. Khi phát sinh nhu cầu rút tiền trước hạn thì phải thông báo với ngân hàng. Khi đáo hạn mà khách hàng không tới rút tiền thì ngân hàng có thể gia hạn kỳ hạn mới hoặc chuyển vào tài khoản không kỳ hạn.

Thanh toán: vốn gốc ban đầu khi gửi tiền khách hàng sẽ nhận vào ngày đáo hạn hợp đồng, còn tiền lãi thì thùy theo thỏa thuận trong hợp đồng mà người gửi tiền có thể nhận vào định kì mỗi tháng hay cuối kỳ

Tiền lãi = số tiền gửi * số ngày tính lãi thực tế * lãi suất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là loại tiền gửi tương đối ổn định vì ngân hàng xác định được thời gian rút tiền của khách hàng nên có thể chủ động sử dụng số tiền gửi đó vào mục đích kinh doanh của ngân hàng trong thời gian ký kết.

TGCKH thường có số dư trung bình lớn hơn so với các khoản tiền gửi tiết kiệm, tạo nguồn vốn tương đối lớn cho hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này là vốn tạm thời nhàn rỗi trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nên sẽ tạo sức ép cho ngân hàng nếu khách hàng rút tiền với số lượng lớn.

Tiền gửi tiết kiệm (TGTK)

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn chủ yếu khoản tiền để dành cá nhân được gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời và an toàn về tài sản. Đây là loại tiền gửi đặc thù của cá nhân, mỗi lần gửi tiền khách hàng sẽ được cấp một thẻ (sổ) tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Tài khoản TGTK không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các giao dịch thanh toán.

Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia cho rằng thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư là nghiệp vụ rất quan trọng của NHTM vì đây là nguồn vốn có tính ổn định khá cao, cho phép ngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn để cấp tín dụng và đầu tư. Tuy nhiên, lãi suất áp dụng cho các khoản tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn và số dư trung bình của những tài khoản tiền gửi này thường có giá trị không lớn.

21

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, NHTM áp dụng nhiều hình thức huy động phong phú với kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao cùng với nhiều ưu đãi khác. Loại hình tiền gửi này được chia làm hai hình thức; tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi tiền và rút tiền vào bất cứ lúc nào. Đây là hình thức tiết kiệm dành cho khách hàng có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng vì mục đích an toàn, sinh lời nhưng chưa thiết lập kế hoạch sử dụng trong tương lai. Với các tiện ích mà khách hàng có thể nhận được như là: rút tiền vào bất kỳ thời điểm nào bằng tiền mặt hoặc thanh toán chuyển khoản, dễ dàng chuyển đổi sang các hình thức tiền gửi khác hoặc chuyển nhượng cho người khác, sử dụng sổ tiết kiệm để chứng minh năng lực tài chính, làm tài sản đảm bảo để vay vốn. Số dư tiền gửi này ít biến động hơn so với TGTT, vì vậy các NHTM thường trả lãi suất cao hơn so với TGTT.

Tiền vốn gốc sẽ được ngân hàng thanh toán theo yêu cầu rút tiền từng lần của khách hàng và tiền lãi sẽ được ngân hàng trả mỗi khi có giao dịch phát sinh.

Cách tính lãi:

Lãi TGTK không kỳ hạn = số dư tiền gửi * thời hạn * lãi suất TGTK không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ được rút tiền ra sau một khoản thời gian nhất định. Đây là hình thức tiết kiệm dành cho khách hàng có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng vì mục đích an toàn, sinh lời và đã thiết lập kế hoạch sử dụng trong tương lai. Ngân hàng có thể huy động dưới hình thức sổ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi. Đa phần theo quy định tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, nếu khách hàng rút tiền tiết kiệm trước hạn thì sẽ chịu lãi suất không kỳ hạn hoặc không tính lãi (tùy chính sách huy động vốn của từng ngân hàng trong từng thời điểm nhất định), còn tới thời gian đáo hạn, khách hàng không tới tất toán thì ngân hàng sẽ tiến hành gia hạn một kỳ hạn mới.

Có nhiều hình thức gửi tiền tiết kiệm để khách hàng lựa chọn, chẳng hạn như căn cứ vào thời hạn, người gửi tiền có thể chọn nhiều kỳ hạn khác nhau: 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng… thông thường, kỳ hạn gửi tiền càng dài thì lãi suất càng cao; hoặc căn cứ vào cách tính lãi, người gửi tiền có thể chọn lãi

22

thanh toán cuối kỳ, đầu kỳ hoặc thanh toán từng tháng; hoặc căn cứ vào loại tiền tiền gửi, người gửi có thể chọn gửi bằng tiền trong nước hay tiền nước ngoài hay vàng; căn cứ vào mục đích hiện nay hình thức này thu hút được nhiều sự quan tâm vì khi đưa ra mục đích nhất định thì khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa như: tiền gửi tiết kiệm an sinh, tiền gửi tiết kiệm học đường, tiền gửi tiết kiệm mua nhà mua xe, tích lũy… Bên cạnh đó, NHTM có thể thực hiện chương trình tiết kiệm được dự thưởng tặng quà, tiền gửi tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang (theo thời gian hoặc theo giá trị).

Về thanh toán, vốn gốc được ngân hàng thanh toán vào ngày đáo hạn, tiền lãi được chi trả định kỳ hoặc cuối kỳ tùy theo thỏa thuận ban đầu của khách hàng với ngân hàng.

Cách tình lãi:

Lãi TGTK có kỳ hạn = số dư tiền gửi * thời hạn * lãi suất TGTK có kỳ hạn

Nguồn vốn huy động từ TGTK của dân cư có số lượng lớn thứ hai trong số các loại tiền gửi vào ngân hàng, nó phụ thuộc rất lớn vào thu nhập bình quân đầu người tỷ lệ trên tổng thu nhập của dân cư, đặt tính tâm lý của người dân và chất lượng phục vụ của các NHTM. Đồng tiền ổn định và nền kinh tế tăng trưởng bền vững, vững chắc.

Huy động vốn từ giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá (GTCG) là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền gửi trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết giữa các TCTD và người mua. GTCG có thể phân thành nhiều loại khác nhau.

Căn cứ theo quyền sở hữu, có thể chia thành:

- GTCG ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có ghi tên người sở hữu.

- GTCG vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ, không ghi tên người sở hữu.

Căn cứ vào thời hạn có thể chia thành:

- GTCG ngắn hạn: là loại có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, trái phiếu và các GTCG ngắn hạn khác.

23

- GTCG dài hạn: là loại có thời hạn từ 12 tháng trở lên, bao gồm trái phiếu dài hạn, chứng chỉ dài hạn và các GTCG dài hạn khác.

Huy động vốn qua phát hành GTCG của NHTM được thực hiện tập trung theo từng đợt, phục vụ nhu cầu vốn theo mục tiêu của ngân hàng, ổn định hơn so với nguồn vốn huy động dưới các hình thức tiền gửi. Tuy nhiên, hình thức huy động vốn này thường có lãi suất và chi phí phát hành cao và phải được sự chấp thuận của NHNN.

Các hình thức huy động khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vay trên thị trường tiền tệ: Các ngân hàng có thể vay mượn với nhau thông qua thị trường liên ngân hàng. Thông qua sự tổ chức của NHNN, ngân hàng này sẽ vay ngân hàng khác có lượng tiền gửi dư thừa tại NHNN.

Vay NHNN: NHNN sẽ cho NHTM vay thông qua nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu thương phiếu, các GTCG hoặc cho vay lại theo hồ sơ tín dụng của NHTM.

Vay ngắn hạn thông qua hợp đồng mua lại: Là hợp đồng bán tạm thời chứng khoán chất lượng với tính thanh khoản cao với thỏa thuận sẽ mua lại chứng khoán này với mức giá được xác định trước trong hợp đồng. Giao dịch này có thời gian từ qua đêm hay đến vài tháng.

Phát triển tài khoản hỗn hợp: Là một dạng tài khoản tiền gửi hoặc phi tiền gửi cho phép kết hợp thực hiện các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, môi giới đầu tư, tín dụng. Chủ tài khoản sẽ ủy thác dịch vụ trọn gói cho ngân hàng. Những đặc điểm thu hút khách hàng của loại tài khoản này là tốc độ thanh toán cùng với những tiện ích dịch vụ.

Vốn chiếm dụng: Ngân hàng sử dụng tiền gửi nghĩa vụ của khách hàng trong quá trình thanh toán không dùng tiền mặt (các khoản tiền khách hàng ký quỹ để bảo chi séc, mở thư tín dụng, bảo lãnh ngân hàng…) để tạm thời đáp ứng nhu cầu vốn.

2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. HÀNG THƯƠNG MẠI.

2.3.1 Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi.

Quy mô nguồn vốn là số dư tuyệt đối nguồn vốn tại kỳ đánh giá của NHTM. Việc ước lượng quy mô nguồn vốn giúp cho NH chủ động và có cơ sở đề ra quyết định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 31)