3.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu định lương
Như đã trình bày ở trên, có 10 yếu tố được sử dụng trong nghiên cứu này như sau: yếu tố Chu kỳ phát triển kinh tế; Môi trường pháp lý ; Môi trường cạnh tranh; Văn hóa xã hội và tâm lý khách hàng; Các hình thức HĐV, chất lượng dịch vụ, hệ
41
thống mạng lưới, thương hiệu; Khả năng chấp nhận rủi ro; Ý thức tiết kiệm, Chính sách lãi suất; Đổi mới công nghệ; yếu tố Hoạt động huy động vốn tiền gửi .
Qua nghiên cứu sơ bộ, 9 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long sau khi hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp, tổng biến quan sát của các thành phần trên là 48 và 3 biến quan sát đo lường hoạt động huy động vốn tiền gửi. Từ đó, bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng theo thang đo Likert 5 mức độ bao gồm 48 biến quan sát, được ký hiệu cụ thể như sau:
- Chu kỳ phát triển kinh tế được đo lường bằng 3 biến ký hiệu là ckptkt_1 đến ckptkt_3.
- Môi trường pháp lý được đo lường bằng 3 biến ký hiệu từ mtpl_1 đến mtpl_3.
- Môi trường cạnh tranh được đo lường bằng 3 biến ký hiệu từ mtct_1 đến mtct_3.
- VH-XH và tâm lý khách hàng được đo lường bằng 3 biến ký hiệu từ vhxhtl_1 đến vhxhtl_3.
- Các hình thức HĐV, chất lượng dịch vụ, hệ thống mạng lưới, thương hiệu được đo lường bằng 3 biến ký hiệu từ hdvcldvml_1 đến hdvcldvml_3
- Ý thức tiết kiệm của dân cư được đo lường bằng 3 biến ký hiệu từ yttk_1 đến yttk_3
- Chính sách lãi suất được đo lường bằng 3 biến ký hiệu từ csls_1 đến csls_3.
- Khả năng chấp nhận rủi ro được đo lường bằng 3 biến ký hiệu từ cnrr_1 đến cnrr_3.
- Đổi mới công nghệ được đo lường bằng 3 biến ký hiệu từ dmcn_1 đến dmcn_3.
- Hoạt động huy động vốn tiền gửi được đo lường bằng 3 biến ký hiệu từ HD1 đến HD3.
3.2.2.2 Mẫu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn mặt đối mặt với công cụ là bảng câu hỏi định lượng (xem phụ lục 2). Việc lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp thuận tiện. Khách hàng có gửi tiền tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long
42
được chọn vào mẫu nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó người nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là người nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
Ưu điểm của phương thức này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là không xác định được sai số do lấy mẫu.
Phân tích hồi qui một cách tốt nhất thì cỡ mẫu cần thiết phải là: n >= 8m + 50. Trong đó: n là cỡ mẫu, m là biến số độc lập của mô hình (Tabachnick và Fidel, 1996). Cỡ mẫu cần thiết cho phân tích hồi qui là: n = 8 x 8 + 50 = 114
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng (Hair và cộng sự, 1998). Số lượng tham số cần ước lượng của nghiên cứu này là 24, nếu theo tiêu chuẩn năm mẫu cho một tham số ước lượng thì kích thước mẫu cần là n = 120 (24 x 5). Như vậy kích thước mẫu cần thiết n ≥ 120. Do đó, cỡ mẫu cho nghiên cứu này (n=218 đối với cá nhân,; n= 157 đối với TCKT) là thích hợp.
Đáp viên sẽ được chọn theo phương pháp thuận tiện. Khách hàng có gửi tiền tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long sẽ được chọn vào mẫu nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được thực hiện. Thời gian tiến hành phỏng vấn diễn ra trong hai tháng 4 và 5 năm 2015.
3.3 THU THẬP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.
Dữ liệu thu thập được từ cuộc khảo sát về các yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng NHNo tỉnh Vĩnh Long với 2 đối tượng tham gia khảo sát: Khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế. Bảng câu hỏi được xây dựng cho riêng từng đối tượng cụ thể và được thể hiện trong phần Phụ lục 2. Với các nội dung chủ yếu khi tiến hành khảo sát gồm: Chu kỳ phát triển kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh, văn hóa xã hội và tâm lý khách hàng, ý thức tiết kiệm của dân cư, khả năng chấp nhận rủi ro của các tổ chức, các hình thức huy động vốn – chất lượng dịch vụ - hệ thống mạng lưới – thương hiệu, chính sách lãi suất, đổi mới công nghệ,… Tác giả đã lựa chọn đối tượng khảo sát tại 1CN HS và 9 CN trực thuộc
43
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Ngân hàng Nông nghiệp &P TNT CN tỉnh Vĩnh Long. Tổng số là 550 khảo sát được gửi đi. Cụ thể như sau:
Bảng 3.2 : Phân bổ dữ liệu nghiên cứu
Dân cư TCKT Hội sở 62 40 CN TP.Vĩnh Long 45 29 H. Mang Thít 36 21 H. Vũng Liêm 29 19 H. Long Hồ 24 22 H. Trà Ôn 28 18 H. Bình Tân 20 16 H. Bình Minh 31 23 H. Tam Bình 27 20 H. Hòa Phú 14 26 Tổng 316 234
Tại CN Hội sở: : Khảo sát 62 khách hàng cá nhân, 40 tổ chức kinh tế (102 khảo sát).
Tại CN TP Vĩnh Long: : Khảo sát 45 khách hàng cá nhân, 29 tổ chức kinh tế (74 khảo sát).
Tại CN Huyện Mang Thít: : Khảo sát 36 khách hàng cá nhân, 21 tổ chức kinh tế (57 khảo sát).
Tại CN Huyện Vũng Liêm: : Khảo sát 29 khách hàng cá nhân, 19 tổ chức kinh tế (48 khảo sát).
Tại CN Huyện Long Hồ: : Khảo sát 24 khách hàng cá nhân, 22 tổ chức kinh tế (46 khảo sát).
Tại CN Huyện Trà Ôn: : Khảo sát 28 khách hàng cá nhân, 18 tổ chức kinh tế (46 khảo sát).
44
Tại CN Huyện Bình Tân: : Khảo sát 20 khách hàng cá nhân, 16 tổ chức kinh tế (36 khảo sát).
Tại CN Huyện Bình Minh: : Khảo sát 31 khách hàng cá nhân, 23 tổ chức kinh tế (54 khảo sát).
Tại CN Huyện Tam Bình: : Khảo sát 27 khách hàng cá nhân, 20 tổ chức kinh tế (47 khảo sát).
Tại CN KCN Hòa Phú: : Khảo sát 14 khách hàng cá nhân, 26 tổ chức kinh tế (40 khảo sát)
Kết luận chương 3
Trên đây là mô hình đề xuất của tác giả lấy cơ sở từ chương 2 để đi vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long , làm tiền đề cho chương 4.
45
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG
4.1 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG.
4.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. thôn Việt Nam.
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng No&PTNT hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng No&TPNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp
46
phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Từ những thành tựu đã đạt được ngày 07/05/2003 Chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT,; TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất; danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500; Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Agribank được bình chọn là "Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất", được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung. Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.
Nhân dịp tại lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2013) , Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng - Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Hiện tại, trên lãnh thổ Việt Nam, hệ thống Agribank có hơn 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch. Đây là hệ thống ngân hàng có mạng lưới giao dịch phân bổ dày đặc nhất Việt Nam.
47
4.1.2 Sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long. Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
4.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) CN tỉnh Vĩnh Long là CN trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .
Tháng 10/1988 Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Cửu Long được thành lập trên cơ sở bộ máy tổ chức từ Ngân hàng nhà nước tỉnh Cửu Long với bộ máy tổ chức gồm 01 trung tâm và 12 huyện.
Thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tháng 3/1992 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Vĩnh Long được tách từ ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Cửu Long, hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn với mạng lưới đến nay gồm 01 hội sở và 09 Chi nhánh loại 3 và 28 Phòng giao dịch trực thuộc.
Trụ sở chính đóng tại số 28, đường Hưng Đạo Vương, Phường 1, TPVL tỉnh Vĩnh Long.
Là ngân hàng giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là bạn đồng hành thủy chung tin cậy của hộ gia đình; Agribank theo định hướng và lộ trình thích hợp, đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo mục tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu- văn hóa Agribank.
Trong mô hình tổ chức của cơ quan được phân thành các phòng nghiệp vụ đảm nhận các công việc chuyên trách:
- Ban giám đốc: gồm một giám đốc và hai phó giám đốc phụ trách
+ Giám đốc: chỉ đạo chung các chi nhánh huyện và hoạt động của chi nhánh hội sở về nguồn vốn kinh doanh, kiểm tra kiểm soát nội bộ, hoạt động tổ chức hành chánh.
48
+ Phó giám đốc thứ 2: phụ trách kế toán và dịch vụ kinh doanh ngoạihối.
- Các phòng ban trực thuộc: Phòng kiểm soát nội bộ; Phòng kế toán - ngân quỹ ; Phòng tín dụng ; Phòng kế hoạch - nguồn vốn; Phòng hành chánh nhân sự; Phòng kinh doanh ngoại hối; Phòng điện toán ; Phòng dịch vụ marketing .
4.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khởi phát từ Mỹ năm 2008 đến nay tuy đã đến đáy, nhưng giai đoạn “tiêu điều” vẫn kéo dài, đan xen khiến giai đoạn “ phục hồi” và tăng trưởng không rõ nét; cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu âu đã quá kéo dài, các công cụ tài chính nhất là “ thắt lưng buộc bụng” đã không phát huy hiệu quả.
Theo các chuyên gia dự báo, kinh tế toàn cầu năm 2015 và có thể cả đến năm 2020 vẫn còn nhiều diễn biến không mấy khả quan. Những rủi ro đang tiềm ẩn, nhất là những căng thẳng địa – chính trị tại một số quốc gia, khu vực kinh tế, có xu hướng gia tăng; những rủi ro trên thị trường tài chính vẫn tồn tại, tình trạng nợ công chưa được giải quyết triệt để.
Như vậy, với bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 và những nét phát thảo trong năm 2015 cho thấy các nhà lãnh đạo các tổ chức kinh tế, các quốc gia, nhất là các quốc gia đầu tàu, các nước phát triển và mới nổi cần có những đột phá về chính sách và đổi mới mô hình tăng trưởng thì kinh tế thế giới mới sớm thoát khỏi nguy cơ sụt giảm và có thể phục hồi nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo.
Năm 2014 là năm thứ tư Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015. Trong năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam điễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo. Xung đột mâu thuẫn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt căng thẳng trên biển Đông. Trước tình hình đó, mặc dù thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhưng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa mấy được cải thiện. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch năm năm (2011 – 2015) kể từ 2011 đến nay tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch.
Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính
49
trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dầu hiệu phục hồi này giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định – mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặt biệt là sau khi lạm phát tăng lên tới 20% trong năm 2008 – năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Thời gian qua, chính sách của Ngân hàng Nhà nước đã giúp kiềm chế lạm phát ở
mức khá thấp và giữ tỷ giá ở mức ổn định. Thành quả của việc tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng biểu hiện rõ nét nhất trên phương diện điều hành chính sách tiền tệ như lãi suất giảm nhanh, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại tệ quốc gia tăng