Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chiến lược marketing cho nhà máy beerlào tỉnh champasak (Trang 56)

7. Dự kiến kế quả nghiên cứu

2.1.4. Tài nguyên nước

Tỉnh Champasak có 2 sông lớn chảy qua là sông Mê kông với chiều dài 225 km; Sông Sê Đôn với chiều dài 150 km. Ngoài ra, còn nhiều sông suối khác như: suối Băng Liêng, suối Tô Mô, Sê lăm Phâu, suối Tuôi, Sê Khăm Pho,... có khả năng cung cấp nước quanh năm phù hợp phát triển thủy điện, giao thông vận tải, nông nghiệp và du lịch.

Ngoài ra, mực nước ngầm ở khu vực phía Tây sông Mê Kông ở độ sâu 12m – 25

m cũng thuận lợi cho việc khai thác phục vụ sản xuất và đời sống của người dân ở vùng

khó khăn này.

2.1.5. Tài nguyên rừng

Tỉnh Champasak có tổng diện tích rừng khoảng 895.500 ha chiếm 58,09% của diện tích toàn tỉnh; trong đó rừng trồng 19.206 ha, chiếm 2,1% đất rừng. Rừng nguyên sinh Quốc gia gồm 3 khu vực lớn với diện tích khoảng 435.600 ha, chiếm 47,5% đất rừng. Ngoài ra, còn có 11 khu vực là Rừng nguyên sinh của tỉnh. Diện tích rừng phân bổ trên cả 9 huyện của tỉnh nhưng không đều, tập trung chủ yếu ở 3 huyện phía Đông là Pathoumphon, Pakson, Khổng.

Đây là nguồn tài nguyên quý của tỉnh, là một đặc trưng của tỉnh Champasak nói riêng và của đất nước Lào nói chung, một đất nước có tỷ lệ diện tích rừng vào loại cao của thế giới. Đặc biệt là chất lượng rừng của tỉnh Champasak ít bị suy giãm nhanh như một số quốc gia láng giềng khác. Độ che phủ rừng cao. Rừng giúp bảo vệ vùng tiểu khí hậu của Tỉnh, hạn chế thiên tai ảnh hưởng đến mùa màng và đời sống nhân dân. Cho đến nay, tài nguyên rừng và du lịch sinh thái rừng là một phần thu nhập quan trọng của nhiều người dân trong tỉnh.

Nếu tổ chức và quản lý tốt, kinh tế rừng sẽ đóng góp phần quan trọng vào kinh tế của tỉnh. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần tiến hành điều tra, khảo sát để đánh giá đúng về số lượng, chất lượng của rừng. Trên cơ sở đó có kế hoạch bảo vệ, khai thác và tái tạo hợp lý.

2.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Champasak có bốc xít, đồng, kaolin, muối mỏ,

pagodit, barit, chì, Ametit, than bùn.

- Mỏ Bốc xít có 1 điểm tại huyện Paksong.trên diện tích 15.000 km2. Hiện nay,

các công ty trong nước và nước ngoài đang khảo sát. Dự kiến năm 2008 xây dựng nhà máy, 2009 khai thác, 2010 sản xuất alu, 2011 sản xuất nhôm. Dự án sẽ giải quyết việc làm cho 15.000 người.

- Mỏ Đồng có 5 điểm, trong đó: tại huyện Soukhouma 2 điểm, huyện Champasak

1 điểm, huyện Phonthong 1 điểm và huyện Sanasoomboun 1 điểm. Hiện đang được tiến hành khảo sát, xác định trữ lượng.

- Mỏ đất sét có 2 điểm, tại huyện Phathoumphone 1 điểm và huyện Sanasomboun

1 điểm. Đang được chuẩn bị đầu tư khai thác.

- Mỏ Than bùn có 2 điểm tại huyện Pathoumphone. Đang được khai thác để sản xuất phân vi sinh.

- Mỏ muối có 1 điểm tại huyện Phathoumphone.

- Mỏ đá Pa Cô Đít có 1 điểm tại huyện Pathoumphone.

- Mỏ Ba rít có 1 điểm tại huyện Pathoumphone.

- Mỏ Chí có 1 điểm tại huyện Pathoumphone. - Mỏ Amêtít có 1 điểm tại huyên Khổng.

Nhìn chung, khoáng sản của tỉnh Champasak khá phong phú, nhưng trữ lượng không nhiều hoặc chưa khảo sát đầy đủ. Tuy nhiên, chỉ riêng việc khai thác mỏ Bốc xit đã giải quyết việc làm cho 2,5% dân số của tỉnh, chưa tính đến việc phát sinh những nhu cầu dịch vụ khác.

2.1.7. Tài nguyên du lịch

Tỉnh Champasak có tiềm năng lớn về du lịch nhờ các nét đặc thù của cảnh quan tự nhiên và các truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời, có nhiều cổ vật hấp dẩn tạo nên một sắc thái độc đáo, với những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại động thực vật quí hiếm, có nhiều thác đẹp, có nhiều suối nước khoáng, nước nóng. Đặc biệt khu vực

Pakson có khí hậu đặc thù mát mẻ quanh năm rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.

Các tiềm năng trên nằm trong 3 khu vực sau:

* Khu vực Pakse – Sanasombou:

- Làng Mai Sing Săm Phăn

- Thủ công nghiệp dệt vải Saphai – Veunxay - Chùa cũ tại Pakse

* Khu vực Pathoumphone – Champasak:

- Watphou di sản thế giới

- Wat Ou mổng

- Phou A Sa làng Kiệt Ngổng

* Khu vực Huyện Khổng:

- Du lịch theo đảo

- Thác nước Li Phi - Khone Pha Pheng - Vùng bảo vệ cá heo ở sông Mê Khổng.

Toàn tỉnh được phân chia thành 7 vùng du lịch với 103 điểm du lịch, trong đó có 44 điểm du lịch sinh thái, 28 điểm du lịch văn hoá và 31 điểm du lịch lịch sử. Tất cả 103 điểm du lịch nói trên, có 73 điêm đã khảo sát và 52 điểm đã đưa vào sử dụng. Để phục vụ khách du lịch, bước đầu đã hình thành các cơsở phục vụ: 2 khách sạn với 732 phòng; 99 nhà nghỉ với 844 phòng; 2 điểm resort với 40 phòng; 75 đơn vị nhà hàng với 15.255 chỗ ngồi; 14 công ty du lịch và chi nhánh.

Các Lễ hội hàng năm theo truyền thống của dân địa phương là những dịp để thu

hút khách du lịch từ các nơi trong nước và khách quốc tế như: Hội Watphou, tháng 2; Hội Bun Pha vết, tháng 3; Hội Pi May Lào (năm mới), 13 -16 táng 4; Hội Bun bẳng phai, tháng 5; Hội Bun Khao Phăn Sa (vào Chùa), tháng 7; Hội Bun Ook Phăn Sa (ra Chùa) và đưa thuyền, thàng 10.

Khó khăn của ngành du lịch tỉnh Champasak là hệ thống giao thông một số nơi chưa thuận tiện, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nhiều nơi còn thiếu, cảnh quan tự nhiên chưa được tôn tạo nhiều, tính chuyên nghiệp của nhân viên phục vụ du lịch còn yếu,

điều kiện quảng bá du lịch còn khó khăn.

2.1.8. Dân số và lao động

Tỉnh Champasak gồm có 10 huyện. Trong đó, Pakse trung tâm văn hoá, xã hội, chính trị, kinh tế của tỉnh. Tỉnh có 924 làng, 104.857 hộ gia đình, với dân số 603.880 người, nữ chiếm 51%; mậtđộ dân số khoảng 39 người /KmP

2 P

. Số người có khả năng làm việc chiếm 73,3% chia theo nghề nghiệp như: nông dân chiếm 64%; làm vườn chiếm 10%; công chức chiếm 3%; doanh nghiệp tư nhân; chiếm 1%; nghề nghiệp khác chiếm 19%; thất nghiệp chiếm 3%.

Đặc điểm dân cư của tỉnh Champasak là quy mô dân số ít, mật độ dân cư thưa thớt, lại phân bố không đều. Mặt khác, trình độ dân trí chưa cao, lao động có tay nghề và được đào tạo kỷ thuật còn ít. Trong khi đó tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển các ngành lĩnh vực kinh tế khác nhau và cần rất nhiều lao động với trình độ ngày càng nâng cao. Như vậy, so với yêu cầu phát triển tỉnh thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng.

2.2. Tổng quan về nhà máy Beer Lào

2.2.1. Quá trình hình thành và phát trin ca nhà máy Beer Lào chi nhánh Champasak

Nhà máy Beer Lào được thành lập năm 1973 dưới sự góp vốn của các nhà kinh

doanh Lào và các nhà kinh doanh nước ngoài với tên gọi là nhà máy rượu Beer và nước

đá. Sản xuất với năng suất 3 triệu lít/năm, nước ngọt 1.5 triệu lít/năm và nước đá 120

tấn/ngày.

Sau khi đất nước Lào được giải phóng năm 1975, chính phủLào đã mua lại vốn góp từ các nhà kinh doanh nước Pháp và sau đó những khoản vốn góp còn lại được đã được các nhà kinh doanh Lào tựý trao cho nhà nước Lào sở hữu.

Năm 1993 công ty Lóc xa lê và công ty trách nhiệm hữu hạn Italian Thai. Đến

năm 2005 đã có sự góp vốn của nhà nước Lào 50% và công ty Beer Carlsberg Beverage 50%.

Hiện nay nhà máy Beer Lào đã từng bước phát triển với năng lực sản xuất là 210 triệu lít/năm, nước giải khát 21 triệu lít/năm.

Ngày 24/05/2008 nhà máy Beer Lào thứ hai đã được khai trương ở tỉnh Champasak với số vốn điều lệ là 20 triệu đôla. Tại nhà máy thứ hai này có tên gọi là nhà máy Beer Lào tỉnh Champasak, gồm có bộ máy quản lý và các máy móc thiết bị đẩy đủ

và hiện đại, hệ điều chỉnh bằng máy vi tính. Tại nhà máy Beer này có thể sản xuất với công suất 50 triệu lít/năm và còn có thểtăng lên đến 200 triệu lít/năm.

2.2.2 Chc năng và nhim vụ của Công ty 2.2.2.1. Chc năng 2.2.2.1. Chc năng

Chuyên sản xuất và kinh doanh các loại Beer phục vụ nhu cầu người tiêu dùng; Tạo công ăn việc làm cho người lao động; Làm nòng cốt cho các ngành công nghệ thực phẩm ở tỉnh Champasak, thúc đẩy các ngành khác phát triển như sản xuất bao bì, chai…

2.2.2.2 Nhim v

Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độvăn hóa, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ, công nhân viên của Công ty; Nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tổng Giám đốc cơ sở chính là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị

về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghềđã đăng ký.

- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm quản trị về kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh theo đúng ngành nghềđã đăng ký ở nhà máy Beer Lào tỉnh Champasak. - Phó Tổng giám đốc: là người quản lý hoạt động tiêu thụ và tiếp thị của công ty. - Phó giám đốc: quản lý nhà máy sản xuất các sản phẩm nước ngọt.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của nhà máy Beer Lào chi nhánh tỉnh Champasak

2.2.3. Đặc điểm của thị trường Beer tại Lào

Thời kỳ kinh tế kế hoạch hoa tập trung thi công ty Beer Lào sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Trong công ty Beer Lào, sản phẩm sản xuất chính là Beer hơi,

Beer chai và Beer lon. Nhưng từ khi quyết định cho phép thực hiện chế độ hạch toán

độc lập có tư cach pháp nhân đầy đủthì công ty đã có nhiều cải cách trong quản lý cũng như trong các chiến lược kinh doanh của mình. Công ty đã có phòng ban nghiên cứu về

thịtrường cũng như đặc điểm, nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng.

Trên thực tế, do thu nhập của người dân ngày càng cao, đời sống ngày một cải thiện, nên nhu cầu thịtrường Beer ngày một tăng lên.

Người tiêu dùng Beer trên thị trường miền bắc hiện nay co rất nhiều loại thị hiếu khác nhau.

Nhu cầu Beer trong nước

Beer được xem là một loại nước giải khát có men, co thể dùng vào bữa ăn nên

nhu cầu về Beer phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, lứa tuổi, thu nhập, học vấn, lối sống, nghề nghiệp, phong tục tập quán. Nhu cầu về Beer của người dan tỉnh Champasak hiện nay còn thấp so với cac nước khác. Chỉ đạt khoảng 7 lit/người/năm, trong khi đo mức tiêu dùng binh quân của Thái Lan là 20 lit/người/năm, của Malayxia là 40 lit/người/năm.

Giám đốc

Kisana Vôngxay

Phó giám đốc

Sunthom Phômachắc Sunthom Silisak Phó giám đốc

Giám đốcchi nhánh tỉnh Champasak

Uđon Singsuvong

Khoa quản lý, tài chính và IT

Dummi Singduong chan

Khoa sản xuất

Alunnothay Bounxaythip

Khoa kỹ thuật và cơ khí

Trong tình hình hiện nay và thời gian tới nhu cầu Beer của người Lào sẽtăng lên do đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, do lối sống của dân trong nền kinh tế thị trường cần phải năng động, nhanh nhạy... thi Beer sẽ la chất xúc tác không thể thiếu trong các buổi liên hoan, hội nghị, tiệc tùng... giúp họ giải quyết nhanh chóng quan hệ làm ăn,

kinh tếđi đến thuận lợi hơn.

Theo dự báo thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh Champasak sẽtăng từ 1200

năm 2015. Mức tăng đáng kể trong thu nhập này sẽ là nhân tố chủ yếu thúc đẩy khảnăng tiêu thụ Beer trong nước tăng lên đến hàng tỷ lít.

2.3. Các hoạt động marketing cho sản phẩm Beer tại nhà máy Beer Lào tỉnh Champasak trong thời gian qua

- Khi Lào tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, Lào sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu theo đúng lộtrình như đã cam kết với WTO. Những ngành có mức cắt giảm nhiều nhất là dệt may, thuỷ sản, hàng chế tạo và máy móc thiết bị thông dụng, ôtô và linh kiện ôtô, chế biến thực phẩm…

- Cùng với việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết WTO, Lào vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết cắt giảm thuế theo các FTA khu vực. Theo các cam kết này việc cắt giảm đều rất triệt để, xuống mức 0- 5%. Điều này sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất trong nước nếu không có những biện pháp điều chỉnh vì các nước đối tác đều có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu. Việc cắt giảm thuế theo FTA trong khuôn khổ

AFTA thời gian qua chưa có tác động nhiều đến sản xuất trong nước vì thực tế buôn bán trong ASEAN chỉ chiếm 25-27% tổng giá trị nhập khẩu và giá trị kim ngạch đảm bảo

các tiêu chí để được miển thuế mới chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN. Tuy nhiên, khi AFTA mở rộng sang cả Trung Quốc, Hàn Quốc thì những ảnh hưởng sẽ càng rõ nét hơn.

- Chính việc Lào tham gia ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong nước mở rộng thịtrường, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý… Mặt khác, nó cũng tạo nên những áp lực cạnh tranh đối với các công ty trong nước. Buộc các công ty này phải chỉnh đốn hoạt

Môi trường chính trị, chính sách và pháp luật

- Tình hình chính trị ổn định của Lào có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến

lược của các doanh nghiệp Lào nói chung trong đó nhà máy Beer Lào.

- Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban

hành và tiếp tục hòan thiện các Bộ Luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật

đầu tư, Luật thuế…đểđẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tếở Lào.

- Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Điều này dẫn đến sự

cạnh tranh trên thịtrường mạnh mẽhơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, họat động hiệu quảhơn.

- Có thể nói sản phẩm Beer là một trong những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của con người, đảm bảo được nhu cầu uống của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Chiến lược thịtrường của nhà máy Beer

Chiến lược của nhà máy Beer chia ra làm 2 chiến lược chính: (1) tập trung chi

phí, (2) tập trung khác biệt bao gồm:

1. Chiến lược thị trường tập trung vào những nhu cầu và mong muốn của khách

hàng mà nhà máy Beer khác không quan tâm cung ứng.

2. Chiến lược thị trường có thể được ápdụng đối với một thị trường địa phương mà nhu cầu sản phẩm được tạo ra do sự khác biệt về văn hóa hay xã hội.

3. Chiến lược thị trường cũng có thể được tạo ra do được độc quyền cung cứng (hoặc có bản quyền thương mại, sở hữu…).

4. Chiến lược thị trường cũng có thể được thực hiện quả việc sử dụng một kênh hay loại hình phân phối đặc thù nào đó.

Các bước phát triển chiến lược thị trường nhà máy Beer Lào:

2. Thực hiện nghiên cứu thị trường nhằm xác định sự khả thi về quy mô 3. Thực hiện đăng ký hay bảo hộ về thương hiệu và sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chiến lược marketing cho nhà máy beerlào tỉnh champasak (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)