Nội dung quyết định chiến lược phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chiến lược marketing cho nhà máy beerlào tỉnh champasak (Trang 44)

7. Dự kiến kế quả nghiên cứu

1.6.3.3. Nội dung quyết định chiến lược phân phối sản phẩm

Chiến lược phân phối sản phẩm của một doanh nghiệp giúp doanh nghiệp năm bắt được nhu cầu khách hàng, từ đó chủ động đối phó với mọi diễn biến của thị trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới, kế hoạch hóa về khối lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng và quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh.

Chiến lược phân phối sản phẩm của doanh nghiệp thực chất là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp được xây dựng dựa trên những căn cứ khác nhau, với những mục đích khác nhau nhưng đều có hai phần, đó là: Chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận.

* Chiến lược tổng quát có nhiệm vụ xác định các bước đi và hướng đi cùng với những mục tiêu cần đạt tới. Nội dung của chiến lược tổng quát thường được thể hiện

bằng những mục tiêu cụ thể như: phương hướng sản xuất, loại sản phẩm, dịch vụ lựa chọn, thị trường tiêu thụ; nhịp độ tăng trưởng và các mục tiêu về tài chính… Tuy nhiên vấn đề quan trọng là phải xác định được mục tiêu then chốt cho từng thời kỳ.

Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp là bán hàng trực tiếp từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối này có những ưu và nhược điểm sau:

+ Ưu điểm: Do vận chuyển thẳng từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng nên đảm bảo được chất lượng và giảm bớt chi phí lưu thông. Các doanh nghiệp sẽ học được

cách quản lý các cửa hàng bán lẻ, có thể thử nghiệm nhanh chóng và linh hoạt những sản phẩm mới, ý tưởng mới.

+ Nhược điểm: Đối với các doanh nghiệp nhỏ với nguồn vốn hạn chế và khách hàng ở rảirác trong một vùng rộng lớn nên bán hàng trực tiếp không hiệu quả, khả năng tồn đọng vốn lên cao nên doanh nghiệp có thể gánh chịu nhiều rủi ro. Hơn nữa bán hàng trực tiếp sẽ làm nhà sản xuất không chuyên môn hoá được cao, vừa sản xuất vừa bán hàng sẽ rấtkhó khăn.

Kênh bán hàng gián tiếp

Bao gồm nhũng nhà bán lẻ, nhà bán buôn,các nhà đầu cơ môi giới, các nhà đại lý. Việc sử dụng người trung gian đem lại hiệu quả cao hơn trong việc đảm bảo phân phối hàng hoá rộng khắp và đưa hàng đến các thị trường mục tiêu.

+Ưu điểm:Các nhà sản xuất sẽ tập trung với chuyên môn của mình, quy mô thị trường ngày càng được mở rộng, số đoạn thị trường tăng lên. Vì vậy doanh nghiệp sẽ

thu được nhiều lợi nhuận hơn và khả năng chi phối hàng hoá cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp càng cao.

+ Nhược điểm: Việc bán hàng qua trung gian nên sẽ mất thêm một phần chi phí lưu thông, và quan trọng trong quá trtình vận chuyển chất lượng hàng hoá không được tốt như trước. Khi có sự phản ánh của khách hàng về một số nhược điểm nào đó làm cho uy tín của công ty bị giảm xuống, và khó có thể truy cứu trách nhiệm thuộc cá nhân, tổ chức nào.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chiến lược marketing cho nhà máy beerlào tỉnh champasak (Trang 44)