Phân tích môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chiến lược marketing cho nhà máy beerlào tỉnh champasak (Trang 25)

7. Dự kiến kế quả nghiên cứu

1.5.2.1Phân tích môi trường bên ngoài

Phân tích môi trường vĩ mô:

Việc phân tích môi trường bên ngoài cho chúng ta nhận biết được những cơ hội

và nguy cơ để từđo doanh nghiệp đưa ra chiến lược thích hợp. Phân tích môi trường bên

- Môi trường kinh tế: Tổng thu nhập quốc nội, thu nhập binh quân đầu người, chính sách tiền tệ, hội nhập kinh tế quốc tế…

- Môi trường chính phủ, chính trị và pháp luật: Doanh nghiệp cần nắm vững

các xu hướng chính trị và đối ngoại, các chính sách của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng

đến sự phát triển của doanh nghiệp.

- Môi trường kỹ thuật - công nghệ: Ngày càng có nhiều công nghệ mới ra đời tạo ra các cơ hội cũng như những nguy cơ cho doanh nghiệp. Công nghệ mới giúp sản xuất ra những sản phẩm mới với giá thành thấp hơn, cạnh tranh hơn, đồng thời, công nghệ mới cũng làm rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm…

- Môi trường văn hóa - xã hội: Đặc điểm tiêu dùng, phong cách sống hay nét

văn hóa của từng địa phương sẽtác động đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. - Môi trường dân số: Quy mô dân số, tốc độtăng dân số, kết cấu dân số cũng tác động đến doanh nghiệp.

Môi trường tác nghiệp

Môi trường tác nghiệp chính là các yếu tố xuất hiện trong một ngành sản xuất kinh doanh nào đó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đóvà nó cũng tác động đến quá trình xây dựng soạn thảo và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể nó gồm có: Yếu tố đối thủ cạnh tranh, yếu tố khách hàng, các nhà cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp, và các yếu tố sản phẩm thay thế.

- Các đối thủ tiềm ẩn: Khi các đối thủ mới tham gia vào ngành sẽ làm giảm thị

phần, lợi nhuận của doanh nghiệp. Để bảo vệ vị thế cạnh tranh của minh, doanh nghiệp phải tăng rào cản nhập ngành thông qua các biện pháp như đa dạng hóa sản phẩm, lợi thế theo quy mô hoặc muốn gia nhập ngành đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn.

- Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp, đe dọa thị phần của doanh nghiệp.

- Khách hàng: Sự tín nhiệm của khách hàng rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi khách hàng có được những ưu thế, họ sẽ gây áp lực ảnh hưởng đến doanh nghiệp, ví dụ họ sẽ ép giá, yêu cầu được thanh toán dài hạn…

- Nhà cung cấp: Bao gồm những đơn vị cung cấp cac yếu tốđầu vào như nguyên

vật liệu, máy móc thiết bị, tài chính, nguồn lao động… Khi nhà cung cấp có ưu thế, họ sẽ

gây áp lực bất lợi đối với doanh nghiệp như bán giá cao, thời hạn thanh toán ngắn… - Đối thủ cạnh tranh: Đây là áp lực thường xuyên đe dọa trực tiếp các doanh nghiệp, khi áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên thì càng đe dọa về vị tri và sự tồn tại của các doanh nghiệp.

Theo Michael E. Porter, có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản là lợi thế về chi phí thấp và lợi thế về tính khác biệt của sản phẩm.

Sơ đồ 1.3: Mô hình lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter

Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình (bao gồm: nhân hiệu sản phẩm, uy tín

thương hiệu, sở hữu công nghệ, cơ sở dữ liệu khách hàng, danh tiếng của doanh nghiệp) và khảnăng sử dụng nguồn lực một cách hiệu quảđể tạo ra năng lực đặc biệt nhằm giá trị cho sản phẩm thông qua lợi thế cạnh tranh về phí tổn thấp hoặc lợi thế cạnh tranh về

tính khác biệt của sản phẩm. Các nguồn lực Năng lực đặc biệt Khả năng Lợi thế về phí tồn thấp hoặc lợi thế về tính khác biệt của sản phẩm Gía trị sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chiến lược marketing cho nhà máy beerlào tỉnh champasak (Trang 25)