CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 26)

3.3.1 Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank cung cấp)

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hang TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng khách hàng cá nhân

3.3.2.1 Chức năng

Là đơn vị tạo ra lợi nhuân, thực hiện hoạt động kinh doanh (bao gồm cả cho vay, huy động vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng) đối với khách hàng là cá nhân theo quy định của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam. Chi nhánh Cần Thơ Ban giám đốc PDV khách hàng PHC tín dụng PGD An Phú PKH doanh nghiệp lớn Phòng kế toán PKH doanh nghiệp PHC tổng hợp PKH cá nhân Trưởng quỷ Kiểm soát viên Bộ phận KHDN lớn B.Phận P.tích và h.trợ CV cao cấp KHDN, CVKHD N, CV hỗ trợ KHDN CVK Hcá nhân CV P.tích và hỗ trợ KHCN - Thư ký - Lễ tân - Nhân viên hành chính tổng hợp - Lái xe công vụ Trưởng phòng CV kế toán Nhân viên kiểm ngân lái xe Giao dịch viên CV KHDN lớn CV P.tích và h.trợ KHDN lớn

3.3.2.2 Nhiệm vụ

 Xây dựng các tiêu chí về chất lượng phục vụ KHCN

 Hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong việc nâng cao chất lượng phục vụ và giải quyết các thắc mắc khiếu nại của KHCN

 Tiếp nhận và xử lý thông tin (trong phạm vi được ủy quyền) từ khách hàng liên quan đến sản phẩm KHCN qua các kênh tổng đài, email, website và các đơn vị, cá nhân nội bộ PVcomBank.

 Giám sát, kiểm tra chất lượng phục vụ liên quan đến KHCN trên toàn hệ thống PVcomBank và báo cáo tình hình lên lãnh đạo.

 Hỗ trợ các đơn vị khác trong việc thực hiện các dịch vụ mở rộng trên hệ thống tổng đài nhằm mục đích tối ưu hóa cơ sở hạ tầng tại Trung tâm dịch vụ khách hàng.

 Tiếp nhận kế hoạch phát triển và phương pháp tiếp cận và triển khai sản phẩm KHCN đã được phê duyệt để phổ biến cho các đơn vị PVcomBank.  Quản lý và đôn đốc việc thực hiện công tác bán hàng trên toán hệ thống PVcomBank.

 Tiếp nhận các hợp đồng hợp tác liên quan đến sản phẩm KHCN trên toàn hệ thống PVcomBank để quản lý và hỗ trợ thực hiện

 Xây dựng, trực tiếp thực hiện và đôn đốc thực hiện việc chăm sóc KHCN.  Thực hiện hoạt động tín dụng và cung cấp các sản phẩm cho vay, tài trợ thương mại đối với KHCN.

 Tổ chức thực hiện huy động vốn, tiền gửi của KHCN để duy trì và mở rộng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư, thanh toán của PVcomBank.

 Tư vấn cho KHCN của ngân hàng về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như : tín dụng đầu tư, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm, gửi tiền, thẻ, thanh toán ,…

.Thực hiện thống kê, lưu trữ và phân tích các số liệu liên quan đến KHCN định kì hoặc đột xuất để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

 Ngoài ra còn làm một số công việc khác do Giám đốc hoặc người được ủy quyền giao.

3.4. CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 3.4.1. các sản phẩm cho khách hàng cá nhân 3.4.1. các sản phẩm cho khách hàng cá nhân

 Sản phẩm tiền gửi - Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi đại chúng

- Tiền gửi định kỳ trả lãi trước - Tiền gửi bậc thang

 Sản phẩm tín dụng

- Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo - Cho vay mua ô tô

- Cho vay thấu chi có tài sản đảm bảo - Cho vay chứng minh năng lực tài chính - Cho vay tài trợ vốn sản xuất kinh doanh - Cho vay mua nhà

 Sản phẩm thẻ - Thẻ PVcomBank

3.4.2. Các dich vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân

 Dịch vụ chuyển tiền

- Chuyển tiền kiều hối WU - Chuyển tiền trong nước - Chuyển tiền đi nước ngoài

- Chuyển tiền nước ngoài về Việt Nam  Dịch vụ điện tử

- Internet Banking - SMS Banking

 Dịch vụ khác - Bảo lãnh

3.5. QUY TRÌNH THỦ TỤC CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Quy trình NH cho vay:

Bước 1: Khách hàng lập đề nghị và hồ sơ vay vốn

Bước 2: Phân tích và thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay Bước 3: Ngân hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng

Bước 4: Giải ngân

Bước 5: Kiểm tra và giám sát Bước 6: Thu nợ gốc và lãi

(Nguồn: phòng tín dụng PVcomBank )

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình cho vay đối với cá nhân của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

-Hồ sơ pháp lý -HĐTD -HĐ đảm bảo tiền vay -Chữ ký Kiểm tra sau khi cho v vvay Không đủ điều kiện Thẩm định Vay vốn Nguyên tắc: -Hoàn trả gốc lãi -Sử dụng vốn hợp pháp Thương lượng: -HĐTD

-HĐ đảm bảo tiền vay Đủ đ/kiện Kháchhàng Ngân hàng + K/hàng Ngân hàng Từ chối Kiểm tra trước 5 ĐK vay vốn

Kiểm tra trong khi cho vay - Hồ sơ pháp lý - Hồ sơ kinh tế - Tài sản thế chấp - Giấy đề nghị vay vốn -Phương án vay vốn -Phương án vay vốn Kiểm tra sau khi cho

Tín dụng - Hồ sơ kinh tế - Theo dõi nợ - Phân loại nợ Kế toán -Hồ sơ pháp lý -Hồ sơ vay vốn -Hồ sơ đảm bảo Kho quỹ - Quản lý TS thế chấp Giải ngân Thu nợ

Dấu hiệu bất thường

Cơ cấu

Quản lý danh mục hồ sơ Xử lý Trích rủi ro Rủi ro Bán tài sản Tái phân loại nhóm nợ

Các bước công việc:

Ra các quyết định:

3.6. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

3.6.1. Tình hình hoạt động kinh doanh

Bất kỳ NH hay tổ chức kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển, buộc phải kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng và hiệu quả kinh doanh của NH. Trong những năm gần đây do những diễn biến tiêu cực của nền kinh tế, tình hình lãi suất tiền gửi và cho vay biến động liên tục đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì thế, đòi hỏi nỗ lực không ngừng của toàn hệ thống NH và đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên phòng tín dụng. Cụ thể, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1: Kế quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011-2013

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1.Thu nhập 183.976 194.994 210.982 11.018 5,99 15.988 8,20 Thu nhập từ lãi 182.791 194.204 209.779 11.413 6,24 15.575 8,02 Thu khác 1.185 790 1.203 (395) 33,33 413 52,28 2.Chi phí 150.951 154.981 168.472 4.030 2,67 13.491 8,70 Chi phí trả lãi 136.103 139.645 152.816 3.542 2,60 13.171 9,43 Chi phí khác 14.848 15.336 15.656 488 3,29 320 2,09 3.Lợi nhuận 33.025 40.013 42.510 6.988 21,16 2.497 6,24

Bảng 3.2: Kế quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua 6 tháng đầu năm 2013-2014

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 2014 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

1. Thu nhập 132.251 172.107 39.856 30,14 Thu nhập từ lãi 131.422 170.432 39.010 29,68 Thu khác 829 1.675 846 102,05 2. Chi phí 102.584 133.278 30.694 29,92 Chi phí trả lãi 92.043 108.698 16.655 18,09 Chi phí khác 10.541 24.580 14.039 133,18 3. Lợi nhuận 29.667 38.829 9.162 30,88

(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank Cần Thơ)

3.6.1.1 Thu nhập

Thu nhập của NH là tổng giá trị lợi ích kinh tế mà NH thu được từ các hoạt động kinh doanh thông thường, từ hoạt động dịch vụ cũng như các hoạt động kinh doanh khác làm tăng vốn chủ sở hữu của NH. Ở Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ thì nguồn thu chủ yếu và lớn nhất là thu từ hoạt động tín dụng (thu lãi cho vay).

Qua bảng 3.1 ta thấy thu nhập của ngân hàng có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 183.976 triệu đồng sang năm 2012 là 194.994 triệu đồng tăng 11.018 triệu đồng tương ứng với tăng 5,99% so với năm 2011. Đến năm 2013 thu nhập đạt được là 210.982 triệu đồng tăng 15.988 triệu đồng tức tăng 8,2% so với năm 2012. Thu nhập tăng là do nền kinh tế bắt đầu phục hồi và ổn định, người dân có nhu cầu vay vốn nhiều để đầu tư lại cho việc sản xuất kinh doanh vì thế thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng lên, cụ thể là thu nhập từ hoạt động cho vay. Mặt khác, NH đã tăng cường hoạt động tín dụng mở rộng thêm các hình thức cho vay thu hút khách hàng cũng dẫn đến thu nhập từ cho vay tăng lên. Cụ thể thu nhập từ lãi năm 2011 là 182.791 triệu đồng, đến năm 2012 là 194.204 triệu đồng tăng 6,24% so với năm 2011, sang năm 2013 là 209.779 triệu đồng tăng 15.575 triệu đồng tương ứng tăng 8,02% so với năm 2012. Bên cạnh đó, NH đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đối với khách hàng

làm cho thu nhập ngoài lãi của NH năm 2013 tăng mức đáng kể (tăng 413 triệu đồng tương ứng với tăng 52,28% so với năm 2012).

Qua 6 tháng đầu năm 2014 tình hình thu nhập cũng có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2014 là 172.107 triệu đồng tăng 39.856 triệu đồng tương ứng tăng 30,14% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình kinh tế đã khá ổn định, có nhiều doanh nghiệp trước kia rơi vào tình trạng tạm ngừng hoạt động nay đã quay trở về hoạt động, do đó nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạng đầu tư, mở rộng kinh doanh, vay vốn sản xuất kéo theo thu nhập của NH tăng lên.

3.6.1.2. Chi phí

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH một cách toàn diện hơn thì ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với thu nhập và tỷ lệ nghịch với lợi nhuận

Theo bảng số liệu trong bảng 3.1 ta thấy, cùng với xu hướng tăng của thu nhập thì chi phí cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Chi phí năm 2011 là 150.951 triệu đồng, chi phí năm 2012 là 154.981 triệu đồng tăng 4.030 triệu đồng tức tăng 2,67% so với năm 2011, đến năm 2013 là 168.472 triệu đồng tăng 13.491 triệu đồng tương ứng tăng 8,70% so với năm 2012. Nhận thấy rằng chi phí NH tăng chủ yếu là do chi hoạt động tín dụng. Trong những năm qua để mở rộng quy mô, các NH đua nhau huy động với lãi suất cao, có thời điểm lãi suất huy động lên đến 17%-18%, vì thế để giữ chân khách hàng buộc ngân hàng cũng phải tăng lãi suất huy động để cạnh tranh và thu hút khách hàng. Bên cạnh đó việc có thêm nhiều sản phẩm huy động mới, các chương trình ưu đãi khách hàng dẫn đến tốn kém chi phí quảng cáo, khuyến mãi trong một thời gian dài, chi phí trả lãi cho việc huy động TGTK cho những hoạt động này nhiều làm cho chi phí NH tăng cao.

Đối với 6 tháng đầu năm 2013-2014 chi phí mà NH bỏ ra có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể chi phí 6 tháng đầu năm 2014 là 133.278 triệu đồng tăng 30.694 triệu đồng tức tăng 29,92% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do hoạt động cho vay tăng qua mỗi năm, cùng với việc NH mới xác nhập nên cần nhiều chi phi cho việc tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm, đào tạo nhân lực…

3.6.1.3. Lợi nhuận

Lợi nhuận là hiệu số giữa thu nhập và chi phí, là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một NHTM nào. Đối với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng vậy, lợi nhuận là vấn đề sống còn nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của

NH. Hơn nữa, lợi nhuận còn là yếu tố quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của NH.

Theo số liệu trong bảng 3.1 ta thấy qua 3 năm lợi nhuận ngân hàng có xu hướng tăng dần. Cụ thể năm 2011 là 33.025 triệu đồng, sang năm 2012 là 40.013 triệu đồng tăng 6.988 triệu đồng tương ứng tăng 21,16% so với năm 2011, tiếp đến năm 2013 là 42.510 triệu đồng tăng 2,497 triệu đồng tức tăng 6,24% so với năm 2012. Nhận thấy được rằng lợi nhuận hằng năm của ngân hàng tăng là do: Trong giai đoạn 2011-2012 tốc độ tăng của thu nhập là 5,99 % lớn hớn tốc độ tăng của chi phí là 2,67%, sang giai đoạn 2012-2013 mặc dù tốc độ tăng của thu nhập thấp hơn tốc độ tăng của chi phí nhưng không đáng kể mấy chỉ (0,5%).

Đối với 6 tháng đầu năm 2013-2014 thì lợi nhuận của ngân hàng có xướng tăng. Chẳng hạn, 6 tháng đầu năm 2014 là 38.829 triệu đồng tăng 9.162 triệu đồng tương ứng tăng 30,88% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của thu nhập lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.

Nhìn chung, qua 3 năm NH hoạt động đều có lợi nhuận. Mặc dù nền kinh tế khó khăn và nhiều biến động cộng sự cạnh tranh gay gắt từ các chi nhánh đối thủ trên địa bàn. Nhưng NH vẫn đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đáp ứng kịp thời nguồn vốn. Đó chính là kết quả của sự cố gắng Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên với sự tín nhiệm của khách hàng, PVcomBank đã gặt hái được nhiều thành công. Biểu hiện rõ nhất là lợi nhuận hàng năm qua các năm điều tăng.

3.6.2. Thuận lợi và khó khăn

3.6.2.1 Thuận lợi

- PVcomBank có cơ hội thực hiện đầy đủ các giao dịch huy động vốn, dịch vụ thanh toán, phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên cơ sở tận dụng những điểm mạnh PVFC và WTB trước đây, đồng thời mở rộng khách hàng doanh nghiệp lớn trước kia.

- Ngân hàng đang hoạt động ổn định theo đúng định hướng của Tập đoàn Dầu Khí và Ngân hàng Nhà Nước.

- Có nhiều khách hàng trước đây là những doanh nghiệp dầu khí lớn, họ là những doanh nghiệp tốt trên thị trường.

- Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng nên được sự quan tâm đông đảo từ phía khách hàng.

- Hệ thống mạng lưới các phòng giao dịch, điểm giao dịch khắp các tĩnh thành và các trung tâm kinh tế trên cả nước.

- Được sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, sự ủng hộ của cổ đông, khách hàng, đặc biệt là nổ lực của toàn thể CBCNV.

- Quy mô phát triển của ngân hàng ngày càng lớn mạnh cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào tạo bai bản về chuyên môn nghiệp vụ, năng động sang tạo và nhiệt huyết trong công việc.

3.6.2.2 Khó khăn

- Khó khăn chung nhất của ngân hàng là đào tạo nhân lực và xử lý nợ xấu. - Đầu tư lại toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin.

- Phải cạnh tranh khóc liệt với hàng loạt các ngân hàng lớn, nhỏ hiên nay và càng gay gắt hơn do sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính và qui mô lớn hơn.

- Trong điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, thách thức, đồng thời cũng là năm đầu tiên PVcomBank thực hiện nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng thương mại (sau hợp nhất) với rất nhiều công việc phải làm để hoàn thiện hệ thống quản trị, mô hình tổ chức bộ máy…

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)