Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích vay

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 48)

Nền kinh tế phát triển cùng với sự đa dạng về ngành nghề làm cho nhu cầu vốn vay, vốn để mở rộng sản xuất cũng gia tăng. Trong những năm qua, Ngân TMCP Đại Chúng Viêt Nam đã từng bước mở rộng hoạt động tín dụng đến nhiều ngành kinh tế khác nhau làm cho doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NH cũng thay đổi trong 3 năm vừa qua. Để thuận tiện cho việc khảo sát sự biến động của doanh số cho vay theo mục đích vay, đề tài này xếp những nhu cầu kinh tế mà NH đã cấp tín dụng vào những nhóm sau:

 SX nông nghiệp (Sản xuất nông nghiệp)  Tiêu dùng

 Kinh doanh – DV ( Kinh doanh- dịch vụ)

Kinh doanh – Dịch vụ: Đây là lĩnh vực mà ngân hàng tập trung cho vay nhiều nhất, khách hàng mục tiêu là những hộ kinh doanh nhỏ lẽ và những doanh nghiệp nhỏ. Mục đích vay vốn của họ là để bổ sung, đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh. Đây là những khách hàng có khả năng hoàn trả cao, hệ số rủi ro rất thấp và số lượng tiền vay khá lớn giúp ngân hàng giảm được các khoản chi phí hoạt động. nên doanh số cho vay trong lĩnh vực này chiếm một tỷ trọng lớn trên 60% trên tổng doanh số cho vay của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân và có xu hướng tăng dần qua mỗi năm. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay đạt 131.502 triệu đồng chiếm 63,74% tăng 40.064 triệu đồng tương ứng tăng 43,82% so với năm 2011. Nguyên nhân năm 2012 tăng mạnh lên là do trong gian đoạn này kinh tế nước ta đang rất khó khăn, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng băng kéo dài đã hệ lụy đến toàn bộ nền kinh tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân phải lao và đứng trước nguy cơ phá sản, trước tình hình đó thì người dân cần phải có vốn để duy trì hoạt động dẫn đến doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng mạnh. Sang năm 2013 doanh số tăng nhẹ lên 143.950 triệu đồng chiếm 68,64% tăng 12.448 triệu đồng tức tăng 9,47% so với năm 2012. Xét trong 6 tháng đầu năm 2014 thì có xu hướng tăng. Cụ thể, doanh số cho vay đạt 75.766 triệu đồng tăng 16.977 triệu đồng tương ứng tăng 28,88% so với cùng kỳ năm 2013.Nguyên nhân của sự tăng trưởng đó bên cạnh nhu cầu vốn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, còn nhờ nỗ lực tăng cường quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nhằm giới thiệu các sản phẩm tín dụng đến với khách hàng và tạo điều kiện để

khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng. Như vậy, số tiền vay của bộ phận hoạt động trong ngành Kinh doanh-Dịch vụ không những tăng mà còn tăng cả về tỷ trọng của ngành trong tổng doanh số cho vay của NH chứng tỏ cơ cấu phát triển kinh tế chuyển dịch mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang TMDV để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Thành Phố.

Tiêu dùng: Đây là loại hình cho vay phổ biến và rất phát triển trong những năm gần đây. Khi thu nhập cũng như đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng là một nhu cầu không thể thiếu.. . Mục đích của khoản vay tiêu dùng là để mua nhà, sửa chữa nhà, mua quyền sử dụng đất để làm nhà ở, mua thiết bị nội thất gia đình, hay mua sắm phương tiện đi lại,… Thêm vào đó do nhu cầu vay vốn cải thiện đời sống vật chất của các hộ dân ngày càng tăng cộng với nhu cầu vay vốn để thế chấp cho mục đích xuất khẩu lao động qua các nước cũng tăng lên nên làm cho doanh số cho vay tăng lên. Bằng chứng là doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2011 doanh số đạt 31.456 triệu đồng, sang năm 2012 là 40.660 triệu đồng tăng 9.204 triệu đồng tức tăng 29,26% so với năm 2011, đến năm 2013 doanh số đạt 42.225 triệu đồng tương ứng tăng 3,85% so với năm 2012. Qua 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng. Cụ thể doanh số đạt 27.984 triệu đồng tăng 5.932 triệu đồng tương ứng tăng 26,90% so với cùng kỳ năm 2013. Lý giải cho việc tăng này là do kinh tế nước ta có nhiều biến động, thị trường bất động sản đang gặp khó khăn, lạm phát thì cao, dẫn đến giá cả các mặt hàng tiêu dùng điều tăng cao, mặc dù hàng tiêu dùng tăng cao nhưng nó rất cần thiết cho cuộc sống của người dân, kéo theo doanh số cho vay tiêu dùng của người dân cũng tăng theo.

Sản xuất nông nghiệp: Dựa vào Bảng 4.5 ta thấy doanh số cho vay ngành nay không theo xu hướng tăng hay giảm mà nò biến động qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số đạt 20.551 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số đạt 25.423 triệu đồng tăng 4.872 triệu đồng tương ứng tăng 23,71% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng năm 2012 tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, giá cả một số loại rau quả cũng như giá lúa dần được nâng lên nên đã thúc đẩy bộ phận người dân còn hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt đầu tư trở lại. Sang năm 2013 doanh số cho vay giảm nhẹ xuống còn 23.540 triệu đồng giảm 1.883 triệu đồng tức giảm 7,41% so với năm 2013. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do diễn biến giá cả đầu ra đối với các mặt hàng nông sản không ổn định, cộng với tình hình bệnh dịch, sâu hại trên cây trồng ngày càng lan rộng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cũng như giá bán giảm do giảm chất lượng. Vì thế người dân chưa vội mở rộng diện tích trồng trọt, một số khác thì mất lòng tin nên đã chuyển đầu tư sang những ngành nghề khác. Qua

6 tháng đầu năm 2013-2014 thì doanh số cho vay có xu hướng giảm. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt 10.281 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2014 doanh số đạt 9.696 triệu đồng giảm 585 triệu đồng tức giảm 5,69% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này bị ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi, bên cạnh đó dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng và dịch tai xanh trên lợn đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân. Do đó người dân đã hạn chế đi vay hơn. dẫn đến doanh số cho vay giảm.

4.3.1.3 Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm

Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, ngân hàng hạn chế cho

vay những khoản vay không có tài sản đảm bảo. Chính vì vậy mà tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay và giảm dần qua mỗi năm. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay không có tài sản đảm bảo là 4.676 triệu đồng chiếm 3,26%, sang năm 2012 doanh số là 4.209 triệu đồng chiếm 2,13% giảm 468 triệu đồng tức giảm 10,00% so với năm 2011, đến năm 2013 doanh số đạt 3.439 triệu đồng chiếm 1,64% giảm 769 triệu đồng tương ứng giảm 18,28% so với năm 2012. Lý giải cho việc giảm này là để đảm bảo các khoản đã cho vay, ngân hàng đã có những quy định chặt chẽ về cho vay. Một mặt đảm bảo khả năng thu hồi vốn, song song đó góp phần thúc đẩy người dân hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay có tài sản đảm bảo có xu hướng tăng cả doanh số và tỷ trong so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm 2014 doanh số đạt 112.469 triệu đồng tăng 22.396 triệu đồng tức tăng 24,86% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân tăng là do tình hình kinh tế đã phục hồi, người dân đã mạnh dạng mở rộng sản xuất kinh doanh trở lại, do đó cần nguồn vốn để hoạt động. Vì lý do đó người dân đã mạnh dạng đi vay dẫn đến doanh số cho vay tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)