Dư nợ cá nhân theo mục đích vay

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60)

Sản xuất nông nghiệp: Qua bảng 4.9 cho ta thấy rằng dư nợ cho vay sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm. Chẳng hạn, năm 2011 là 21.776 triệu đồng, sang năm 2012 là 28.773 triệu đồng tăng 6.997 triệu đồng tức tăng 32,13% so với năm 2011, đến năm 2013 là 29.465 triệu đồng tăng 692 triệu đồng tức tăng 2,40% so với năm 2012. Nguyên nhân là do nền kinh tế bắt đầu phát triển trở lại, nạn lạm phát được kiềm chế, người dân địa phương bắt tay sản xuất trở lại. Nông dân được nhà nước hỗ trợ lãi suất khi vay vốn NH để mở rộng kinh doanh sản xuất.

Tình hình dư nợ qua 6 tháng đầu năm 2013-2014 như sau: 6 tháng đầu năm 2013 là 30.148 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm 2014 là 28.287 triệu đồng tương ứng giảm 1.861 triệu đồng tức giảm 6,17% so với cung kỳ năm 2013. Lý giải cho việc giảm này là do trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay thì giảm xuống trong khi doanh số thu nợ tăng kéo theo dư nợ giảm xuống theo.

Tiêu dùng: Theo số liệu trong bảng 4.9 ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 37.192 triệu đồng, đến năm 2012 là 47.374 triệu đồng tăng 10.182 triệu đồng tức tăng 27,38% so với năm 2011, sang năm 2013 là 52.319 triệu đồng tăng 4.944 triệu đồng tương ứng tăng 10,44% so với năm 2012. Do nền kinh tế dần khôi phục, thu nhập người dân cải thiện, thúc đẩy tiêu thụ lượng hàng hóa lớn hơn, người dân chi tiêu nhiều hơn. Từ đó nhu cầu vay tiêu dùng cũng tăng lên (doanh số cho vay tăng lên đáng kể) kéo theo dư nợ tăng cao trong giai đoạn này).

Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014, dư nợ cho vay tiêu dùng cũng có

biến động. 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ đạt 56.977 triệu đồng tăng 6.312 triệu đồng tức tăng 12,46% so với cùng kỳ năm 2013. Do sự vào cuộc

của NHNN, bằng cách kiểm soát lãi suất huy động vốn, quy định trần lãi suất, hỗ trợ lãi suất cho người đi vay…từ đó lãi suất “hạ nhiệt”, lạm phát cũng giảm

bớt. Thêm vào đó, trên địa bàn mở thêm nhiều điểm bán hàng bình ổn giá, hỗ trợ tiêu dùng thiết yếu nên người dân cũng chi tiêu nhiều hơn.

Kinh doanh – Dịch vụ: Từ bảng 4.9 cho ta biết rằng, dư nợ cho vay kinh doanh- dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%) và tăng dần qua các năm. Năm 2011 dư nợ là 90.772 triệu đồng, sang năm 2012 là 142.677 triệu đồng tăng 51.905 triệu đồng tức tăng 57,18% so với năm 2011, đến năm 2013 là 158.236 triệu đồng tăng 15.559 triệu đồng tương ứng tăng 10,90% so với năm 2012. Nguyên nhân doanh số cho vay trong lĩnh vực này liên tục tăng trong những năm qua trong khi doanh số thu nợ lại có biến động tăng, giảm và tốc độ thu nợ lại không bằng DSCV dẫn đến dư nợ tăng lên.

Qua 6 tháng đầu năm 2013-2014, thì tình hình dư nợ cũng có biến động. Qua 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ đạt 167.184 triệu đồng tăng 18.896 triệu đồng tương ứng tăng 12,74% so với cùng kỳ năm 2013. Do trong gian đoạn này tình hình kinh tế đã khá ổn định, người dân đã mạnh dạng đi vay để mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60)