Nhìn chung tình hình tín dụng của ngân hàng qua 3 năm là rất tốt, nó thể hiện ở 4 chỉ tiêu: cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu trong bảng số liệu dưới đây.
Bảng 4.3: Tình hình tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Cho vay 715.549 761.599 776.365 46.050 6,44 14.766 1,94 Cá nhân 143.445 197.585 209.715 54.140 37,74 12.130 6,14 DN 572.104 564.014 566.650 (8.090) (1,41) 2.636 0,47 Thu nợ 706.840 611.271 525.324 (95.569) (13,52) (85.947) (14,06) Cá nhân 138.065 128.501 188.520 (9.564) (6,93) 60.019 46,71 DN 568.775 482.770 336.804 (86.005) (15,12) (145.966) (30,24) Dư nợ 834.220 984.548 1.235.589 150.328 18,02 251.041 25,50 Cá nhân 149.740 218.824 240.019 69.084 46,14 21.195 9,69 DN 684.480 765.724 995.570 81.244 11,87 229.846 30,02 Nợ xấu 11.241 16.456 15.344 5.215 46,39 (1.112) (6,76) Cá nhân 784 832 721 48 6,12 (111) (13,34) DN 10.457 15.624 14.623 5.167 49,41 (1.001) (6,41) Đvt: Triệu đồng (Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank cần Thơ)
Bảng 4.4: Tình hình tín dụng của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2013-2014
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 6-2014/6-2013
2013 2014 Số tiền % Cho vay 517.001 588.057 71.056 13,74 Cá nhân 91.121 113.445 22.324 24,50 DN 425.880 474.612 48.732 11,44 Thu nợ 315.194 462.098 146.904 46,61 Cá nhân 80.845 101.017 20.172 24,95 DN 234.349 361.081 126.732 54,08 Dư nợ 1.186.355 1.361.548 175.193 14,77 Cá nhân 229.100 252.447 23.347 10,19 DN 957.255 1.109.101 151.846 15,86 Nợ xấu 13.314 14.964 1,650 12,39 Cá nhân 733 707 (26) (3,55) DN 12.581 14.257 1.676 13,32
(Nguồn: Phòng tổng hợp PVcomBank cần Thơ)
Doanh số cho vay: Qua số liệu trong bảng 4.3 ta thấy rằng, nhìn chung qua 3 năm DSCV có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng với tốc độ tương đối thấp. Cụ thể năm 2011 DSCV đạt 715.549 triệu đồng, sang năm 2012 là 761.599 triệu đồng tăng 46.050 triệu đồng tương ứng tăng 6,44% so với năm 2011, đến năm 2013 là 776.365 triệu đồng tăng 14.766 triệu đồng tức tăng 1,94% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến tốt hơn, bắt đầu khôi phục trở lại. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng trong nước và nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất trong nước ngày càng tăng, đòi hỏi mở rộng thêm quy mô sản xuất làm cho nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Vì thế làm doanh số cho vay của NH tăng. Qua 6 tháng đầu năm DSCV cũng có hướng tăng dần: 6 tháng đầu năm 2014 là 588.057 triệu đồng tăng 71.056 triệu đồng tương ứng tăng 13,74% so với cùng kỳ năm 2013. Lý giải cho việc tăng này là do, trong những tháng đầu năm 2014 có nhiều doanh nghiệp mới thành lập, bên cạnh đó các doanh nghiệp trước đây ngừng hoạt động nay đã hoạt động trở lại. Chính điều đó làm cho nhu cầu về vốn của doanh nghiệp tăng lên, dẫn đến doanh số cho vay tăng lên.
Doanh số thu nợ: Qua 3 năm thì DSTN của ngân hàng có dấu hiệu giảm dần. Năm 2011 DSTN là 706.840 triệu đồng, đến năm 2012 giảm còn 611.271 triệu đồng tương ứng giảm 95.569 triệu đồng tức giảm 13,52% so với năm 2011, sang năm 2013 tiếp tục giảm xuống còn 525.324 triệu đồng tương ứng giảm 85.947 triệu đồng tức giảm 14,06% so với năm 2012. Lý giải cho việc giảm này là do kinh tế mới trong giai đoạn phục hồi còn rất nhiều khó khăn ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực BĐS dẫn đến nhiều doanh nghiệp khác phải lao đao. Nhiều DN, nhất là DN nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể, làm ăn thua lỗ kéo theo khách hàng mất khả năng trả nợ. Đối với 6 tháng đầu năm 2013-2014 thì DSTN có dấu hiệu khả quan hơn. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 là 315.194 triệu đồng, sang cùng kỳ năm 2014 tăng lên 462.098 triệu đồng tương ứng tăng 146.904 triệu đồng tức tăng 46,61% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do sức mua trên thị trường còn thấp, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm, do đó dân hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân không được hiệu quả tốt dẫn đến doanh số thu nợ cũng giảm theo.
Dư nợ: Theo số liệu trong bảng 4.3 thì dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 là 834.220 triệu đồng, sang năm 2012 là 984.548 triệu đồng tăng 150.328 triệu đồng tương ứng tăng 18,02% so với năm 2011, đến năm 2013 là 1.235.589 triệu đồng tăng 251.041 triệu đồng tức tăng 25,50% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 là 1.361.548 triệu đồng tăng 175.193 triệu đồng tức tăng 14,77 % so với cùng kỳ năm 2013. Lý giải cho việc tăng là do: Trong những năm qua DSCV đều tăng trưởng trong khi đó DSTN lại giảm dần qua các năm dẫn đến dư nợ tăng lên. Một phần do nền kinh tế bắt đầu phát triển trở lại, nạn lạm phát được kiềm chế, người dân địa phương bắt tay sản xuất trở lại. Người dân được nhà nước hỗ trợ lãi suất khi vay vốn NH để mở rộng kinh doanh sản xuất.
Nợ xấu: Qua 3 năm tình hình nợ xấu của ngân hàng như sau: Năm 2011 là 11.241 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên 16.456 triệu đồng tương ứng tăng 5.215 triệu đồng tức tăng 49,41% so với năm 2011. Nguyên nhân do 2012 là năm đầy khó khăn cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương Tình hình giá nông sản bấp bênh. Không tiêu thụ được đồng nghĩa với việc không có tiền trả nợ. Giá phân bón, thuốc trừ sâu ngày một leo thang mà tiền bán nông sản thì không thu về được thì làm sao có tiền đóng lãi vay. Bên cạnh đó tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang phải lao đao, để duy trì hoạt động của mình không những vay vốn NH mà còn vay nóng trên thị trường tín dụng phi chính thức để trang trải nợ và đóng lãi NH chờ đợi có ngày được khởi sắc. Nhưng vốn vay là có thời hạn, phải đóng lãi mỗi kỳ, từ việc vay nợ -
đóng lãi rồi lại nợ nên tình hình chung đã đẩy người dân đến bờ vực phá sản khi tình hình kinh tế không mấy là khả quan mà nợ thì cứ bủa vây. Đến khi không còn khả năng đóng lãi thì cũng là lúc con nợ mất hết tài sản vì “các thị trường tín dụng” đã đua nhau xử lý và đứng trước nguy cơ phá sản do ảnh hưởng của thị trường BĐS đóng băng kéo dài. Nhưng đến năm 2013 có dấu hiệu khả quan hơn, nợ xấu giảm xuống còn 15.344 triệu đồng tương ứng giảm 1.001 triệu đồng tức giảm 6,41% so với năm 2012. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu cũng như số lượng nợ xấu thấp là do bằng những biện pháp thích hợp NH đã cố gắng thu hồi những khoản nợ này một cách tích cực nhất có thể. Qua đó cũng đã làm giảm số nợ xấu xuống mức có thể chấp nhận được. Qua 6 tháng đầu năm 2013-2014 thì tình hình nợ xấu cũng có dấu hiệu tăng nhẹ. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2014 là 14.964 triệu đồng tăng 1.650 triệu đồng tức tăng 12,39 % so với cùng kỳ năm 2013. Lý giải cho việc tăng này là do hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với những khó khăn, áp lực: Sức mua trên thị trường thấp; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm, cho nên đến hạn trả nợ nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, dẫn đến số nợ xấu tăng lên.
Xét về mặt tỷ trọng giữa khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp thì ta thấy rằng khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao khoản 80%. Nguyên nhân là vì đây là khối khách hàng có tiềm lực về mặt tài chính cũng như tình hình hoạt động của họ tốt có khả năng hoàn trả cao, hệ số rủi ro thấp trong khi đó số tiền vay lớn giúp ngân hàng giảm được chi phí hoạt động. Đồng thời ngân hàng cũng không ngừng tăng cường cho vay đối với khách hàng cá nhân.