Dư nợ cá nhân theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 59)

Nhình chung Tổng dư nợ cho vay của NH qua từng năm đều tăng lên qua từng năm với tốc độ tương đối cao, chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng. Cụ thể, năm 2011 tổng dư nợ cho vay đạt 149.740 triệu đồng, sang năm 2012 là 218.824 triệu đồng tăng 69.084 triệu đồng tương ứng tăng 46,14% so với năm 2011, đến năm 2013 doanh số cho vay đạt 240.019 triệu đồng tăng 21.195 triệu đồng tức tăng 9,69% so với năm 2013. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế ngày càng phát triển đi lên, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào trong sản xuất của người dân trên địa bàn cũng tăng lên rất nhiều chính vì vậy họ đã đến NH vay vốn nên đã góp phần làm cho dư nợ cho vay của NH không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó doanh số thu nợ cũng có đôi chút giảm sút nên cũng làm cho dư nợ năm sau cao hơn năm trước.

Dư nợ ngắn hạn: Qua số liệu trong bảng 4.9 ta thấy doanh số dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011 doang số dư nợ là 120.713 triệu đồng chiếm 80,62%, đến năm 2012 là 192.228 triệu đồng chiếm 87,85% tăng 71.515 triệu đồng tức tăng 59,24% so với năm 2011, sang năm 2103 doanh số đạt 227.139 triệu đồng chiếm 94,63% tăng 34.911 triệu đồng tương ứng tăng 18,16% so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng lên rõ rệt. Cụ thể 6/2014 là 240.713 triệu đồng tăng 34.451 triệu đồng tương ứng tăng 16,70% so với cùng kỳ năm 2013. Ta thấy dư nợ ngắn hạn liên tục tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm thể hiện rõ xu hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ của NH. Nguyên nhân là do thấy được lợi thế của khoản cho vay ngắn hạn nên ngân hàng tập trung cho vay vào loại kỳ hạn này, giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ hơn là mở rộng cho vay. Từ đó cho thấy NH vẫn tập trung cấp tín dụng ngắn hạn là chủ yếu vì mục đích giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất có thể cho NH và cũng là phù hợp với tính chất ngắn hạn của nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó thì doanh số cho vay cao hơn doanh số thu nợ nên làm cho dư nợ cũng tăng lên mỗi năm.

Dư nợ trung hạn: Theo số liệu trong bảng 4.9 cho ta thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011 doanh số dư nợ là 29.027 triệu đồng, sang năm 2012 là 26.596 triệu đồng giảm 2.431 triệu đồng tương ứng giảm 8,37% so với năm 2011, đến năm 2013 là 12.880 triệu đồng giảm 13.716 triệu đồng tức giảm 51.57% so với năm 2012. Nguyên nhân là vì những khoản vay trung nếu xảy ra nợ xấu thì sẽ rất khó thu hồi nợ gốc và lãi, đồng vốn của NH sẽ bị mắc kẹt, tổn thất về mặt lợi nhuận,

ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NH. Song song đó NH còn cử các nhân viên đôn đốc khách hàng tích cực trả nợ vay để NH nhanh chóng thu hồi nợ và tái cấp vốn để khách hàng tiếp tục sản xuất, từ đó cũng gây ảnh hưởng đến dư nợ trung hạn. Còn tình hình dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2013-2014 như sau: 6 tháng đầu năm 2103 dư nợ là 22.838 triệu đồng, cùng kỳ năm 2014 là 11.734 triệu đồng tương ứng giảm 11.104 triệu đồng tức giảm 48,62% cùng kỳ năm 2013. Lý giải cho việc giảm này là do Dư nợ ngắn hạn đã tăng lên về mặt tỷ trọng thì dư nợ trung hạn phải giảm xuống là điều hiển nhiên. Bên cạnh đó, do NH đã giảm lượng vốn cấp tín dụng trung và dài hạn xuống nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro làm cho dư nợ trung hạn cũng giảm tương ứng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 59)