GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 74)

TRÌNH HOẠT ĐỘNG

5.1.1 Tích cực

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên NH ngày càng hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Tỷ trọng vốn huy động luôn cao hơn vốn điều chuyển chứng tỏ năng lực tài chính của NH là tốt.

+ Lợi nhuận đạt được tăng liên tục qua các năm chứng tỏ sự nỗ lực hết mình của tập thể nhân viên cùng những chính sách hợp lý và chỉ đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo đơn vị.

+ DSCV và dư nợ tăng dần lên cho thấy có sự mở rộng quy mô tín dụng của NH.

5.1.2 Hạn chế

+ Nguồn vốn huy động chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tín dụng trong dân cư, làm NH chi nhánh phải sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên để cấp tín dụng vào nền kinh tế, làm tăng chi phí trả lãi, giảm lợi nhuận của NH chi nhánh.

+ Hoạt động marketing chưa mạnh, chưa có sản phẩm - dịch vụ khác biệt và nổi trội so với các NH khác trên cùng địa bàn.

+ NH chưa có sự dàn trải đồng đều trong lĩnh vực cấp tín dụng, và chủ yếu là cho vay ngắn hạn.

+ Vòng quay vốn tín dụng còn chưa cao, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH.

5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN CỦA NGÂN

Mở rộng tín dụng trung và dài hạn: DSCV trung hạn đang có xu hướng giảm dần qua các năm, tỷ trọng còn thấp trong tổng DSCV của NH. Tuy cho

vay trung dài hạn có mức độ rủi ro cao hơn so với ngắn hạn nhưng có thể làm gia tăng thu nhập cho NH, vì vậy NH cần cân nhắc mở rộng cho vay trung - dài hạn, bên cạnh một số lưu ý nhằm hạn chế giảm rủi ro để NH an tâm hơn khi thực hiện việc mở rộng này như:

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét cho vay. Đồng thời, có phong cách tế nhị, hòa nhã với khách hàng .

+ Khâu thẩm định hồ sơ xin vay cần thực hiện chặt chẽ, chi nhánh NH cần thắt chặt việc chấp hành quy trình tín dụng, thể lệ cho vay đối với tất cả cán bộ tín dụng, cán bộ kinh doanh, các bộ phận có liên quan, theo sự hướng dẫn của hệ thống ngành, các văn bản pháp luật có liên quan. Khâu thẩm định dự án cho vay tiến hành mang tính thực chất hơn.

+ Thẩm định bao gồm đo lường rủi ro ngay từ giai đoạn giải ngân cho đến khi thu hồi được hết nợ, hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ, giá trị đích thực và tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay, nguồn thu nhập trả nợ, tài sản thế chấp, tình hình tài chính, khả năng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, uy tín, năng lực tài chính KH, bằng việc thu nhập, phân tích điều tra, đánh giá KH, thẩm định KH chính xác từ đó góp phần hạn chế bớt rủi ro cho NH, nên đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có nhiều thông tin chính xác, đầy đủ về đối tượng thẩm định.

+ Kết hợp nắm bắt thông tin của địa phương nơi người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề của người xin vay vốn, các thông tin khác có liên quan đến KH vay vốn,...là những yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình thẩm định cho vay. Bên cạnh đó NH phải theo dõi việc sử dụng vốn của KH xem họ có thực hiện được đầy đủ những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng hay không.

Phân tán rủi ro: Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu. . Đặc biệt, đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thì tồn tại rủi ro từ nguyên nhân giá cả hàng hóa nông sản luôn biến động, do thiên tai- dịch bệnh dẫn đến hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, mức độ rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH còn phụ thuộc vào khả năng ngăn ngừa rủi ro và biện pháp khắc phục của mỗi NH.

- Mở rộng cho vay trung - dài hạn nhằm tạo sự cân đối đồng bộ trong đầu tư, tạo sự phát triển lâu dài trong nông nghiệp, phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quận. Từ đó, tạo đòn bẩy kích thích khu vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng diện tích cây trồng, tăng năng suất

lao động, sản lượng sản phẩm - dịch vụ làm ra, giúp người vay có nền tảng cơ bản, đảm bảo cho họ sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, giảm thiểu được rủi ro.

- NH không nên dồn vốn vào một hoặc một số ít KH, cho dù KH đó có kinh doanh hiệu quả đi nữa. Bởi vì nếu KH đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NH

Hạn chế nợ xấu:

- Đối với các KH có nợ sắp đến hạn nhưng chưa có nguồn thanh toán, thì NH tiến hành nhắc nhở, xúc tiến ngay thủ tục gia hạn nợ nếu có lý do chính đáng.

- Đối với KH vay thật sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không đủ tiền trả nợ, nhưng có thiện chí trả nợ, NH có thể đề nghị người vay thanh lý bớt tài sản không sử dụng, tổ chức lại sản xuất để phục hồi khả năng trả nợ của KH. Hoặc NH có thể hướng dẫn cho KH lập kế hoạch trả nợ dần.

- Đối với KH mới phát sinh nợ quá hạn, NH yêu cầu gửi ngay kế hoạch trả nợ khả thi và thường xuyên đốc thúc người vay tìm nguồn trả nợ.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 74)