Doanh số cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 44)

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà NH đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng là “đi vay để cho vay”, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Doanh số cho vay có thể phân theo nhiều tiêu chí khác nhau, trong đề tài này doanh số cho vay được phân theo:Thời hạn, mục đích, phương thức đảm bảo.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay cá nhân của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam qua 3 năm 2011-2013 Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cho vay theo thời hạn

Ngắn hạn 119.326 83,19 176.122 89,14 188.811 90,03 56.796 47,60 12.689 7,20

Trung và dài hạn 24.119 16,81 21.463 10,86 20.904 9,97 (2.656) (11,01) (559) (2,60) Cho vay theo mục đích

SX nông nghiệp 20.551 14,33 25.423 12,87 23.540 11,22 4.872 23,71 (1.883) (7,41)

Tiêu dùng 31.456 21,93 40.660 20,58 42.225 20,13 9.204 29,26 1.565 3,85

Kinh doanh-DV 91.438 63,74 131.502 66,55 143.950 68,64 40.064 43,82 12.448 9,47 Cho vay phương thức

Có tài sản đảm bảo 138.769 96,74 193.376 97,87 206.276 98,36 54.608 39,35 12.899 6,67

không có tài sản đảm bảo 4.676 3,26 4.209 2,13 3.439 1,64 (468) (10,00) (769) (18,28) Tổng 143.445 100,00 197.585 100,00 209.715 100,00 54.140 37,74 12.130 6,14

Bảng 4.6: Doanh số cho vay cá nhân củaNgân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam qua 3 năm 2011-2013

Đvt:Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 2014 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cho vay theo thời hạn

Ngắn hạn 81.765 89,73 102.304 90,18 20.539 25,12

Dài hạn 9.356 10,27 11.141 9,82 1.785 19,08

Cho vay theo mục đích

SX nông nghiệp 10.281 11,28 9.696 8,55 (585) (5,69)

Tiêu dùng 22.051 24,20 27.984 24,67 5.932 26,90

Kinh doanh - DV 58.789 64,52 75.766 66,79 16.977 28,88

Cho vay theo phương thức

Có tài sản đảm bảo 90.073 98,85 112.469 99,14 22.396 24,86

Không có tài sản đảm bảo 1.048 1,15 976 0,86 (72) (6,90)

Tổng 91.121 100,00 113.445 100,00 22.324 24,50

4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Theo số liệu trong bảng 4.5 ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng có xu hướng tăng dần qua 3 năm, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn của nền kinh tế khẳng định thế mạnh của Ngân hàng trong lĩnh vực cho vay. Cụ thể tổng doanh số cho vay cá nhân năm 2011 là 143.445 triệu đồng sang năm 2012 là 197.585 triệu đồng tăng 54.140 triệu đồng tương ứng với 37,74%, đến năm 2013 là 209.715 triệu đồng tăng 12.130 triệu đồng tương ứng với 6,14% so với năm 2012.

Trong cơ cấu cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) và có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 là 119.326 triệu đồng chiếm 83,19%, sang năm 2012 tăng lên 176.122 triệu đồng chiếm 89,14% tăng 56.796 triệu đồng tương ứng với 47,60% so với năm 2011, đến năm 2013 là 188.811 triệu đồng chiếm 90,03%, tăng 12.689 triệu đồng tương ứng với tăng 7,20%. Ta thấy được tín dụng ngắn hạn luôn được Ngân hàng quan tâm hàng đầu, vì bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn vì đảm bảo thu hồi vốn nhanh hơn để đầu tư vào các lĩnh vực khác, và ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn. Qua bảng 4.6 ta thấy trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 đạt 102.304 triệu đồng tăng 20.539 triệu đồng tương ứng tăng 25,12% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do từ ngày 18/3/2014 NHNN đã giảm trần lãi suất huy động xuống còn 6%/năm kỳ hạn dưới 6 tháng dẫn đến lãi suất cho vay ngắn hạn giảm xuống, cho nên người dân có thể mạnh dạng vay ngắn hạn để bù đắp vốn thiếu hụt tạm thời, kéo theo doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên rõ.

Đối với cho vay trung và dài hạn ta thấy rằng: Doanh số cho vay trung và dài han chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng ngược lại với cho vay ngắn hạng. Cụ thể năm 2012 doanh số là 21.463 triệu đồng giảm 2.656 triệu đồng tương ứng với giảm 11,01% so với năm 2011, đến năm 2013 là 20.904 triệu đồng giảm 559 triệu đồng tương ứng với giảm 2,60%.Về mức độ rủi ro, rõ ràng các khoản vay trung và dài hạn có rủi ro cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn do những biến động trên thị trường trong khoảng thời gian dài hơn. Còn đối với các khoản vay trung và dài hạn, tính thanh khoản sẽ kém hơn so với khoản cho vay ngắn hạn. Đồng thời mức lãi suất theo lý thuyết cũng sẽ cao hơn ngắn hạn do độ nhạy cảm lãi suất kém hơn. Qua 6 tháng đầu năm 2013-2014 doanh số cho vay trung và dài hạn có một vài biến động. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số đạt 9.356 triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2014

doanh số đạt 11.141 triệu đồng tăng 1.785 triệu đồng tương ứng tăng 19,08% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do ngân hàng đã chú trọng hơn đến việc cấp vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, do khoản vay cho các dự án đầu tư hay sản xuất thường có thời hạn dài.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)