Giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển và

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 91)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay, phần lớn các khoản thu từ các chợ trên địa bàn TP Vĩnh Yên là thu từ lệ phí chợ và cho thuê diện tích kinh doanh trên chợ. Bên cạnh các khoản thu này, các đơn vị kinh doanh chợ cũng tổ chức các dịch vụ có thu khác từ các hộ kinh doanh và khách hàng của họ nhƣ cung cấp điện nƣớc, trông giữ xe, hàng ngày và đêm, dịch vụ vệ sinh môi trƣờng… Các khoản thu trên những dịch vụ này thƣờng nhỏ và chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng số thu từ các chợ trên địa bàn thành phố hiện nay. Tuy nhiên trong xu hƣớng phát triển kinh doanh hiện đại, việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ làm tăng thêm các khoản thu và trở thành nguồn thu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh chợ. Đồng thời, việc phát triển cung ứng các loại hình dịch vụ tại các chợ nhằm phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm của địa phƣơng và phát triển thƣơng nhân tại các chợ. Tuy nhiên, thực trạng của hoạt động cung cấp dịch vụ tại các chợ vẫn còn nhiều hạn chế cả về sự hiện diện của các loại hình dịch vụ và chất lƣợng của dịch vụ đƣợc cung ứng. Thực trạng này có nguồn gốc sâu xa từ trình độ kém phát triển của hoạt động kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện yêu cầu hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ đồng thời phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các thƣơng nhân tham gia hệ thống chợ trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và 2030, các chính sách và giải pháp cần đƣợc thực hiện bao gồm:

Trước hết, cần phân định rõ tính chất của các loại hình dịch vụ đƣợc cung

ứng để phục vụ hoạt động kinh doanh tại các chợ thành các loại cơ bản sau: 1/ Các dịch vụ công do các cơ quan chức năng trực tiếp thực hiện nhƣ dịch vụ kiểm toán của cơ quan kiểm toán, dịch vụ tƣ vấn thuế của cơ quan thuế…; 2/ Các dịch vụ đƣợc nhà nƣớc chi tiền thông qua các tổ chức đƣợc thực hiện dƣới các hình thức dự án nhƣ dịch vụ khuyến nông qua tổ chức khuyến nông (đối ngƣời sản xuất nông nghiệp tại các khu vực chợ), dịch vụ cung cấp thông tin thị trƣờng (cho các hộ kinh doanh, thƣơng nhân và đối tƣợng khác); 3/ Các dịch vụ do các tổ chức và cá nhân thực hiện dƣới hình thức kinh doanh nhƣ: dịch vụ vận tải, dịch vụ cho thuê cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện kinh doanh, dịch vụ tƣ vấn pháp lý…

Thứ hai, căn cứ vào tính chất của các loại dịch vụ trên đây, UBND thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với loại dịch vụ do các cơ quan quản lý (các Sở ban ngành trong tỉnh) trực tiếp thực hiện: đây là loại dịch vụ phát sinh từ yêu cầu nâng cao hiểu biết của ngƣời chấp hành và trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Vì vậy, Nhà nƣớc cần quy định rõ chức năng này cho cơ quan quản lý và đảm bảo năng lực (về ngƣời và kinh phí) và quy định rõ nội dung cần thực hiện.

Đối với các dịch vụ đƣợc Nhà nƣớc tổ chức cung cấp dƣới hình thức dự án: Đây là loại dịch vụ phát sinh từ chức năng hỗ trợ phát triển của Nhà nƣớc có thể đƣợc thực hiện trên địa bàn chợ. Bởi vì, các chợ, nhất là các chợ nông thôn là nơi tụ họp của nhiều đối tƣợng đƣợc hƣởng sự hỗ trợ này nhƣ ngƣời sản xuất (nông dân), hộ kinh doanh, các thƣơng nhân lớn (doanh nghiệp). Để phát triển các dịch vụ này trên địa bàn các chợ, UBND thành phố có thể dựa vào các đơn vị quản lý chợ trên cơ sở cung cấp kinh phí và xây dựng nội dung thực hiện.

Đối với các dịch vụ có thu do các tổ chức và cá nhân cung cấp: Nhà nƣớc quản lý, các tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ này theo các quy định của pháp luật (luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tƣ...); Nhà nƣớc quy định khung giá đối với một số loại hình dịch vụ có ảnh hƣởng trực tiếp đến nông dân và các hộ kinh doanh trong chợ, nhất là dịch vụ bảo quản, dịch vụ gửi hàng; Thi hành một số chính sách khuyến khích khác đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhƣ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo cán bộ nghiệp vụ…

Thứ ba, về cơ chế, chính sách:

Nhà nƣớc cần sớm ban hành những cơ chế chính sách ƣu đãi để huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, xây dựng và kinh doanh chợ.

* Về đầu tư:

- Hoạt động kinh doanh chợ phải đƣợc hƣởng một ƣu đãi nhất định, ngoài những ƣu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (đã sửa đổi), tức là các tổ chức, cá nhân đầu tƣ, xây dựng chợ thì Nhà nƣớc, địa phƣơng nên hỗ trợ bằng nhiều hình thức nhƣ: hỗ trợ về đất đai, các thủ tục sẽ đƣợc làm thuận tiện, nhanh chóng, khuyến khích các ngân hàng cho họ vay vốn, cho vay vốn ƣu đãi từ các nguồn giải ngân, viện trợ…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hiện tại, dành một tỷ lệ thích đáng từ các nguồn thu ở chợ (ngoài thuế) để thực hiện tái đầu tƣ, trƣớc hết là sửa chữa, nâng cấp đối với các chợ đã hƣ hỏng nghiêm trọng, các chợ không đảm bảo hoạt động kinh doanh.

* Về tài chính, tín dụng:

- Việc đầu tƣ kinh doanh khai thác chợ không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, liên quan tới an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng và an toàn phòng cháy chữa cháy. Do đó, để khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tƣ xây dựng chợ, Nhà nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ lãi suất hoặc áp dụng chính sách cho vay kích cầu đối với các dự án đầu tƣ xây dựng chợ mới.

- Kinh doanh khai thác chợ cũng nhƣ kinh doanh bất kỳ một loại hình nào, các tổ chức, cá nhân cũng đều phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các hoạt động kinh doanh chợ Nhà nƣớc nên có những áp dụng ƣu đãi riêng nhƣ quy định mức thuế thấp hơn so với các loại hình kinh doanh khác hoặc miễn thuế cho doanh nghiệp trong một vài năm đầu hoạt động.

- Giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị tự cân đối, tự hạch toán thu, chi, tự chịu trách nhiệm về tài chính, gắn kết quả hoạt động và quản lý theo pháp luật. Khi đó doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ sẽ tự tìm ra phƣơng án kinh doanh tốt nhất để vừa thu đƣợc lợi nhuận tối đa vừa duy trì đƣợc hoạt động kinh doanh của chợ, bởi vì vẫn có các kênh lƣu thông khác cạnh tranh với chợ nhƣ các cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Đồng thời, ngay cả các chợ trên cùng một địa bàn cũng sẽ cạnh tranh với nhau.

- Tăng cƣờng quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh ngoài chợ đảm bảo chống thất thu và công bằng giữa các hộ kinh doanh trong và ngoài chợ. Việc thu thuế không chặt chẽ đối với các hộ kinh doanh ngoài chợ làm cho giá của cùng một mặt hàng trong chợ sẽ cao hơn ngoài chợ, do đó hoạt động kinh doanh chợ sẽ không hiệu quả. Những bất lợi trƣớc mắt này sẽ không khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành đầu tƣ, xây dựng chợ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)