Quan điểm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 87)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Quan điểm

4.1.1.1. Quan điểm về phát triển mạng lưới chợ

Mạng lƣới chợ trên địa bàn TP Vĩnh Yên đƣợc phát triển nhƣ một loại hình thƣơng nghiệp phổ biến và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thƣơng nghiệp nói chung, nhất là khu vực nông thôn trong suốt thời kỳ đến năm 2020 và 2030. Trong thời gian tới, tổng số lƣợng chợ trên địa bàn thành phố sẽ tăng lên, nhất là chợ thực phẩm tƣơi sống do: Quy mô nhu cầu tăng lên cùng với tốc độ tăng dân số và lao động phi nông nghiệp. Đồng thời, thu nhập bình quân đầu ngƣời của dân cƣ tăng, nhƣng chƣa làm thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm và tiêu dùng; Việc nâng cấp, mở rộng các khu đô thị theo quy hoạch sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chợ mới, nhất là chợ phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân cƣ; Đây là quan điểm nhằm khẳng định vị trí của chợ trong hoạt động thƣơng mại, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ đến 2020.

Theo quan điểm này đòi hỏi: Cần có sự quan tâm đúng mức hơn đến sự tồn tại và phát triển mạng lƣới chợ của các cấp, các ngành mà trƣớc hết là ngành công thƣơng; Trong quá trình phát triển mạng lƣới cơ sở vật chất thƣơng mại trên địa bàn cần có sự ƣu tiên hơn đối với phát triển mạng lƣới chợ.

4.1.1.2. Quan điểm về đầu tư xây dựng chợ

Chợ là loại hình kết cấu thƣơng mại chủ yếu, vừa là một công trình phục vụ lợi ích cộng đồng vừa là công trình mang lại lợi ích trực tiếp cho một bộ phận dân cƣ tham gia kinh doanh tại chợ và quanh khu vực chợ. Vì vậy, việc đầu tƣ xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ sở vật chất chợ là trách nhiệm của nhà nƣớc, của các hộ tham gia kinh doanh trên chợ (kể cả các hộ kinh doanh nhờ ảnh hƣởng của chợ) và sự đóng góp của dân cƣ trên địa bàn. Xu hƣớng chung và khả năng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất chợ trong thời gian tới đây là thực hiện xã hội hóa giảm tỷ lệ nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, tăng tỷ lệ vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tƣ của nhà nƣớc không phải là cố định mà sẽ thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể. Đây là quan điểm có ảnh hƣởng chi phối không nhỏ đối với trách nhiệm đầu tƣ của nhà nƣớc và các vấn đề liên quan đến các yêu cầu quản lý, khai thác và tái tạo cơ sở vật chất chợ, cũng nhƣ việc xác định các khoản thu và mức thu từ chợ. Theo quan điểm này, những vấn đề đặt ra cần giải quyết là: Cần xác định phạm vi hoạt động và sức lan toả của chợ đối với vấn đề tạo việc làm và thu nhập cho khu vực dân cƣ quanh chợ; Trên cơ sở đánh giá quy mô đầu tƣ, khả năng đầu tƣ của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, tầm quan trọng của chợ đối với sản xuất và tiêu dùng trong khu vực để xác định tỷ lệ đầu tƣ hợp lý của nhà nƣớc; Cần phải xác định phƣơng thức đầu tƣ hợp lý (hỗ trợ ban đầu, đóng góp vốn cổ phần, đầu tƣ riêng rẽ những hạng mục quan trọng…) trên cơ sở phƣơng án về tổ chức, quản lý và khai thác chợ trên từng địa bàn.

4.1.1.3. Quan điểm về bố trí không gian kiến trúc

Việc bố trí không gian kiến trúc của chợ cần quán triệt quan điểm sau: Không gian kiến trúc của chợ vừa phải đảm bảo sự thuận tiện cho hoạt động mua bán hàng hoá, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và an toàn giao thông, vừa phải đảm bảo khả năng phát triển mở rộng của chợ và các loại hình thƣơng nghiệp có liên quan đến khu vực chợ. Theo quan điểm này các vấn đề đƣợc đặt ra cần giải quyết là: Đặt chợ trong không gian kiến trúc tổng thể tại mỗi khu vực, đảm bảo sự hài hoà giữa sự phát triển của chợ và các loại hình thƣơng nghiệp khác trong khu vực, giữa chợ với các khu dân cƣ; Việc thiết kế không gian kiến trúc của từng chợ cụ thể phải hết sức chi tiết và bao hàm đƣợc yêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cầu đi lại, mua bán, sinh hoạt của dân cƣ trong chợ và đến chợ, yêu cầu tổ chức kinh doanh của từng ngành hàng, mặt hàng, quy mô phát triển kinh doanh …

4.1.2. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

4.1.2.1. Định hướng phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên a) Định hướng phát triển mạng lưới chợ đến năm 2020 theo địa bàn thành phố

* Hệ thống chợ:

- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Trung tâm giết mổ gia súc gia cầm tại cụm Công nghiệp Khai Quang và tiếp tục đầu tƣ xây dựng các công năng phát triển thành chợ đầu mối cấp vùng bắc đồng bằng Sông Hồng: Là đầu mối thu gom, phân phối phát luồng các mặt hàng nông sản thực phẩm giữa các địa phƣơng trong tỉnh với các địa phƣơng khác trong vùng. Xây dựng chợ theo hƣớng văn minh, hiện đại, bao gồm các chức năng nhƣ kiểm tra chất lƣợng, dịch vụ thƣơng mại (sơ chế, bao gói, xếp dỡ, bảo quản…), dịch vụ thanh toán, dịch vụ sinh hoạt, thông tin thị trƣờng, trƣng bày giới thiệu sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, an toàn giao thông, cháy nổ, an ninh trật tự và các dịch vụ khác

- Mở mới các chợ hạng III với chức năng bán lẻ tổng hợp các mặt hàng nông sản thực phẩm, rau quả, hàng công nghệ phẩm...tại các khu đô thị mới đã đƣợc quy hoạch: Khu Tây Bắc, khu Bắc, khu Đông Bắc thành phố, khu Nam Thanh Trù.

- Nâng cấp một số chợ từ hạng III lên hạng II. Các chợ này mang tính chất bán buôn, bán lẻ tổng hợp trong đó có các mặt hàng thuỷ-hải sản, nông sản thực phẩm.

- Di dời chợ do mặt bằng chật hẹp, khó mở rộng hiện sức chứa không đáp ứng đƣợc đã tràn ra đƣờng giao thông. (chợ Làng Kênh)

- Đầu tƣ cải tạo sửa chữa các chợ đáp ứng tiêu chuẩn, nhất là hệ thống cấp thoát nƣớc, xử lý rác thải, khu vệ sinh và an toàn phòng chống cháy nổ.

* Phát triển các loại hình kinh doanh thƣơng mại hiện đại

- Xây dựng trung tâm Thƣơng mại - hội chợ - triển lãm quy mô vùng (có thể đặt tại khu vực nhà máy dệt hiện nay sau khi di chuyển nhà máy) có kiến trúc riêng, độc đáo, nhƣ một công trình biểu trƣng của thành phố Vĩnh Yên. Trung tâm Thƣơng mại là mô hình tổ chức kinh doanh thƣơng mại hiện đại, đa chức năng, bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ, hội trƣờng, phòng họp, văn phòng cho thuê…đƣợc bố trí tập trung, liên hoàn.

- Xây dựng Trung tâm thƣơng mại lớn ở ven quốc lộ 2 (thuộc ngoại thành để có mặt bằng rộng với phƣơng thức kinh doanh hiện đại kiểu trung tâm thƣơng mại Metro (Hà Nội).

- Xây dựng tổ hợp khách sạn, trung tâm thƣơng mại, văn phòng cho thuê tại khu đô thị Hòa Vƣợng, một số khu phố trọng điểm

- Xây dựng mới, nâng cấp các siêu thị chuyên ngành và tổng hợp tại các tuyến phố: Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Mê Linh...

- Xây dựng chợ hoặc khu trƣng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng lƣu niệm phục vụ khách tham quan du lịch. (khu vực bờ hồ Đầm Vạc)

4.1.2.2. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc với hệ thống chợ không quá chú trọng đến hiệu quả kinh tế mà quan trọng hơn là phải chú trọng đến những ảnh hƣởng của chợ đối với mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi khu vực, mỗi vùng cụ thể.

Đây là định hƣớng nhằm khẳng định và đề cao vị trí, vai trò của chợ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Đồng thời, qua đó hoàn thiện hơn các hoạt động quản lý chợ, phù hợp với xu hƣớng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Định hƣớng này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thiết kế và khai thác thực hiện quy hoạch phát triển chợ trong thời kỳ 2020 và 2030. Theo định hƣớng này các yêu cầu đặt ra là: Cần phải tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nƣớc về chợ với chức năng hoạt động kinh doanh chợ nhằm đảm bảo cân đối thu chi và tái đầu tƣ phát triển chợ, đảm bảo trật tự công cộng và vệ sinh môi trƣờng; Cần phải làm rõ mối quan hệ trong công tác quản lý chợ giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan với tổ chức hay cá nhân đang trực tiếp quản lý chợ. Đồng thời cũng cần làm rõ quan hệ quản lý giữa tổ chức hay cá nhân trực tiếp quản lý chợ với các đối tƣợng tham gia kinh doanh trên chợ; Cần phải xây dựng một cách đầy đủ và chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

về chức năng và nhiệm vụ quản lý chợ, cũng nhƣ nghĩa vụ, quyền hạn của các tổ chức quản lý chợ để từ đó xây dựng mô hình tổ chức chợ một cách hợp lý.

4.2. Các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên bàn thành phố Vĩnh Yên

4.2.1. Giải pháp về rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên thành phố Vĩnh Yên

Quy hoạch phát triển chợ là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thƣơng mại. Mục tiêu chủ yếu của quy hoạch là: bố trí mạng lƣới phân phối phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng mạng lƣới chợ phù hợp với quy hoạch của các ngành sản xuất; quy hoạch mạng lƣới giao thông; quy hoạch phát triển đô thị, du lịch. Đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá và nâng cao vai trò của chợ là nơi xúc tiến thƣơng mại, là cầu nối giữa nhà sản xuất với nhà kinh doanh và giữa các nhà kinh doanh với nhau. Quy hoạch chợ theo những định hƣớng chủ yếu là: Củng cố và phát triển mạng lƣới chợ hiện có trên địa bàn thành phố, nghiên cứu, tính toán để mở thêm các chợ mới ở những địa phƣơng chƣa có chợ nhƣng có nhu cầu thực sự cần phải mở chợ. Tận dụng lợi thế thƣơng mại để xây dựng các chợ đầu mối, chuyên doanh góp phần định hƣớng sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng. Xây dựng không gian kiến trúc chợ bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, có tác dụng thu hút hộ kinh doanh cố định vào chợ ngày càng đông nhằm sử dụng tốt cơ sở vật chất đã đầu tƣ xây dựng. Tính toán và bố trí nguồn vốn đầu tƣ cải tạo, nâng cấp chợ trong cả thời kỳ quy hoạch và từng năm một cách khả thi, chủ động, đáp ứng các nguyên tắc, quy định về đầu tƣ phát triển chợ. Định hƣớng mô hình bộ máy tổ chức nhằm quản lý, khai thác các loại hình chợ ở từng địa phƣơng một cách có hiệu quả.

Quy hoạch xây dựng các dự án chợ 3 tầng, xây dựng văn hóa chợ siêu thị để thành thói quen của ngƣời dân trên địa bàn thành phố

4.2.2. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ lý hệ thống chợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay, phần lớn các khoản thu từ các chợ trên địa bàn TP Vĩnh Yên là thu từ lệ phí chợ và cho thuê diện tích kinh doanh trên chợ. Bên cạnh các khoản thu này, các đơn vị kinh doanh chợ cũng tổ chức các dịch vụ có thu khác từ các hộ kinh doanh và khách hàng của họ nhƣ cung cấp điện nƣớc, trông giữ xe, hàng ngày và đêm, dịch vụ vệ sinh môi trƣờng… Các khoản thu trên những dịch vụ này thƣờng nhỏ và chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng số thu từ các chợ trên địa bàn thành phố hiện nay. Tuy nhiên trong xu hƣớng phát triển kinh doanh hiện đại, việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ làm tăng thêm các khoản thu và trở thành nguồn thu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh chợ. Đồng thời, việc phát triển cung ứng các loại hình dịch vụ tại các chợ nhằm phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm của địa phƣơng và phát triển thƣơng nhân tại các chợ. Tuy nhiên, thực trạng của hoạt động cung cấp dịch vụ tại các chợ vẫn còn nhiều hạn chế cả về sự hiện diện của các loại hình dịch vụ và chất lƣợng của dịch vụ đƣợc cung ứng. Thực trạng này có nguồn gốc sâu xa từ trình độ kém phát triển của hoạt động kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện yêu cầu hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ đồng thời phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các thƣơng nhân tham gia hệ thống chợ trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và 2030, các chính sách và giải pháp cần đƣợc thực hiện bao gồm:

Trước hết, cần phân định rõ tính chất của các loại hình dịch vụ đƣợc cung

ứng để phục vụ hoạt động kinh doanh tại các chợ thành các loại cơ bản sau: 1/ Các dịch vụ công do các cơ quan chức năng trực tiếp thực hiện nhƣ dịch vụ kiểm toán của cơ quan kiểm toán, dịch vụ tƣ vấn thuế của cơ quan thuế…; 2/ Các dịch vụ đƣợc nhà nƣớc chi tiền thông qua các tổ chức đƣợc thực hiện dƣới các hình thức dự án nhƣ dịch vụ khuyến nông qua tổ chức khuyến nông (đối ngƣời sản xuất nông nghiệp tại các khu vực chợ), dịch vụ cung cấp thông tin thị trƣờng (cho các hộ kinh doanh, thƣơng nhân và đối tƣợng khác); 3/ Các dịch vụ do các tổ chức và cá nhân thực hiện dƣới hình thức kinh doanh nhƣ: dịch vụ vận tải, dịch vụ cho thuê cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện kinh doanh, dịch vụ tƣ vấn pháp lý…

Thứ hai, căn cứ vào tính chất của các loại dịch vụ trên đây, UBND thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với loại dịch vụ do các cơ quan quản lý (các Sở ban ngành trong tỉnh) trực tiếp thực hiện: đây là loại dịch vụ phát sinh từ yêu cầu nâng cao hiểu biết của ngƣời chấp hành và trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Vì vậy, Nhà nƣớc cần quy định rõ chức năng này cho cơ quan quản lý và đảm bảo năng lực (về ngƣời và kinh phí) và quy định rõ nội dung cần thực hiện.

Đối với các dịch vụ đƣợc Nhà nƣớc tổ chức cung cấp dƣới hình thức dự án: Đây là loại dịch vụ phát sinh từ chức năng hỗ trợ phát triển của Nhà nƣớc có thể đƣợc thực hiện trên địa bàn chợ. Bởi vì, các chợ, nhất là các chợ nông thôn là nơi tụ họp của nhiều đối tƣợng đƣợc hƣởng sự hỗ trợ này nhƣ ngƣời sản xuất (nông dân), hộ kinh doanh, các thƣơng nhân lớn (doanh nghiệp). Để phát triển các dịch vụ này trên địa bàn các chợ, UBND thành phố có thể dựa vào các đơn vị quản lý chợ trên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 87)