6. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Thực trạng công tác ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách
phát triển và quản lý hệ thống chợ
Từ khi có Nghị định 02/2003/NĐ-CP đến nay, số lƣợng chợ trên địa bàn thành phố đƣợc xây mới hoặc cải tạo nâng cấp tiếp tục tăng với sự đa dạng về loại hình và cấp độ chợ. Thành phố đã có 3 chợ hạng 2 và số chợ đƣợc cải tạo nâng cấp là 9 chợ. Một số chợ đầu mối quy mô lớn bƣớc đầu hoạt động hiệu quả, điển hình là chợ Tổng, chợ Vĩnh yên. Trƣớc khi có Nghị định 02/2003/NĐ-CP, mô hình tổ chức bộ máy quản lý chợ ở địa bàn nông thôn là Ban quản lý đối với các chợ quy mô lớn và vừa, Tổ quản lý đối với các chợ quy mô nhỏ. Từ khi có Nghị định 02/2003/NĐ- CP và Quyết định 559 , thành phố đã tích cực chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ theo hƣớng thành lập doanh nghiệp hoặc HTX kinh doanh, quản lý chợ (sau đây gọi là doanh nghiệp/HTX chợ). Tính đến cuối năm 2013, thành phố có 3 doanh nghiệp và 6 HTX quản lý chợ. Doanh nghiệp/HTX chợ đƣợc quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự cân đối, tự hoạch toán thu chi, gắn với hiệu quả hoạt động và quản lý theo pháp luật. Nhìn chung quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp/HTX so với hình thức Ban quản lý, Tổ quản lý hiệu quả hơn, tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ tốt hơn nhƣ công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…, ngoài ra, còn giảm gánh nặng về số biên chế dành cho quản lý chợ.
Tuy nhiên trong công tác ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ trên địa bàn TP Vĩnh Yên còn một số những hạn chế sau:
- Hệ thống văn bản pháp luật về phát triển và quản lý chợ chƣa hoàn thiện. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trong nƣớc nói chung và chợ nói riêng liên quan đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiều ngành lĩnh vực đòi hỏi phải có một thể chế phù hợp. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chợ mới chỉ điều chỉnh những khía cạnh riêng lẻ, thiếu đồng bộ, không có tính hệ thống, ý nghĩa và giá trị pháp lý thấp. Hiện còn thiếu khá nhiều văn bản hƣớng dẫn, nhất là các văn bản hƣớng dẫn của Thành phố.
- Chính sách khuyến khích, ƣu đãi các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển chợ còn rất hạn chế và chƣa phù hợp
Trong nhiều năm, chính sách khuyến khích, ƣu đãi các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển chợ còn rất hạn chế và chƣa phù hợp, đối tƣợng đƣợc hƣởng trong phạm vi hẹp; hầu nhƣ không có chính sách ƣu đãi (thuế, đất đai, tín dụng…) đầu tƣ phát triển cho ngành dịch vụ phân phối, cho lĩnh vực lƣu thông hàng hóa nói chung và hệ thống chợ nói riêng. Trong khi đó, đại bộ phận mạng lƣới cơ sở vật chất kỹ thuật (kho bãi, nhà xƣởng, cửa hàng…) của ngành thƣơng mại đƣợc xây dựng trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung không còn tồn tại. Các chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ phát triển chợ đã ban hành đang nằm rải rác ở nhiều văn bản nên rất khó triển khai thực hiện trong thực tiễn và dễ dẫn đến tình trạng vận dụng không thống nhất. Chính sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển chợ từ ngân sách nhà nƣớc còn ở mức thấp và phƣơng thức phân bố chƣa hợp lý.
Từ năm 2003, lần đầu tiên, có chính sách hỗ trợ ngân sách nhà nƣớc để phát triển một số loại hình và cấp chợ (chợ đầu mối nông sản, chợ hạng 1, chợ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa) theo quy định của Nghị định 02/2003/NĐ-CP. Tuy vậy, nguồn ngân sách hỗ chợ đầu tƣ chợ theo chính sách này ở Vĩnh Yên còn ít, có nơi còn sử dụng vào mục đích khác (từ năm 2008 đến nay, do nguồn vốn hỗ trợ đầu tƣ chợ không ghi thành mục riêng nhƣ năm 2007 trở về trƣớc mà nằm trong tổng nguồn vốn hỗ trợ cho từng tỉnh nên một số địa phƣơng không dành vốn cho đầu tƣ phát triển chợ). Một số lƣợng lớn chợ rất cần sự hỗ trợ của ngân sách nhà nƣớc nhƣng đang nằm ngoài chính sách hỗ chợ của Nghị định này.
Những tồn tại, hạn chế về cơ chế quản lý nhà nƣớc trong đầu tƣ phát triển và quản lý chợ:
- Do chất lƣợng của một số quy hoạch chợ chƣa tốt do điều tra, khảo sát chƣa kỹ, khi xác định địa điểm xây dựng chƣa chú ý đến dung lƣợng thị trƣờng, tập quán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiêu dung, thói quen mua bán của dân cƣ địa bàn. Vì vậy, vẫn còn một số chợ hoạt động chƣa thực sự hiệu quả.
- Số lƣợng chợ tăng nhanh nhƣng phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các khu dân cƣ mới hình thành chợ tạm, chợ cóc.
- Nguồn vốn đầu tƣ phát triển chợ còn hạn chế do sự eo hẹp về ngân sách của Nhà nƣớc, do khả năng huy động từ các nguồn khác còn khó khăn, hơn nữa, việc sử dụng vốn ngân sách vào đầu tƣ xây dựng chợ còn kém hiệu quả.
- Hệ thống Chợ chủ yếu thiên về chức năng bán lẻ và đa số Chợ có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất-kỹ thuật còn sơ sài, lạc hậu. Chợ đầu mối, chợ tổng hợp qui mô lớn có chức năng bán buôn, thu gom và phát luông hang hóa còn ít.
- Tình trạng chợ hoạt động kém hoặc không hiệu quả (Chiếm khoảng 7%) đã xảy ra ở một số phƣờng (Khai Quang, Liên Bảo).
- Phƣơng thức kinh doanh và các hình thức giao dịch chủ yếu là lạc hậu, các dịch vụ hỗ chợ kinh doanh và dịch vụ cho khác hàng mua hàng chƣa đƣợc quan tâm và phát triển. Điều đó đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển mạng lƣới chợ trong giai đoạn tới, nhất là khi nhiều loại hình thƣơng mại mới cũng sẽ đƣợc phát triển.
- Thƣơng nhân hoạt động thƣờng xuyên ở các chợ phần lớn có qui mô nhỏ và hạn chế về nhiều mặt.
- Nhìn chung, mô hình quản lý chợ chƣa phát triển, chủ yếu vẫn là Ban quản lý, Tổ quản lý chợ, tiến độ chuyển đổi sang mô hình quản lý doanh nghiệp/HTX quản lý Chợ còn chậm. Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng, phòng chống cháy nổ… còn nhiều hạn chế, yếu kém.
3.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
3.2.3.1. Các mô hình tổ chức quản lý chợ
Trong thời gian qua, công tác tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn TP Vĩnh Yên chịu sự điều chỉnh của những văn bản sau:
- Quyết định số 3569/QĐ-UB ngày 16/09/2009 của UBND Thành phố Vĩnh Yên. - Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ. - Thông tƣ số 06/2003/TT-BTM ngày 15/08/2003 của Bộ Công Thƣơng hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nghị định Số: 11/VBHN-BCT, quy định về Phát triển và Quản lý chợ của Bộ Công Thƣơng ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2014
Toàn thành phố hiện có 10 chợ đang hoạt động, trong đó có 2 chợ hạng 2 (chợ Vĩnh Yên, chợ Tổng) và 7 chợ còn lại đều là chợ hạng 3.
Về ban quản lý chợ, có 2 BQL chợ do thành phố quản lý, mỗi BQL chợ quản lý 1 chợ, có 4 chợ do các HTX kinh doanh khai thác và quản lý.
Nhƣ vậy, trên địa bàn TP Vĩnh Yên hiện nay có 2 mô hình tổ chức quản lý chợ: - Mô hình BQL quản lý chợ.
- Mô hình HTX quản lý chợ.
a) Mô hình BQL chợ
Trên địa bàn thành phố hiện nay có 2 chợ do BQL quản lý. Các chợ này đều do thành phố đầu tƣ xây dựng hoặc hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng. UBND Thành phố căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của các chợ này đã lập ra 2 BQL và giao cho mỗi BQL quản lý 2 chợ, thể hiện trong sơ đồ dƣới đây:
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ ban quản lý chợ trên địa bàn TP Vĩnh Yên
Tổ Kiểm tra UBND TP Vĩnh Yên Ban Quản lý chợ Trƣởng ban Phó trƣởng ban Tổ Hành chính Tổ Bảo vệ Tổ Môi trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các BQL này do UBND TP Vĩnh Yên quy định, cụ thể nhƣ sau:
- Về chức năng:
+ Các BQL trên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc thành phố quản lý, tự trang trải các chi phí hoạt động thƣờng xuyên.
+ BQL thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại trong phạm vi chợ đƣợc giao quản lý.
- Về nhiệm vụ, quyền hạn:
Các BQL có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1) Trình UBND TP Vĩnh Yên quyết định:
2) Phê duyệt Phƣơng án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ.
3) Quy định cụ thể việc việc sử dụng, thuê thời hạn thuê với các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ.
4) Phê duyệt Nội quy chợ.
5) Phê duyệt Phƣơng án đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
6) Phê duyệt kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.
7) Quyết đinh việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa chọn thƣơng nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phƣơng án đã duyệt.
8) Ký hợp đồng với thƣơng nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phƣơng án đã đƣợc duyệt.
9) Tổ chức, quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.
10) Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tƣ và an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ.
11) Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ nhƣ: trông giữ phƣơng tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ, kiểm định số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lƣợng, chất lƣợng hàng hoá, vệ sinh môi trƣờng… và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật.
12) Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thƣơng nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật.
13) Phối hợp với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hƣớng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc của thƣơng nhân kinh doanh tại chợ.
14) Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của BQL chợ theo quy định của pháp luật.
15) Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho Phòng Kinh tế - Kế hoạch UBND TP Vĩnh Yên theo quy định của Bộ Thƣơng mại.
- Về tổ chức:
+ Mỗi BQL trên đều có Trƣởng ban quản lý và 1 Phó trƣởng ban. Bên dƣới là các tổ dịch vụ nhƣ trông giữ xe, vệ sinh, bảo vệ…
+ Trƣởng ban, Phó trƣởng ban do Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật.
+ Trƣởng BQL chợ phải chịu trách nhiệm trƣớc UBND thành phố về toàn bộ hoạt động của chợ và của BQL chợ. Phó trƣởng ban có trách nhiệm giúp Trƣởng ban và chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng ban thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ do trƣởng ban phân công.
+ Các Trƣởng BQL chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tại chợ; Ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… trong phạm vi chợ.
b) Mô hình HTX quản lý chợ
Hiện tại trên địa bàn có 4 chợ do các HTX quản lý. Đây là các chợ do UBND phƣờng làm chủ đầu tƣ, nhƣng thực chất là vốn của các HTX - đây là nguồn vốn đóng góp, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị có dự án trên địa bàn phƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Về chức năng:
+ HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ hoạt động theo Luật HTX và các văn bản quy định của pháp luật hiện hành.
+ Các HTX thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi chợ quản lý.
Về nhiệm vụ, quyền hạn: Các HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ có
trách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các công việc sau: 1) Tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ.
2) Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
3) Xây dựng Nội quy chợ trình UBND cấp phƣờng quản lý phê duyệt; tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.
4) Bố trí sắp xếp các khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thƣơng mại và phù hợp với yêu cầu của thƣơng nhân kinh doanh.
5) Ký hợp đồng với các thƣơng nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ.
6) Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vũ đối với Nhà nƣớc của thƣơng nhân kinh doanh tại chợ.
7) Tổng hợp tình hình hoạt động của chợ và báo cáo định kỳ cho phòng Kinh tế - Kế hoạch cấp phƣờng quản lý theo hƣớng dẫn của Bộ Thƣơng mại.
3.2.3.2. Đánh giá về mô hình BQL chợ trên địa bàn TP Vĩnh Yên trong thời gian qua * Những kết quả đã đạt được:
Trong những năm qua sự tồn tại và phát triển của các chợ do QBL thuộc đơn vị sự nghiệp có thu tổ chức, quản lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các BQL đã duy trì hoạt động của các chợ tƣơng đối ổn định và mang lại những kết quả đáng kể nhƣ: tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, tăng nguồn thu cho NSNN… từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Những kết quả quan trọng nhất là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Về việc giải quyết việc làm
+ Hiện có trên 386 lao động làm việc trong các chợ là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc thành phố do các BQL quản lý, bao gồm cả số ngƣời bán hàng tại chợ và số lao động quản lý.
+ Số lao động trên bao gồm cả những ngƣời lao động trên địa bàn thành phố và cả những ngƣời vãng lai từ các nơi khác đến. Theo thống kê, có 65% số ngƣời bán hàng tại các chợ là ngƣời dân trên địa bàn thành phố và 35% là những ngƣời vãng lai từ các tỉnh khác đến, chủ yếu là từ các tỉnh lân cận đến bán nông sản thực