0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 51 -51 )

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hệ thống chợ: + Tổng số chợ trên địa bàn

+ Phân loại chợ theo quy mô diện tích, số hộ kinh doanh, số ngƣời dân đến mua bán...

+ Mức độ sầm uất của chợ: Sự đa dạng về hàng hóa, quy mô, khối lƣợng mua bán...

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ: + Tổng số cán bộ, nhân viên trong một ban quản lý chợ

+ Tổng chi phí cho ban quản lý chợ qua các năm

+ Tỷ lệ giữa chi phí cho các ban quản lý chợ so với tổng thuế và giá trị dịch vụ thu đƣợc từ hoạt động của chợ

+ Mức độ hài lòng của các hộ kinh doanh, của ngƣời dân tham gia mua bán trong chợ về công tác quản lý chợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG

CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN -

TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Về vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Bình Xuyên, phía tây giáp huyện Yên Lạc, phía bắc giáp huyện Tam Dƣơng, phía nam giáp huyện Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên là nơi trung chuyển, kết nối giao thoa giữa các vùng miền kinh tế khu vực.

Thành phố Vĩnh Yên có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía bắc (cách Hà Nội 55km và sân bay quốc tế nội bài 25km về phía Nam, cách thành phố Việt Trì 25km về phía tây), tạo điều kiện cho thành phố Vĩnh Yên phát triển công nghiệp, thƣơng mại, giao lƣu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Từ ngày tái thiết lập tỉnh 1/1/1997, Thành phố Vĩnh Yên trở thành trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá xã hội lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Với hệ thống hạ tầng kiến trúc ngày càng hoàn thiện tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, Thành phố thực sự thay đổi. Nổi bật là ngành sản xuất công nghiệp và du lịch- dịch vụ. Hiện nay trên địa bàn Thành phố đã và đang hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với qui mô lớn, tập trung ở các vùng ven Thành phố, nơi có điều kiện giao thông thuận lợi và nguồn lực lao động dồi dào.

Hiện nay, thành phố có 2 cụm công nghiệp lớn đó là khu công nghiệp Khai Quang và khu công nghiệp Lai Sơn. Đây là những khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi về giao thông và nguồn lao động, cơ sở kết cấu hạ tầng tƣơng đối hoàn thiện và đặc biệt chính sách khuyến khích thu hút đầu tƣ của tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc phát triển công nghiệp. Ngoài ra thành phố đang triển khai 2 dự án là khu đô thị Nam đầm Vạc và khu đô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thị Nam Hà Tiên. Đây là các dự án rất khả quan góp phần xây dựng và phát triển thành phố Vĩnh Yên.

Thành phố Vĩnh Yên cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội của tỉnh với tiềm năng tự nhiên dồi dào, phong phú đa dạng để phát triển kinh tế xã hội cùng nhiều chính sách ƣu đãi thông thoáng trong việc phát triển, thành phố Vĩnh Yên có đủ điều kiện để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Cụm công nghiệp Khai Quang và cụm công nghiệp Lai Sơn là những địa chỉ tin cậy của các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Theo số liệu năm 2009 sản xuất công nghiệp đạt 704,9 tỷ đồng.. Hoạt động công nghiệp phát triển mạnh đã kéo theo hàng loạt các hoạt động kinh tế khác phát triển, tiêu biểu là ngành du lịch, dịch vụ. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đƣợc nâng cấp, xây mới đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của khách trong nƣớc và quốc tế. Trong một tƣơng lai gần khu đô thị Nam Vĩnh Yên đƣợc mở rộng, trong đó có dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Đầm Vạc, đây là một hứa hẹn sáng lạn cho hoạt động du lịch, dịch vụ . Tiếp theo là các hoạt động thƣơng mại, nhiều sản phẩm, nhiều mặt hàng mới với nhiều chủng loại mẫu mã phong phú, hấp dẫn, phù hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng ra đời và chất lƣợng đạt tiêu chuẩn. Thị trƣờng buôn bán sầm uất. Theo kế hoạch thì trung tâm thƣơng mại nằm trên xã Khai Quang sẽ sớm đƣợc xây dựng. Một số làng nghề truyền thống đã đƣợc khôi phục nhƣ ghề “Mây tre đan xuất khẩu ở xã Thanh Trù, phƣờng Hội Hợp”.

Ngành nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản ngày càng đƣợc cải thiện và phát triển, sản phẩm nông sản đã cung cấp tƣơng đối đầy đủ cho nhân dân trong địa bàn. Bên cạnh đó ngành xây dựng, quy hoạch góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế - xã hội của Thành phố. Hệ thống giao thông nội thị, giao thông nông thôn đƣợc tu sửa, nâng cấp, hệ thống thoát nƣớc, điện đƣợc quy hoạch một cách khoa học, hiện đại. Năm 2010 ngành xây dựng đạt 322 tỷ đồng.

Từ năm 1997 đến nay Thành phố đã có 32 đề án quy hoạch chi tiết đƣợc duyệt với tổng diện tích là 1.275ha và đã giao đất, cấp chứng chỉ quy hoạch cho 250 dự án phục vụ cho việc xây dựng phát triển hạ tầng đô thị. Đồng thời với sự phát triển kinh tế của Thành phố, bộ mặt Thành phố hoàn toàn khởi sắc, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao. Các hoạt động văn hoá xã hội hoạt động sôi nổi. Năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thành phố Vĩnh Yên có 6 làng đạt tiêu chuẩn làng văn hoá cấp tỉnh, 41 làng đạt làng văn hoá cấp thị 8820 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Đặc biệt hiện nay Thành phố đã xây dựng chƣơng trình đề án phát triển thiết chế văn hoá tại cơ sở giai đoạn 2010 - 2015. Hàng năm các trƣờng học ở Thành phố Vĩnh Yên đƣợc tu sửa nâng cấp hoặc xây mới. Đến nay Thành phố Vĩnh Yên có 24/25 trƣờng học có lớp học cao tầng, 5 trƣờng học đạt tiêu chuẩn quốc gia, 94,8% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn . Mạng lƣới y tế từ Thành phố đến các cơ sở xã, phƣờng đƣợc củng cố và tăng cƣờng.. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Thành phố Vĩnh Yên ổn định tạo điều kiện tốt cho nền kinh tế xã hội của Thành phố phát triển.

Nhìn chung tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Vĩnh Yên đang trên con đƣờng đổi mới, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân Thành phố Vĩnh Yên đang phấn đấu để đạt đƣợc mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội Thành phố trở thành phố phát triển hiện đại.

3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Vĩnh Yên trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ nước đối với hệ thống chợ

Từ những vấn đề khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP Vĩnh Yên trên đây có thể đánh giá những tác động của nó đến quá trình quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ nhƣ sau:

3.1.3.1. Thuận lợi

Một là, tình hình chính trị xã hội ổn định, sản xuất phát triển, có hệ thống

giao thông thuận lợi, có nguồn lao động trẻ, dồi dào, đời sống nhân dân tiếp tục đƣợc nâng cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và hoạt đọng quản lý chợ trên địa bàn.

Hai là, UBND Tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại Vĩnh

Phúc đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, quy hoạch hệ thống chợ, trung tâm thƣơng mại, siêu thị trên địa bàn Tỉnh tạo thuận lợi cho việc triển khai và đƣa ra các quyết định quản lý trợ trên địa bàn.

Ba là, các điều kiện tự nhiên của tỉnh tƣơng đối thuận lợi cho sự hình thành

và phát triển hệ thống chợ. Trong đó, điều kiện địa hình tƣơng đối bằng phẳng sẽ tạo thuận lợi trong việc lựa chọn địa điểm để mở chợ. Đồng thời, vị trí địa lý của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vĩnh Yên là điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lƣu kinh tế thông qua hệ thống chợ giữa TP với các huyện, thị khác. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các chợ trên địa bàn thành phố

Bốn là, đội ngũ cán bộ quản lý chợ trên địa bàn thành phố có tình độ chuyên

môn, năng lực và kinh nghiệp thực tiễn trong công tác quản lý, có thể ứng dụng và áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại và hiệu quả.

Năm là, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống chợ cơ bản đáp ứng

hiệu quả, phục vụ tốt cho công tác quản lý chợ trên địa bàn.

Sáu là, hệ thống các văn bản quy định hoạt động quản lý chợ trên địa bàn

dần hoàn thiện, là cơ sở cho các hoạt động quản lý chợ trên địa bàn.

3.1.3.2. Khó khăn

Một là, công tác đầu tƣ xây dựng chợ của một số xã, phƣờng còn lúng túng

trong các bƣớc triển khai, gây khó khăn cho công tác quản lý chợ trên địa bàn.

Hai là, quy trình chuẩn bị đầu tƣ hiện nay còn phức tạp, công tác quy hoạch

phát triển mạng lƣới chợ chƣa theo sát với tốc độ đô thị hóa và chƣa sát với tình hình thực tế.

Ba là, mật độ dân số cao cùng với sự phát triển nhanh của hệ thống giao

thông trong vùng và các điều kiện kết cấu hạ tầng đang và sẽ ảnh hƣởng đến mật độ và sự phân bố của hệ thống chợ trong TP. Trong đó, mật độ dân số đông và sự phân bố dân cƣ tƣơng đối đồng đều trên địa bàn làm tăng mật độ của chợ. Ngƣợc lại, sự phát triển của các điều kiện kết cấu hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc…) lại có tác động mở rộng phạm vi hoạt động của chợ và qua đó làm giảm mật độ chợ trên địa bàn tỉnh trong những năm tới. Điều này làm hạn chế cho công tác quản lý và phát triển chợ.

Bốn là, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu nhiều và hạn chế về chuyên môn

nghiệp vụ cũng là một vấn đề lớn trong công tác quản lý

Năm là, việc ứng dụng CNTT trong quản lý còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở

vật chất, thiết bị cũng đã làm giảm đi hiệu quả quản lý.

Bên cạnh đó, chính quyền các cấp chƣa thật sự quan tâm đến đầu tƣ xây dựng,

nâng cấp mở rộng chợ. Nhiều địa phƣơng thiếu năng động trong việc huy động các nguồn vốn khác để đầu tƣ phát triển chợ mà chỉ trông chờ nguồn vốn cấp trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ

3.2.1.1. Công tác quy hoạch chợ

Công tác quy hoạch hệ thống chợ đã đƣợc các cấp chính quyền của Thành phố rất quan tâm. UBND thành phố Vĩnh Yên đã tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020. Theo quy hoạch đó, hệ thống chợ trên địa bàn Vĩnh Yên đƣợc hoạch định nhƣ sau:

a) Đối với mạng lưới chợ do thành phố quản lý

- Cải tạo chợ Vĩnh Yên - phƣờng Ngô Quyền trong 2 năm 2011-2012 với vốn đầu tƣ 15 tỷ đồng; xây thêm dãy nhà chợ 3 tầng với tổng mức đầu tƣ 32 tỷ đồng, giải quyết cho khoảng 300 chỗ ngồi. Ban thƣờng vụ Thành uỷ Vĩnh Yên đã 2 lần thông qua phƣơng án nâng cấp, cải tạo, xây mới nhà chợ 3 tầng.

- Xây dựng và cải tạo chợ Đồng Tâm: Theo quy hoạch phát triển mạng lƣới chợ, Dự án chợ Đồng Tâm đã đƣợc UBND Tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tƣ 24 tỷ đồng, diện tích 35.370 m2 đƣợc chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (2007 - 2008): Đầu tƣ xây dựng xong toàn bộ các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật. Nhƣ san nền toàn bộ khu vực mở rộng chợ và hệ thống giao thông, ki ốt bán hàng, hệ thống cấp thoát nƣớc, vỉa hè, cây xanh.

+ Giai đoạn 2 (2009 - 2010): Đầu tƣ xây dựng nhà chợ chính và hạ tầng kỹ thuật. Nhƣ xây dựng nhà chợ chính 02 tầng, dãy nhà cho thuê, nhà ban quản lý, nhà kho và các hạng mục phụ trợ.

- Xây dựng hoàn chỉnh chợ Tổng - phƣờng Liên Bảo với tổng số vốn xây dựng chợ theo dự toán đƣợc duyệt là 4,5 tỷ đồng. Chợ này sẽ góp phần giải quyết cho khoảng 120 hộ kinh doanh với trên 300 lao động.

b) Quy hoạch phát triển hệ thống chợ phường, xã

Thành phố đã tiến hành quy hoạch xây dựng mới và cải tạo một số chợ ở các xã, phƣờng: Chợ phƣờng Hội Hợp, chợ phƣờng Tích Sơn, chợ phƣờng Liên Bảo… Cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chợ Tích Sơn - phƣờng Tích Sơn: Quy mô xây dựng: 6080 m2

, khái toán vốn đầu tƣ: 1,5 tỷ đồng, sẽ đƣợc xây dựng theo 2 giai đoạn:, trong đó giai đoạn 1 (năm 2008): Đền bù giải phóng mặt bằng, san nền chợ.

- Chợ Cầu Ngã - phƣờng Hội Hợp:

Quy mô xây dựng: 10.000 m2, khái toán vốn đầu tƣ: 1,8 tỷ đồng; giai đoạn 1 (năm 2008) sẽ tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, san nền chợ.

- Chợ Vƣờn Lang - xã Thanh Trù:

Quy mô xây dựng: 7.000 m2, khái toán vốn đầu tƣ: 1,2 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 1 (năm 2008) sẽ tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng, san nền chợ.

- Chợ Thanh Minh - phƣờng Khai Quang:

Quy mô xây dựng: 10.000 m2, khái toán vốn đầu tƣ: 1,3 tỷ đồng; Giai đoạn 1 (năm 2008): Đền bù giải phóng mặt bằng, san nền chợ. Giai đoạn 2 (2009 - 2010): Xây nhà chợ chính, kiốt, nhà Ban quản lý, xây dựng hạ tầng.

Như vậy, theo quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn, về cơ bản đã bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu của dân cƣ trên địa bàn. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của thành phố trong những năm tới, theo quá trình đô thị hóa, công nghiệp và hiện đại hóa thì hệ thống chợ đã đƣợc quy hoạch, còn phải tiếp tục đƣợc rà soát, điều chỉnh để phù hợp hơn.

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển Chợ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên a) Đối với mạng lưới chợ do thành phố quản lý

- Chợ Vĩnh Yên (chợ hạng 1):

Do khó khăn về nguồn kinh phí và chủ trƣơng xã hội hoá xây dựng chợ. UBND Thành phố đã báo cáo UBND Tỉnh cho phép kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ xây dựng chợ. Thành phố đã lựa chọn và trình UBND Tỉnh cho phép Công ty cổ phần Trung Tín đầu tƣ xây dựng, khai thác và quản lý chợ. Ngoài ra Tỉnh còn giới thiệu Tổng công ty dệt may Việt Nam tham gia đầu tƣ xây dựng phƣơng án thiết kế kiến trúc và xây dựng chợ.

Sau khi đƣợc UBND Tỉnh lựa chọn chủ đầu tƣ hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tƣ xong, chủ đầu tƣ phải lập phƣơng án đền bù giải phóng mặt bằng, kế hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xây dựng chợ tạm, bố trí địa điểm tái kinh doanh… xin ý kiến các hộ kinh doanh, rồi báo cáo lên các ban, ngành của Tỉnh thẩm định. Về phƣơng án kiến trúc, dựa

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 51 -51 )

×