Những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2.Những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân

3.3.2.1. Những tồn tại, yếu kém

Bên cạnh các chợ bị quá tải, không đủ chỗ để sắp xếp cho các hộ tham gia kinh doanh trên chợ, lại có chợ mới đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng chƣa sử dụng hết công suất thiết kế, hoặc các hộ đang tham gia kinh doanh trên chợ xin tạm dừng, thậm chí trả lại phần diện tích chợ đã thuê, một số xã chƣa có chợ nhƣng có nhu cầu mở chợ mà không có kinh phí đầu tƣ…

Hiện nay nhu cầu mua bán và trao đổi của dân cƣ ngày càng có xu hƣớng tăng lên và yêu cầu đảm bảo cho việc họp chợ ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn…; trong khi đó, có rất nhiều chợ chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển hoặc chỉ đƣợc đầu tƣ ở mức độ thấp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một số chợ còn tình trạng chƣa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng, lấn chiếm lòng đƣờng, vỉa hè gây mất an toàn giao thông

Khả năng đảm bảo các nguồn thu chi và đầu tƣ phát triển ở hầu hết các chợ hiện đang ở mức thấp.Tính chất xã hội hoá nguồn vốn đầu tƣ xây dựng chợ chƣa cao.

Việc phát triển cung ứng các loại hình dịch vụ tại các chợ nhằm phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm của địa phƣơng và phát triển thƣơng nhân tại các chợ còn nhiều hạn chế cả về sự hiện diện của các loại hình dịch vụ và chất lƣợng của dịch vụ đƣợc cung ứng.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một số cơ quan quản lý còn chƣa nhìn nhận đúng về vị trí và vai trò của chợ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cho rằng chợ là công trình công cộng, trong khi ngƣời đƣợc giao quản lý trực tiếp chỉ nhìn thấy các khoản thu từ chợ. Do đó, trong công tác tổ chức và quản lý chợ vừa thiếu tính thống nhất trong cả hệ thống chợ, vừa thiếu cách nhìn toàn diện về vị trí, vai trò và yêu cầu phát triển chợ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Công tác tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn TP Vĩnh Yên trong những năm vừa qua, phần lớn do UBND xã, phƣờng trực tiếp quản lý theo phƣơng thức giao khoán hay khoán thầu là chính.

Cùng với quá trình phát triển hệ thống giao thông đƣờng bộ và sự gia tăng lƣu lƣợng ngƣời và hàng hoá qua hệ thống chợ đã và đang gây nên tình trạng mất an toàn giao thông trên nhiều tuyến giao thông có điểm họp chợ.

Công tác kiểm tra, xử lý về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng tại các chợ chƣa đƣợc các cơ quan quản lý chú trọng.

Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chợ, bố trí không gian kiến trúc, yêu cầu diện tích mặt bằng của hệ thống chợ trên địa bàn thành phố cũng đang cần đƣợc nâng cấp, sửa chữa và đảm bảo sự thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá của toàn bộ mạng lƣới chợ.

Số hộ kinh doanh trên chợ vẫn tập trung chủ yếu vào ngành hàng tƣơi sống, tạp hoá, may mặc, dịch vụ ăn uống… Các ngành kinh doanh khác nhƣ hàng điện tử, hàng thực phẩm công nghệ chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Điều này có nghĩa là, tuy chợ là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

loại hình thƣơng nghiệp tổng hợp nhƣng không phải là thích hợp với mọi ngành hàng và mặt hàng kinh doanh.

Việc thiếu vắng các hộ kinh doanh, chƣa sử dụng hết diện tích kinh doanh trên một số chợ do nhiều nguyên nhân: Diện tích kinh doanh đƣợc thuê nhiều khi quá nhỏ hẹp, ảnh hƣởng đến điều kiện hoạt động và khả năng mở rộng kinh doanh của các hộ; do kinh tế phát triển, điều kiện nhà ở của dân cƣ trong tỉnh đã đƣợc cải thiện, nhiều hộ kinh doanh có thể sử dụng nhà ở hoặc thuê nhà gần khu vực chợ để tổ chức kinh doanh; giá bán hay cho thuê diện tích kinh doanh trên chợ chƣa thực sự hợp lý và thƣờng không đƣợc điều chỉnh linh hoạt; mối quan hệ giữa các hộ kinh doanh và Ban quản lý hay Tổ quản lý chợ không đƣợc chú trọng phát triển, sự gắn kết giữa họ thiếu chặt chẽ, thậm chí chỉ đơn thuần là quan hệ giữa ngƣời đi thuê và ngƣời cho thuê diện tích kinh doanh; đối với các chợ xã, do lƣu lƣợng ngƣời mua đến chợ thƣờng tập trung cao điểm trong khoảng thời gian ngắn nên các hộ kinh doanh thƣờng không duy trì việc bán hàng cả ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TRONG QUÁ TRÌNH

HỘI NHẬP KINH TẾ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 84)