Môi trường kinhdoanh của công ty cổ phần cảng NhaTrang

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ cảng biển tại công ty cổ phần cảng nha trang (Trang 53)

Môi trường bên ngoài

Môi trường vĩ mô

Bất kì doanh nghiệp nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều chịu tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, đó là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi được mà các doanh nghiệp cần phải tự thay đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh để duy trì và phát triển.

+ Môi trường kinh tế

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế của nước ta đã có những bước tăng trưởng rõ rệt. Thị trường hàng hóa và dịch vụ rộng lớn với hơn 90 triệu khách hàng là đòn bẩy giúp nền kinh tế nước ta phát triển và đời sống người dân được cải thiện và nâng cao. Qua đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và tiếp nhận tàu du lịch thông qua các cảng biển cũng trở nên lớn hơn, tạo cơ hội kinh doanh cho cảng Nha Trang.

được ở mức khá trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn từ 2012 – 2014 ở nước ta lần lượt là 5,03% - 5,4% - 5,98%. Với tốc độ tăng trưởng như vậy cùng với việc lạm phát được Nhà nước kìm hãm ở mức vừa phải đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Riêng đối với tỉnh Khánh Hòa, tốc độ tăng trưởng luôn đạt được ở mức cao 8,3% (2013) và 8,55% trong năm 2014 đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh có thể phát triển, góp phần gia tăng các hoạt động vận tải biển trên địa bàn tỉnh.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng trong giai đoạn gần đây đều giảm và đang đứng ở mức thấp (biến động từ 7% đến 10% một năm). Các ngân hàng hiện nay cũng đang khuyến khích việc cho vay với các chính sách ưu đãi đã giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường.

Như vậy, với việc kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngày càng có nhiều thời cơ trong việc phát triển, kéo theo đó chính là các hoạt động vận tải biển, tạo cơ hội kinh doanh thuận lợi cho công ty cổ phần cảng Nha Trang.

+ Môi trường chính trị - pháp luật

Hiện nay, cơ sở pháp lý cho hoạt động khai thác và kinh doanh cảng biển được quy định rất chặt chẽ. Cảng Nha Trang cũng như các cảng khác tại Việt Nam đều phải tuân theo một số luật sau:

Bộ luật Hàng Hải 2015

Nghị định 109/2014/NĐ-CP về quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải.

Thông tư 61/2014/TT-BGTVT về quy định tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bố danh mục cảng thủy nội địa.

Thông tư 50/2014/TT-BGTVT về quy trình quản lý cảng, bến thủy nội địa Thông tư 50/2014/TT-BGTVT về quy định kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển trong vùng nước cảng biển.

Nghị định 30/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

Nghị định số 93/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.

Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT về quy định quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thuộc vùng biển Việt Nam.

Và một số Nghị định, thông tư khác có liên quan đến hoạt động hàng hải và dịch vụ hỗ trợ hàng hải.

Ngoài ra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển cũng phải chấp hành các nguyên tắc, chuẩn mực của luật chuyên ngành như Luật Thương Mại Việt Nam 2005 và Luật Doanh Nghiệp 2005. Luật Doanh Nghiệp 2005 cũng điều chỉnh về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển.

Đây chính là những cơ sở pháp lý để thúc đẩy phát triển toàn diện, hiệu quả các hoạt động hàng hải ở nước ta cùng với sự chủ động hội nhập mà các thành phần kinh tế hàng hải trong nước để có quyền áp dụng. Tuy nhiên, phần nào đó, những chính sách này cũng sẽ tạo ra những thách thức nhất định trong việc hoàn thành những quy định của nhà nước trong hoạt động kinh doanh của cảng Nha Trang.

+ Môi trường kĩ thuật công nghệ

Trong gần 30 năm qua, khoa học và công nghệ ở Việt Nam đã có những bước trưởng thành về mọi mặt, đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận; góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển nhanh và ổn định về kinh tế, xã hội. Tiềm lực khoa học công nghệ ở nước ta ngày càng được tăng cường với hơn 30 nghìn cán bộ kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động khoa học công nghệ của đất nước, có khả năng tiếp thu nhanh va làm chủ được công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Điểm yếu dễ nhận thấy nhất của khoa học công nghệ nước ta đó chính là thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu khoa học – công nghệ, giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động khoa học và công nghệ: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học và công

nghệ trong dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít. Nhìn chung, năng lực khoa học công nghệ nước ta còn yếu kém, chưa giải đáp được kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.

+ Môi trường tự nhiên Vị trí địa lý:

Cảng Nha Trang là cảng biển loại I, cảng nằm trong vịnh Nha Trang kín gió, luồng và độ sâu trước bến không bị bồi lắng, cảng phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Đắc Nông và một phần tỉnh Phú Yên và Lâm Đồng. Là một khu vực có nhiều tiềm năng và thế mạnh xuất nhập khẩu và dịch vụ du lịch. Đường bộ nối liền từ cảng với Quốc lộ I đã và đang được mở rộng và nâng cấp phục vụ cho chiến lược phát triển xã hội của tỉnh. Cảng cách sân bay Cam Ranh 32 Km và gần đường hàng hải quốc tế.

Cảng Nha Trang nằm ở vĩ độ 12012’Bắc và kinh độ 109013’ Đông. Bờ biển hướng theo hướng Bắc - Nam, trước mặt có một số đảo che chắn cao không quá 300m, có 2 luồng vào ra cảng theo 2 hướng Bắc, Nam, nhờ có đảo che chắn nên cảng Nha Trang ít bị ảnh hưởng của bão.

Vị trí hải đồ : 3883. Vị trí hoa tiêu hải đồ : 30. Múi giờ ; GMT + 7h.

UNCTAD Locode : VN NHA.

Khu vực neo đậu : Khu vực cho tàu chở hàng nguy hiểm ở Đông bắc đảo Hòn Một với độ sâu tối đa là 20m. Các tàu chở hàng khác neo đậu cách cầu cảng 0,5 mile ở độ sâu là 15m.

Hoa tiêu : Trạm hoa tiêu phía Nam ở vĩ độ 12010,2’, kinh độ 109015,5’. Trạm hoa tiêu phía Bắc ở vĩ độ 12014,5’ Bắc và kinh độ 109013,7’ Đông.

Hình 2.2 : Sơ đồ luồng ra vào cảng Nha Trang

Môi trường vi mô

+ Khách hàng

 Những nhà xuất nhập khẩu hàng hóa:

Những nhà xuất nhập khẩu trực tiếp: hàng hóa của họ có sự cạnh tranh cao trên thị trường. Do đó, thời gian giao nhận hàng tại cảng đối với họ hết sức quan trọng bởi vì mức cung cầu hàng hóa đó trên thị trường có ảnh hưởng nhiều tới giá cả tiêu thu hàng hoá đó. Đối với những khách hàng này, họ cần xếp dỡ hàng nhanh chóng, đòi hỏi thiết bị của cảng phải hiện đại, thủ tuc hành chính nhanh chóng tiện lợi.

Những nhà xuất nhập khẩu ủy thác : hàng hoá của họ xuất nhập là họ nhận ủy thác của các tổ chức hay cá nhân. Tuy cũng mang tính thời vụ hoặc độc quyền nhưng những khách hàng này ngoài việc quan tâm đến thời gian giao nhận (do sức ép của người ủy thác) họ còn chú trọng đến chi phí. Bởi vì lợi nhuận của họ: giá cước - chi phí giao nhận. Vì vậy họ thường chọn những cảng có chi phí thấp hơn mặc dù thời gian có thể lâu hơn một chút.

 Nhà sản xuất và dịch vụ :

Với những khách hàng này thời gian giao nhận đối với họ không phải là đặc biệt quan trọng ( Mặc dù họ cũng chú trọng tới các yếu tố gây phiền hà làm mất thời gian đi lại của họ). Nhưng điều họ quan tâm nhất là độ an toàn của hàng hóa khi về tới kho. Chính vì vậy họ rất chú trọng tới điều kiện kỹ thuật, công nghệ, chất lượng xếp

dỡ và chất lượng bảo quản hàng của cảng, tránh tối đa sự hư hỏng hàng hoá (thường giá thành của hàng hoá rất cao nhất là các dàn máy móc thiết bị mới).

 Các hãng tàu, nhà đại lý vận tải: Đây là những khách hàng rất quan trọng của cảng. Việc phục vụ tốt nhằm gây ấn tượng tốt với đại lý vận tải của cảng, tạo điều kiện cho các nhà đại lý phát triển tốt cũng chính là tạo điều kiện cảng khuyếch trương hoạt động.

+ Đối thủ cạnh tranh

Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù là khai thác các dịch vụ cảng biển, tuy nhiên cảng Nha Trang vẫn gặp phải sự cạnh tranh nhất định từ một số cảng khác trong khu vực.

Trong hoạt động đón các tàu khách du lịch quốc tế, trong 2 năm gần đây, lượng du khách cập cảng Nha Trang đang có sự suy giảm so với những năm trước đó. Lâu nay, hải trình của các chuyến tàu biển du lịch đến Việt Nam thường dừng lại ở Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long, nhưng trong khi các địa phương khác như Vũng Tàu, Đà Nẵng đang có sự gia tăng về số lượng du khách cập cảng thì cảng Nha Trang lại rơi vào tình trạng giảm sút. Với quy hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa – đơn vị đang nắm giữ phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần cảng Nha Trang – cảng Nha Trang sẽ dần chuyển công năng thành một cảng du lịch quốc tế. Điều này buộc cảng Nha Trang cần phải có chiến lược cạnh tranh hiệu quả, nâng cao cơ sở vật chất để có thể duy trì vị thế là điểm dừng chân trên hải trình của những chuyến tàu khách quốc tế.

Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cảng Nha Trang:

Thuận lợi

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ của tổ chức Công đoàn cơ sở.

Có sự năng động, chủ động trong công tác đào tạo và đào tạo lại để chuẩn bị sản xuất và khai thác hàng hóa, cầu bến và đặc biệt là loại hàng mới.

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cảng và các đơn vị quản lý chuyên ngành hàng hải như: Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, Công ty hoa tiêu khu vực VIII, Biên phòng cửa khẩu và hải quan cửa khẩu Cảng… các chủ tàu, các đại lý và các chủ hàng.

Đã tăng cường công tác sửa chữa, bảo dưỡng, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị kịp thời, tạo điều kiện giảm áp lực trong khai thác.

Nhận thức về công tác khách hàng trong CBCNV đã và đang được nâng lên, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên vượt khó nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi các nhân trong xí nghiệp, từ đó uy tín của Cảng đang dần được cải thiện.

Khó khăn

Khách quan:

Quá trình chuyển đổi cơ quan chủ quản từ cục Hàng hải Việt Nam sang Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đồng thời về quy hoạch lâu dài bị áp lực chuyển đổi công năng hoạt động nên đã tác động đến công tác thu hút khách hàng, nhất là lĩnh vực đầu tư hạ tầng và chiều sâu để tăng năng lực bốc xếp hàng qua Cảng.

Các khoản chi phí đầu vào nguyên vật liệu, giá nhiên liệu biến động tăng mạnh, tiền lương tối thiểu tăng và thực hiện chế độ chính sách mới về bảo hiểm thất nghiệp dẫn đến tăng các khoản trích nộp Bảo hiệm xã hội, Bảo hiểm y tế,…làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu hàng hóa xuất nhập khẩu trong khu vực đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu qua Cảng bằng container giảm.

Chủ quan

Mối quan hệ đối ngoại, công tác khách hàng đã có nhiều chuyển biến tốt nhưng chưa được coi trọng ở lực lượng lao động trực tiếp, tư tưởng bao cấp ỷ lại trong một số cán bộ công nhân viên còn nặng nề chậm thay đổi, việc xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật, vi phạm quy trình công nghệ còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, thuyết phục.

Bộ máy quản lý còn cồng kềnh thiếu cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, rải rác ở một số bộ phận đơn vị vẫn còn tồn tại những cán bộ chậm thay đổi về tư duy, nhận thức, còn tư tưởng ỷ lại trông chờ, nặng tính bảo thủ, làm ít chê nhiều, thiếu sâu sát thực tế trong chỉ đạo điều hành công việc.

Môi trường bên trong

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn Số người Tỷ lệ (%)

Đại học và sau Đại học 35 26,32 Cao đẳng và Trung cấp 18 13,53 Công nhân kỹ thuật 23 17,29 Lao động phổ thông 57 42,86

Tổng 133 100,00

(Nguồn: Phòng tổ chức – tiền lương)

Hiện tại, tổng số lao động trong công ty cổ phần cảng Nha Trang là 133 người, được phân theo các trình độ chuyên môn khác nhau bao gồm: Đại học và sau Đại học, Cao đẳng và trung cấp, Công nhân kỹ thuật và Lao động phổ thông.

42.86%

17.29% 13.53% 26.32%

Đại học và sau Đại học Cao đẳng và Trung cấp Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ

Qua biểu đồ hình 2.3, ta nhận thấy lực lượng lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn nhân lực công ty với tỷ lệ 42,86%. Lực lượng lao động có trình độ cao trong công ty cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, đạt được 26,32%. Lao động có trình độ Cao đẳng – Trung cấp và Công nhân kỹ thuật lần lượt chiếm tỷ lệ là 13,53% và 17,29%. Như vậy có thể thấy trình độ chuyên môn của nhân viên công ty đang ngày càng được nâng cao, góp phần giúp công ty cổ phần cảng Nha Trang nâng cao được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật.

Hình 2.4: Sơ đồ cầu cảng Nha Trang

Cầu liền bờ 10.000 DWT ( cầu số 2 ) chiều dài 156 m, độ sâu trước bến -8,5m. Phục vụ cho tàu hàng tổng hợp, tàu Container và tàu khách có trọng tải đến 10.000 DWT.

Cầu nhô 20.000 DWT (phía biển - cầu số 3) chiều dài 215 m, độ sâu trước bến - 11.8 m, phục vụ cho tàu hàng tổng hợp, tàu Container đến 40.000DWT giảm tải và tàu khách có chiều dài đến 240m trọng tải 60.870GT.

Cầu nhô 20.000DWT ( phía trong bờ - cầu số 4) dài 181 m độ sâu trước bến - 9,2 m phục vụ cho tàu hàng tổng hợp có tải trọng đến 20.000 DWT giảm tải ra, vào làm hàng.

 Phương tiện xếp dỡ:

Cẩu nâng dỡ hàng với sức nâng từ 5 ÷ 60 tấn: 9 chiếc. Xe vận chuyển hàng hóa.

Xe xúc gạt E02621B. Xe nâng Komatsu.

2 trạm cân điện tử 80 tấn.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ cảng biển tại công ty cổ phần cảng nha trang (Trang 53)