Kế toán tiền gửi ngân hàng

Một phần của tài liệu Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty TNHH NOBLAND Việt Nam (Trang 25)

13

SVTH: Châu Dương Tú Trân

Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng được dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm tại ngân hàng của doanh nghiệp.

Kết cấu tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng:

Sơ đồ 1.3: Kết cấu tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng có 3 tài khoản cấp 2:

• Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam

• Tài khoản 1122 – Ngoại tệ: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam

• Tài khoản 1123 – Vàng: phản ánh số vàng bạc, kim khí, đá quý gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng.

1.1.3.2 Chứng từ sử dụng

• Ủy nhiệm chi: doanh nghiệp dùng để gửi cho Ngân hàng tại nơi mở tài khoản để trích một số tiền nhất định trong tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. Mẫu của ủy nhiệm chi do Ngân hàng quy định.

• Giấy báo nợ: khi doanh nghiệp rút tiền hoặc thanh toán cho nhà cung cấp qua ngân hàng.

• Giấy báo có: khi doanh nghiệp gửi tiền hoặc nhận được tiền thanh toán qua ngân hàng.

SDCK: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý tại ngân hàng cuối kỳ

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý gửi vào ngân hàng.

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.

Nợ TK 112

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý rút từ ngân hàng.

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.

SDĐK: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý tại ngân hàng đầu kỳ.

14

SVTH: Châu Dương Tú Trân

• Bảng sao kê ngân hàng: bảng tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp qua ngân hàng trong tháng.

1.1.3.3 Sổ kế toán chi tiết

• Sổ tiền gửi ngân hàng (S08-DN)

• Sổ cái TK 112

• Sổ chi tiết TK 1121, TK 1122, TK 1123 Đơn vị:……….

Địa chỉ:………

Mẫu số: S08 – DN

(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Nơi mở tài khoản giao dịch:………

Số hiệu tài khoản nơi gửi:……….

Đơn vị tính:……… Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đ/ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Thu (gửi) Chi (rút ra) Còn lại A B C D E 1 2 3 F - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ - Cộng số phát sinh trong kỳ - Số dư cuối kỳ

- Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến số trang …

- Ngày mở sổ: … Ngày … tháng … năm Người lập sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)

15

SVTH: Châu Dương Tú Trân

1.1.3.4 Hạch toán chi tiết 1.1.3.4.1 TGNH bằng VND 1.1.3.4.1 TGNH bằng VND

Sơ đồ 1.4: Hạch toán chi tiết TGNH bằng VND

1.1.3.4.2 TGNH bằng ngoại tệ

Các nghiệp vụ liên quan đến TGNH bằng ngoại tệ:

VAT Chi phí phát sinh bằng TGNH Thanh toán nợ bằng TGNH VAT

Mua vật tư, hàng hóa, ccdc, TSCĐ…bằng TGNH Đầu tư ngắn hạn, dài hạn

bằng TGNH Chi tạm ứng, ký cược, ký

quỹ bằng TGNH

Doanh thu, thu nhập khác bằng TGNH Nhận vốn góp, vốn cấp bằng TGNH Vay ngắn hạn, dài hạn Lỗ Lãi

Thu hồi các khoản đầu tư Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ bằng TGNH Thu hồi các khoản phải thu

Rút tiền gửi NH nhập quỹ tiền mặt

Gửi tiền vào NH

TK 1111 TK 1111 TK 1121 TK 1111 TK 141, 144, 244 TK 131, 136, 138 TK 141, 144, 244 TK 121, 128, 221, 222, 223, 228 TK 311, 341 TK 411, 441 TK 511, 512, 515, 711 TK 121, 128, 221, 222, 223, 228 TK 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217 TK 331, 315, 331, 333, 334, 336, 338 TK 627, 641, 642, 635, 811 TK 515 TK 635 TK 131 TK 131

16

SVTH: Châu Dương Tú Trân

(1)Thu nợ bằng ngoại tệ:

Nợ TK 1122 – Ngoại tệ nhập quỹ (theo tỷ giá thực tế tại thời điểm thu nợ) Có TK 131 – Phải thu khách hàng (theo tỷ giá lúc ghi nhận nợ phải thu) Có TK 515 – Chênh lệch do tỷ giá thực tế tại thời điểm thu nợ cao hơn tại thời điểm ghi nhận nợ.

Trường hợp tỷ giá lúc thu nợ thấp hơn tỷ giá lúc ghi nhận nợ phải thu thì khoản chênh lệch được ghi Nợ TK 635.

(2)Thanh toán nợ bằng ngoại tệ:

Nợ TK 331 – Phải trả người bán (theo tỷ giá tại thời điểm ghi nhận nợ phải trả) Có TK 1122 – Ngoại tệ xuất quỹ (theo tỷ giá xuất ngoại tệ)

Có TK 515 – Chênh lệch do tỷ giá xuất ngoại tệ thấp hơn tỷ giá tại thời điểm ghi nhận nợ.

Trường hợp tỷ giá xuất ngoại tệ cao hơn tỷ giá ghi nhận nợ thì khoản chênh lệch được ghi Nợ TK 635.

(3)Doanh thu, doanh thu tài chính, thu nhập khác bằng ngoại tệ: Nợ TK 1122 – Ngoại tệ nhập quỹ (theo tỷ giá thực tế)

Có TK 511 – Doanh thu (theo tỷ giá thực tế)

Có TK 515 – Doanh thu tài chính (theo tỷ giá thực tế) Có TK 711 – Thu nhập khác (theo tỷ giá thực tế)

(4)Mua vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ, tài sản cố định…bằng ngoại tệ: Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu (theo tỷ giá thực tế)

Nợ TK 153 – Công cụ dụng cụ (theo tỷ giá thực tế) Nợ TK 156 – Hàng hóa (theo tỷ giá thực tế)

Nợ TK 211 – Tài sản cố định (theo tỷ giá thực tế)

Có TK 1122 – Ngoại tệ xuất quỹ (theo tỷ giá xuất ngoại tệ)

Có TK 515 – Chênh lệch do tỷ giá xuất ngoại tệ thấp hơn tỷ giá thực tế Trường hợp tỷ giá xuất ngoại tệ cao hơn tỷ giá thực tế thì khoản chênh lệch được ghi Nợ TK 635.

17

SVTH: Châu Dương Tú Trân

(5)Chi phí khác thanh toán bằng ngoại tệ:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (theo tỷ giá thực tế) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (theo tỷ giá thực tế) Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (theo tỷ giá thực tế)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (theo tỷ giá thực tế) Có TK 1122 – Ngoại tệ xuất quỹ (theo tỷ giá xuất ngoại tệ)

Có TK 515 – Chênh lệch do tỷ giá xuất ngoại tệ thấp hơn tỷ giá thực tế Trường hợp tỷ giá xuất ngoại tệ cao hơn tỷ giá thực tế thì khoản chênh lệch được ghi Nợ TK 635.

Cuối năm tài chính, tiến hành đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Khi phát sinh lãi, hạch toán:

Nợ TK 1122 – Chênh lệch do đánh giá lại tỷ giá Có TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái Kết chuyển lãi tỷ giá:

Nợ TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Khi phát sinh lỗ, hạch toán:

Nợ TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 1122 – Chênh lệch do đánh giá lại tỷ giá Kết chuyển lỗ tỷ giá:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.1.3.4.3 Vàng gửi ngân hàng

Các nghiệp vụ liên quan đến TK Vàng gửi ngân hàng: (1)Mua vàng gửi Ngân hàng

Nợ TK 1123 – Vàng nhập quỹ (theo giá mua thực tế) Có TK 111, 112 – Theo giá mua thực tế (2)Nhận ký cược, ký quỹ bằng vàng

Nợ TK 1123 – Vàng nhập quỹ (theo giá mua thực tế) Có TK 3388, 334 – Ký cược, ký quỹ

18

SVTH: Châu Dương Tú Trân

(3)Khách hàng trả nợ bằng vàng

Nợ TK 1123 – Theo tỷ giá thực tế khi nhận thanh toán Có TK 131 – Theo giá lúc ghi nhận nợ phải thu

Có TK 515 – Chênh lệch do giá thực tế lúc thanh toán lớn hơn giá lúc ghi nhận nợ.

Trường hợp giá thực tế lúc thanh toán thấp hơn giá lúc ghi nhận nợ thì khoản chênh lệch được ghi Nợ TK 635.

(4)Hoàn trả tiền ký cược, ký quỹ bằng vàng Nợ TK 3388, 334 – Theo giá thực tế nhận

Có TK 1123 – Theo giá thực tế nhận (5)Xuất vàng đi ký cược, ký quỹ

Nợ TK 144, 244 – Ký cược, ký quỹ Có TK 1123 – Theo giá xuất (6)Xuất vàng thanh toán cho người bán

Nợ TK 331 – Theo giá tại thời điểm ghi nhận nợ phải trả. Có TK 1123 – Theo giá xuất

Có TK 515 – Chênh lệch do giá xuất thấp hơn giá tại thời điểm ghi nhận nợ phải trả.

Trường hợp giá xuất cao hơn giá tại thời điểm ghi nhận nợ phải trả thì ghi Nợ TK 635.

Cuối kỳ, tiến hành đánh giá lại giá vàng theo giá vàng tại thời điểm cuối kỳ kế toán được căn cứ theo giá đóng cửa của các sàn giao dịch vàng giao dịch vàng quốc tế (London, NewYork…) được công bố bởi Bloomberg hoặc Reuters.

Trường hợp giá vàng cuối kỳ cao hơn giá ghi sổ, hạch toán: Nợ TK 1123 – Chênh lệch lãi do đánh giá lại giá vàng

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Trường hợp giá vàng cuối kỳ thấp hơn giá ghi sổ, hạch toán: Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 1123 – Chênh lệch lỗ do đánh giá lại giá vàng

1.1.4 Kế toán tiền đang chuyển 1.1.4.1 Đặc điểm 1.1.4.1 Đặc điểm

19

SVTH: Châu Dương Tú Trân

Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển: phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc nhà nước, đã gửi cho bưu điện để chuyển về cho Ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo có, trả cho doanh nghiệp khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ Ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo nợ hay Bảng sao kê của ngân hàng.

Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam đồng và ngoại tệ trong các trường hợp như thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng, chuyển tiền qua bưu điện để trả cho các doanh nghiệp khác, giao tiền tay ba giữa người mua hàng với doanh nghiệp và Kho bạc Nhà nước.

Kết cấu tài khoản 113 – Tiền đang chuyển:

Sơ đồ 1.5: Kết cấu tài khoản 113 – Tiền đang chuyển Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:

• Tài khoản 1131 – Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.

• Tài khoản 1132 – Ngoại tệ: phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.

1.1.4.2 Chứng từ sử dụng

• Phiếu chi

• Phiếu nộp tiền

• Biên lai thu tiền của Bưu điện

• Phiếu chuyển tiền

• Chứng từ có liên quan khác

SDĐK: Các khoản tiền đang chuyển đầu kỳ.

- Các khoản tiền mặt hoặc séc đã nộp vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được GBC.

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ đang chuyển cuối kỳ.

SDCK: Các khoản tiền đang chuyển cuối kỳ.

Nợ TK 113

- Số kết chuyển vào TK 112 hoặc các tài khoản có liên quan.

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ đang chuyển cuối kỳ.

20

SVTH: Châu Dương Tú Trân

1.1.4.3 Sổ kế toán chi tiết

• Sổ cái TK 113

• Sổ chi tiết TK 1131, TK 1132

1.1.4.4 Hạch toán chi tiết

Sơ đồ 1.6: Hạch toán chi tiết Tiền đang chuyển

1.1.5 Kiểm kê quỹ

1.1.5.1 Khái niệm kiểm kê

Kiểm kê là việc tiến hành kiểm tra tại chỗ các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp bằng cách cân đo, đong đếm nhằm xác định số tài sản thực có nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa số thực tế kiểm kê được với số ghi trên sổ kế toán.

Kiểm kê quỹ là việc tiến hành kiểm tra tài khoản Tiền mặt tại quỹ và Tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp nhằm xác định số tài sản thực có phù hợp với số dư trên sổ quỹ tiền mặt và Sổ tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp.

1.1.5.2 Mục đích kiểm kê

Yêu cầu quan trọng nhất của kế toán là việc phản ánh chính xác, nghĩa là số liệu trên sổ sách phải phù hợp với số hiện có tại cùng thời điểm tương ứng. Tuy nhiên, số liệu thực tế và số trên sổ sách kế toán vẫn có thể chênh lệch, nguyên nhân chênh lệch có thể là do việc sai sót trong lập chứng từ, ghi sổ hoặc do việc hao hụt tự nhiên trong quá trình bảo quản hoặc do việc đo lường không chính xác và nghiêm trọng hơn là do các hành vi gian lận và tham ô.

Chênh lệch lỗ do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển

TK 413

Nhận được GBC của NH về số tiền đã gửi

NH báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển trả cho người bán KH trả tiền, DN đã nộp vào NH

nhưng chưa nhận GBC

KH trả nợ bằng vàng bạc, đá quý (3) Xuất tiền mặt gửi vào NH, chưa

nhận GBC TK 113 TK 1111, 1112 TK 131 TK 131 TK 331 112

Chênh lệch lãi do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển

21

SVTH: Châu Dương Tú Trân

Theo như đặc điểm của vốn bằng tiền là khoản mục quan trọng nhưng nhạy cảm, dễ bị tham ô thì việc kiểm kê quỹ đóng vai trò quan trọng, giúp đảm bảo sự chính xác về số liệu, giúp phát hiện những sai sót và gian lận để kịp thời điều chỉnh và phát hiện nguyên nhân để xử lý.

1.1.5.3 Phương pháp kiểm kê

Tùy theo nội dung của đối tượng kiểm kê mà lựa chọn phương pháp kiểm kê phù hợp, đối với vốn bằng tiền sẽ tiến hành kiểm kê tiền mặt và kiểm kê tiền gửi ngân hàng.

Kiểm kê tiền mặt sẽ tiến hành kiểm kê toàn bộ tiền Việt Nam Đồng và Ngoại tệ (nếu có) bằng cách đếm trực tiếp từng loại, sau đó đối chiếu giữa các sổ kế toán, sổ quỹ với số liệu kiểm kê được.

Kiểm kê tiền gửi ngân hàng sẽ được tiến hành bằng cách đối chiếu số dư của từng tài khoản chi tiết trên sổ kế toán với sổ ngân hàng.

Tùy theo phạm vi và đối tượng kiểm kê để lựa chọn hình thức kiểm kê. Đối với vốn bằng tiền, Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng sẽ được kiểm kê định kỳ và kiểm kê bất thường không quy định trước thời gian. Riêng Tiền mặt tại quỹ còn được Thủ quỹ tiến hành kiểm kê hằng ngày.

1.1.5.4 Quy trình kiểm kê

Trước khi tiến hành kiểm kê, doanh nghiệp phải thành lập Ban kiểm kê, Kế toán phải đảm bảo hoàn thành việc hạch toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh, khóa sổ đúng thời điểm để đảm bảo có số liệu chính xác để tiến hành kiểm kê. Người quản lý tài sản phải sắp xếp, phân loại tài sản để việc kiểm kê được tiến hành thuận tiện, nhanh chóng.

Tiến hành kiểm kê theo phương pháp và phương thức kiểm kê phù hợp.

Sau khi kiểm kê kết thúc, đơn vị kế toán sẽ lập “báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê” trong đó có đầy đủ chữ ký của Ban kiểm kê. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số thực tế và số trên sổ sách thì phải xác định nguyên nhân và phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Ban kiểm kê sẽ chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê đã thực hiện.

Việc kiểm kê sẽ được tiến hành theo nhiều bước

Thành lập “Ban kiểm kê”: Định kì hoặc khi có yêu cầu kiểm kê quỹ từ Kế toán trưởng và Ban giám đốc (đột xuất), hội đồng kiểm kê sẽ được lập bao gồm: thủ quỹ, kế toán thanh toán, Kế toán trưởng và cuối năm tài chính thì có thêm sự có mặt của GĐ.

22

SVTH: Châu Dương Tú Trân

Thực hiện các công việc trước khi kiểm kê: Để công việc kiểm kê được thuận lợi và chính xác, kế toán phải phản ánh và cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, tiến hành khóa sổ đúng hạn để có số liệu chính xác trước khi tiến hành kiểm kê.

Thủ quỹ và kế toán sau khi nhận được thông báo hoặc yêu cầu về việc kiểm kê sẽ tiến hành việc phân loại, sắp xếp các chứng từ, sổ sách để thuận tiện trong việc tiến hành kiểm kê, kiểm tra, đối chiếu.

Thực hiện kiểm kê: Đối với tiền mặt, Ban kiểm kê sẽ tiến hành phân loại đếm các loại tiền và lập bảng kiểm kê quỹ, sau đó tiến hành đối chiếu giữa số dư trên sổ quỹ và số kiểm kê được. Đối với tiền gửi Ngân hàng, Ban kiểm kê sẽ tiến hành đối chiếu giữa số dư

Một phần của tài liệu Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty TNHH NOBLAND Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)