5. Bố cục của khóa luận
1.4.2 Môi trƣờng bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến quản lý nguồn nhân lực hay còn gọi là môi trƣờng bên ngoài bao gồm các yếu tố nhƣ: khung cảnh kinh tế, dân số và lực lƣợng lao động trong xã hội, luật lệ của nhà nƣớc, văn hóa- xã hội, khoa học kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.
- Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý nguồn nhân lực. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất do vậy cần phát triển lao động mới, tăng cƣờng công tác
đào tạo, huấn luyện và bồi dƣỡng cán bộ nhân viên. Việc mở rộng sản xuất cũng đòi hỏi doanh nghiệp tuyển dụng thêm những lao động có năng lực, trình độ và điều này buộc doanh nghiệp phải tăng lƣơng, tăng phúc lợi, cải thiện điều kiện làm việc để thu hút nhân viên.
Ngƣợc lại, khi kinh tế suy thoái, bất ổn và có chiều hƣớng đi xuống đòi hỏi doanh nghiệp một mặt vẫn phải duy trì lực lƣợng lao động có tay nghề, mặc khác cần phải giảm chi phí lao động. Doanh nghiệp phải cho nhân viên tạm nghỉ hoặc nghỉ hẳn, giảm phúc lợi, lƣơng, thƣởng.
- Dân số và lực lƣợng lao động trong xã hội: Lao động xã hội bao gồm những ngƣời có khả năng lao động, đang có hoặc chƣa có việc làm, cơ cấu lao động đƣợc thể hiện qua tuổi tác, giới tính, trình độ dân trí, sự hiểu biết của các tầng lớp dân cƣ, trình độ học vấn, chuyên môn tay nghề…số lƣợng và cơ cấu lao động xã hội ảnh hƣởng trực tiếp đến số lƣợng, cơ cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Nƣớc ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc. Nền kinh tế mới chỉ thoát khỏi lạc hậu và đang từng bƣớc phát triển chứ chƣa thật sự trở thành nƣớc công nghiệp. Trong khi đó dân số phát triển rất nhanh. Nhu cầu việc làm ngày càng tăng. Đây cũng là vấn đề lớn mà các doanh nghiệp cần quan tâm.
- Luật lệ của Nhà nƣớc: Luật lệ của nhà nƣớc hay còn gọi là môi trƣờng pháp lý bao gồm các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động, đây là khung pháp lý cho các doanh nghiệp giải quyết tốt mối quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển nguồn nhân lực.
- Văn hóa- xã hội: các truyền thống, tập quán, lễ nghi, quy phạm đạo đức…tạo nên lối sống văn hóa và môi trƣờng hoạt động xã hội của con ngƣời nói chung và ngƣời lao động trong doanh nghiệp nói riêng. Nếu một xã hội có quá nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều đẳng cấp khác nhau, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp đà phát triển của thời đại sẽ kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho tổ chức.
Sự thay đổi các giá trị văn hóa của một nƣớc sẽ tạo ra các thách thức cho công tác quản lý nguồn nhân lực. Nếu quản lý nguồn nhân lực tốt sẽ tạo ra thành công cho doanh nghiệp hoặc ngƣợc lại.
- Khoa học kỹ thuật: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là yếu tố khách quan ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực, cho phép các doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng ít hay nhiều lao động, từ đó ảnh hƣởng đến quy mô, chất lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực.
Khoa học kỹ thuật thay đổi, một số công việc, kỹ năng không còn cần thiết nữa. Do đó, doanh nghiệp một mặt phải đào tạo lại lực lƣợng lao động hiện tại của mình và tuyển dụng thêm những lao động đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp, mặt khác cũng phải tinh giảm biên chế, sắp xếp lại lực lƣợng lao động dƣ thừa.
- Đối thủ cạnh tranh: Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp tìm nhiều biện pháp để thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình. Các doanh nghiệp đƣa ra các chính sách nhân sự, lãnh đạo, động viên và khen thƣởng hợp lý, tạo ra bầu không khí doanh nghiệp gắn bó…đồng thời thƣờng xuyên cải tiến môi trƣờng làm việc, cải tiến các chính sách phúc lợi. Nhà quản trị cần phái biết cách quản lý nhân viên có hiệu quả
- Khách hàng: Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Các cấp quản lý phải đảm bảo rằng nhân viên của mình sản xuất ra các mặt hàng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đảm bảo chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ. Tiêu thụ đƣợc sản phẩm, đảm bảo doanh số, lợi nhuận là yếu tố quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà quản lý phải làm cho nhân viên của mình hiểu đƣợc tầm quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Để cho nhân viên ý thức đƣợc điều này, nhiệm vụ của các cấp quản lý và toàn thể nhân viên là phải biết quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1:
Chƣơng 1 đã trình bày những nội dung cơ bản về quản trị nguồn nhân lực và tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực đối với sự phát triển của tổ chức cũng nhƣ kinh tế - xã hội. Đây sẽ là cơ sở cho việc tìm hiểu và phân tích về hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Quảng Cáo Thƣơng Mại Sen Vàng để hiểu rõ hơn về những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty sắp phân tích ở chƣơng 2.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO THƢƠNG MẠI SEN VÀNG