Các chứng từ trong giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển 24

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển tại chi nhánh công ty TNHH dịch vụ vận tải và thương mại Việt Hoa (Trang 36)

đường bin

Bản lược khai hàng hóa – Cargo manifest: Là bản liệt kê tóm tắt về hàng vận chuyển trên tàu, do người vận chuyển lập khi đã hoàn thành việc xếp hàng xuống tàu. Công dụng làm giấy thông báo cho người nhận hàng biết về các loại hàng đã xếp trên tàu, làm chứng từ để thuyền trưởng khai báo với hải quan về hàng hóa đã xếp trên tàu, căn cứđể lập bản thanh toán các loại phí liên quan đến hàng (phí xếp dỡ, phí kiểm đếm, đại lý phí), làm cơ sở để lập bản kết toán giao nhận hàng (ROROC)

Thông báo sẵn sàng ( Notice of readiness):Là một văn bản do thuyền trưởng gửi cho người gửi hàng hoặc người nhận hàng để thông báo là tàu đến cảng và sẵn sàng để làm hàng. Đối với người nhận hàng thì thông báo này cho người nhận hàng biết tàu đã đến cảng để có kế hoạch chuẩn bị phương tiện, nhân lực tiếp nhận hàng một cách nhanh chóng và kịp thời. Là căn cứđể xác định thời gian tính “laytime”.

Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (report on receipt of cargo – roroc):

Sau khi hoàn tất việc dỡ hàng nhập khẩu từ tàu vào bờ, cảng (đại diện cho chủ hàng) phải cũng với thuyền trưởng ký một văn bản xác nhận số lượng kiện hàng đã giao và đã nhận gọi là ROROC. Dù là ROROC hay là bản kết toán cuối cùng (Final report) đều có tác dụng chứng minh sự thừa thiếu giữa hàng thực nhận ở cảng đến, so với số lượng đã ghi ở manifest của tàu. ROROC là một trong những căc cứ để

 

khiếu nại hãng tàu hay người bán, đồng thời dựa vào nó để cảng giao hàng cho chủ nhập khẩu.

Phiếu thiếu hàng: Khi dỡ xong hàng nhập, nếu phát hiện thấy thiếu hàng, đại lý tàu biển, căn cứ vào biên bản kết toán ROROC, cấp cho chủ hàng một giấy chứng nhận việc thiếu hàng là Shortage bond (SB) hay certificate shortlanded cargo. Về mặt pháp lý SB có tác dụng như một bản trích sao của ROROC, nên dùng làm chứng từ khiếu nại hãng tàu về trách nhiệm bảo quản của tàu đối với số lượng hàng

Giấy chưng nhận hàng hư hỏng (Cargo outturn report – COR): Khi dỡ kiện hàng từ trên tàu xuống, nếu thấy hàng bị hư hỏng đổ vỡ, cảng và tàu cùng lập một biên bản về tình trạng đó của hàng gọi tắt là COR

Biên bản đổ vỡ mất mát: Khi nhận hàng ở kho cảng, nếu thấy hàng bị hư hỏng, đổ vỡ, mất, thiếu chủ hàng có thể yêu cầu cơ quan liên quan phải lập biên bản về tình trạng của hàng hóa gọi là “Biên bản đổ vỡ và mất mát”. Biên bản này được lập với sự có mặt của 4 cơ quan: hải quan, bảo hiểm, cảng và công ty xuất nhập khẩu (chủ hàng).

Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O): Do người chuyên chở hoặc đại lý của họ ký phát với mục đích hướng dẫn (yêu cấu) cảng hoặc bộ phận quản lý hàng hóa chuyển giao quyền cầm giữ hàng hoá cho người nhận hàng. Lệnh giao hàng được người chuyên chở ký phát sau khi người nhận hàng xuất trình vận đơn hợp lệ và thanh toán các khoản phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa.

Vận đơn đường biển (Bill of lading – B/L): Vận đơn đường biển (Bill of Lading/ Ocean Bill of Lading/ Marine Bill of Lading) là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng dường biển do người vận chuyển hoặc đại diện của người vận chuyển cấp phát cho người giửi hàng sau khi hàng hóa đã dược xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp và bằng vận đơn này người chuyên chở cam kết giao hàng khi xuất trình nó. Có chứng từ này người nhận hàng mới lấy được D/O, làm thủ tục hải quan, và lấy được hàng.

Tóm tt chương 1

Ngày nay khi xu thế chung là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế thì hoạt động mua bán xuất nhập khẩu giữa các quốc gia cũng diễn ra sôi động, nhập

 

quá trình vận tải hàng hóa giữa các quốc gia cũng được cải tiến, hoàn thiện kéo theo sự ra đời của phương thức vận chuyển container đường biển với những ưu điểm vượt trội so với các hình thức vận chuyển cổ điển. Để cho quá trình vận tải được Bắt đầu –Tiệp tục – Kết thúc, hàng đến tay người mua thì cần phải thực hiện các công việc nhưđưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp/dỡ, giao hàng cho người nhận,…gọi chung là nghiệp vụ giao nhận. Vai trò người giao nhận ngày càng được đề cao, dần trở thành một bên chính trong hoạt động xuất nhập khẩu, họ giúp cho việc tổ chức giao nhận nhanh chóng, chính xác và kinh tế giảm đến mức thấp nhất tổn thất của hàng hóa.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển tại chi nhánh công ty TNHH dịch vụ vận tải và thương mại Việt Hoa (Trang 36)