0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu 18

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT HOA (Trang 30 -30 )

Cơ sở pháp lý

Các văn bản của nhà nước như:

- Các văn bản quy định tàu bè của nước ngoài ra vào các cảng quốc tế của Việt Nam. Các văn bản quy định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các đơn vị, doanh nghiệp.Luật quốc gia điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán, vận tải bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ.

Các luật lệ quốc tế

- Công ước quốc tế : Công ước viên 1980, công ước luật biển 1982, công ước Brussels.

- Các hiệp ước (Treaty) là một cuộc thỏa thuận về ngoại giao ký kết giữa hai hay nhiều nước; cũng có thể hiểu đó là văn bản được ký kết sau khi đã thảo luận giữa các bên (có thể sẽ có bên không thực hiện) như các hiệp ước song phương, đa phương quốc tế.

- Các hiệp định(Agreement) là bản giao ước ký kết giữa các nước ký kết giữa các nước để cùng nhau thỏa thuận về một vấn đề nào đó như hiệp định thương mại GATT, hiệp định thương mại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN.

- Các nghịđịnh thư(Protocol) là văn kiện phụ của một Hiệp định, nhằm cụ thể hóa những điểm mà Hiệp định chỉ nói khái quát và thi hành Hiệp định. Nghịđịnh thư cũng có thể trở thành một văn kiện độc lập. Một số nghị định thư: nghị định thư gia

 

nhập WTO của Việt Nam, nghị định thư về tăng cường giải quyết tranh chấp ASEAN, nghị định thư 1968.

- Các quy chế: quy chế xất nhập khẩu xăng dầu,thuốc; quy chế của khẩu biên giới đất liền.

- Các định ước.

Các loại hợp đồng: hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng thuê tàu chuyến, Booking Note, hợp đồng bảo hiểm.

Các tập quán thương mại và hàng hải, luật tập tục của mỗi nước: Incoterm, UCP 600.

Nguyên tắc giao nhận tại cảng

- Tiến hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa người gửi hàng hoặc người ủy thác với cảng.

- Đối với hàng không lưu kho tại cảng thì chủ hàng hoặc người được ủy thác giao nhận trực tiếp với người chuyên chở. Trong trường hợp chủ hàng hoặc người được ủy thác phải kết toán trực tiếp với người chuyên chở( nếu nhập FOB) và chỉ thỏa thuận với cảng vềđịa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí liên quan.

- Việc xếp dỡ trong phạm vi cảng là do cảng thực hiện. trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện của mình vào xếp dỡ thì phải thỏa thuận với cảng và thanh toán phí, lệ phí liên quan.

- Khi được ủy thác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cảng giao nhận với tàu bằng hình thức nào thì giao nhận với chủ hàng bằng hình thức đó.

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho, bãi cảng. - Khi nhận hành tại cảng thì chủ hàng hoặc người được ủy thác phải xuất trình bộ chứng từ liên quan đến việc giao nhận và giao nhận hàng liên tục trong một thời gian nhất định.

- Việc giao nhận cảng có thể nhận ủy thác hoặc chủ hàng tự thực hiện.

Trình tự giao hàng nhập khẩu

Yêu cầu

Tổ chức dỡ hàng nhanh nhằm giải phóng tàu và không bị phạt do dỡ hàng chậm. Nhận hàng quyết toán đầy đủ, chính xác với tàu.

 

Phát hiện kịp thời những tổn thất của hàng hóa, lập các biên bản, giấy tờ hợp lệ, kịp thời gian để khiếu nại các bên có liên quan.

Sơđồ 1.1 Trình t giao nhn hàng nhp khu

(1) Hàng lưu kho bãi tại cảng (2) Hàng không lưu kho, bãi cảng

Nguồn: Tự nghiên cứu. Chủ hàng có thể tự mình thực hiện quá trình giao nhận hoặc ủy thác cho doanh nghiệp chuyên nghiệp về dịch vụ giao nhận.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT HOA (Trang 30 -30 )

×