Các tổ chức giao nhận trên thế giới và Việt Nam 16

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển tại chi nhánh công ty TNHH dịch vụ vận tải và thương mại Việt Hoa (Trang 28)

Tổ chức giao nhận trên thế giới

Cùng với sự phát triển của thương mại và vận tải quốc tế, các hiệp hội giao nhận ra đời, điển hình phải kể đến FIATA một hiệp hội giao nhận tầm cỡ nhất thế giới hiện nay.

FIATA (Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận)

Từ viết tắt của tiếng Pháp “Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés”. Tên đầy đủ bằng tiếng Anh của tổ chức này là “Intetnational Federation of Freight Forwarders Association”. Đây là một tổ chức quốc tế lớn, có uy tín, thành lập tại Viên (Áo) năm 1926, trụ sở tại Zurich (Thụy Sỹ), bao gồm các hiệp hội giao nhận của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên hoạt động trên lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế. FIATA bao gồm hàng chục nghìn thành viên của khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS). Slogan hiện tại của FIATA là “Global Voice of Freight Logistics”. FIATA được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, kể cả của Liên hiệp quốc công nhận là một tổ chức tư vấn về logistics, giao nhận quốc tế. Điều lệ giao nhận, mẫu vận đơn FBL (FIATA Bill of Lading)... là những văn kiện có giá trị do FIATA soạn thảo, được công nhận và sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế.

Mục tiêu chính của FIATA bảo vệ và tăng cường lợi ích của người giao nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận. Liên kết nghề nghiệp tuyên truyền dịch vụ giao nhận vận tải, đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủ hàng và người chuyên chở. Phạm vi hoạt động của FIATA là rất rộng lớn.

 

Vào những năm 60 các nghiệp vụ giao nhận quốc tê ở Việt Nam phân tán, rải rác. Các công ty xuất nhập khẩu tự tổ chức chuyên chở hàng hóa và thành lập phòng kho vận riêng của mình. Bước vào thập niên 70 vân tải container bắt đầu xuất hiện để đáp ứng hàng viện trợ của Mỹ. Sau giải phóng ta tiếp nhận khoảng 45.000 cont. Do đó mà giao nhận cũng phát triển theo. Năm 1970 Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại) đã thành lập hai tổ chức giao nhận:

- Cục Kho Vận kiêm Tổng công ty Giao Nhận Ngoại Thương, trụ sở tại Hải Phòng.

- Công ty Giao nhận đường bộ, trụ sở Hà Nội

Năm 1976, Bộ Thương Mại đã sáp nhập hai tổ chức trên thành Tổng Công ty Giao Nhận và Kho vận Ngoại thương (Vietrans).

Trong thời kỳ bao cấp, Vietrans là cơ quan duy nhất được phép giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sởủy thác của nhà xuất nhập khẩu.

Năm 1988 vận chuyển cont phát triển mạnh, các hãng tàu lớn trên thế giới đạt trụ sở như EGM, Hanjin,K-line, Neddland, P&O, chủ yếu ở 2 cảng chính là Hải Phòng và Sài Gòn. Nền kinh tế nước ta chuyển dần sang nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước, Vietrans không còn độc quyền giao nhận nữa mà các cơ quan, công ty khác cũng tham gia, trong đó nhiều chủ hàng xuất nhập khẩu tự giao nhận lấy mà không qua Vietrans.

Các công ty đang cung cấp dịch vụ giao nhận hiện nay:

‐ Công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương (Vinatrans)

‐ Công ty Vận tải và Thuê tàu (Vietfracht)

‐ Công ty Container Việt Nam (Viconship)

‐ Công ty Đại lý Vận tải Quốc tế (Vosa)

‐ Công ty Thương mại Dịch vụ và Kho vận Ngoại thương

‐ Công ty Thương mại và Dịch vụ Hàng hải Tramaco

Trên cơ sởđó tháng 11/1993 Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), sau này đổi tên thành Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) tháng

 

7/1013, ra đời đại diện quyền lợi cho các công ty doanh nghiệp giao nhận ngày càng đông đảo tại Việt Nam.

Tầm nhìn: Liên kết, hợp tác những nhà cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải, logistics trong và ngoài nước nhằm kiến tạo vai trò.

Sứ mệnh : Nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển dịch vụ logistics hiện đại, kết nối logistics khu vực và toàn cầu, đóng góp hiệu quả vào việc phát triển doanh nghiệp trong ngành, cũng như phát triển kinh tếđất nước Việt Nam.

Slogan “Kết nối chuyên nghiệp Logistics”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển tại chi nhánh công ty TNHH dịch vụ vận tải và thương mại Việt Hoa (Trang 28)