Hiện thực mang màu sắc phi lý

Một phần của tài liệu Luận văn: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương (Trang 46)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2. Hiện thực mang màu sắc phi lý

Cuộc sống không phải khi nào cũng tồn tại những điều hợp lý. “Thế giới được dựa trên những điều phi lý” (“Anh em nhà Karamazov” của Dostoevski), những cái ngẫu nhiên mà chính con người cũng không ngờ tới. Đi vào văn chương, cái phi lý được thể hiện thông qua việc mô tả hiện thực thiếu logic, trái với năng lực nhận thức của con người. Các nhà văn hiện sinh khai mở vấn đề này một cách tinh nhạy và hấp dẫn, chính Jean Pause Sartre thông qua tác phẩm “Buồn nôn” cũng đã khẳng định: Phi lý là chìa khóa của hiện sinh.

Đọc Nguyễn Bình Phương, ta luôn bắt gặp trên trang sách tác giả một hiện thực nối dài từ những điều phi lý. Ở đó, cuộc sống khuôn lại trong cái bất thường có thật của xã hội, những bí mật mà ngay cả lý trí con người cũng không sao hiểu được. Nhân vật sống trong hiện thực mang sắc màu phi lý ấy buộc phải đứng lên, nổi loạn vì không tìm đâu ra chân lý. Sáng tác Nguyễn Bình Phương vì vậy thường phảng phất bóng dáng của huyền thoại. Đời sống là sự đan bện giữa hữu thức và vô thức. Đời sống không chỉ là cõi trần hiện hữu mà còn là cõi âm đầy huyễn hoặc.

2.2.1. Không gian, thời gian mang tính bất định

Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, không gian - thời gian là phương tiện thi pháp hữu hiệu giúp nhà văn khai mở mảng hiện thực đầy bất trắc. Nếu như không gian nghệ thuật là “mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả”[6] thì với Nguyễn Bình Phương khi không gian gắn với mảng hiện thực bất trắc, nó thường bị xóa đi những quy ước thẩm mỹ. Đó có thể là không gian thực nhưng đã bị làm mờ hóa, là thứ không gian tù đọng làm bức bối con người. Thậm chí không gian còn có tính chất lai ghép tạo nên một hiện thực không thuần nhất. Nếu như thời gian nghệ thuật là “thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, hay quá

khứ hay tương lai gắn với thời gian tâm lý”[6] thì với Nguyễn Bình Phương, khi thời gian gắn với mảng hiện thực bất trắc nó cũng không giữ nguyên những quy chuẩn thẩm mỹ. Đó có thể là thời gian đánh mất chất tuyến tính. Thậm chí thời gian là sự lồng ghép giữa hiện thực với quá khứ, tương lai.

Xét về không gian, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương xuất hiện một loạt các địa danh: núi Rùng, xã Linh Sơn, bãi Nghiền Sàng, núi Hột, sông Linh Nham, Phú Lương… dày đặc các tác phẩm. Thậm chí chúng lặp đi lặp lại khiến người đọc có cảm giác đó là không gian quen thuộc, là không gian mà nhân vật nào của tác giả cũng đi qua và sống ở đấy một lần. Trên thực tế, không gian này đã được làm mờ hóa. Chúng là những cái tên thật nhưng cũng là những cái tên gợi cho người đọc nỗi ám ảnh về sự bất trắc. Đó chẳng qua chỉ đơn thuần là một cái mác được gắn rất cẩn thận, chu đáo song lại chứa đựng cả những điều bí hiểm, kì lạ đến lạnh gáy, rợn ngợp. Với núi Rùng là nơi giữ vàng của các quan người Tàu, sau mưa vào đêm trăng sẽ nhìn thấy “những đốm sáng kì lạ” [63;17] nhấp nháy (Vào cõi); đất Linh Sơn “đom đóm bay loạn xóm” [64;12] xôn xao trong câu chuyện con gà “Đĩ đực” biết khóc tỉ tê “tiếng rền rĩ nửa người nửa vật xoáy buốt vào óc” [64;10], cặp rắn mào, hổ mang hình trắm, ma trơi trên sông (Bả giời); làng Phan nặng không khí thần bí, hoang đường, nơi có dòng Linh Nham ẩn hiện, câu chuyện về con Nghê xuất hiện lần cuối kho báu mở ra sẽ có người phải chết (Những đứa trẻ chết già)…

Cũng có khi không gian sống trong sáng tác Nguyễn Bình Phương được miêu tả khép kín, tù đọng làm bức bối người đọc. Con người buộc phải chôn chân và sống trong câm lặng cho tới khi lìa đời. Đó là ngôi nhà với ngõ vào “um tùm cúc tần”, cánh cổng tre ọp ẹp, cánh cửa nhà cọt kẹt, đầu nhà có con vẹt của chị em Vang Vọng. Ngôi nhà giống như thành quả cả một đời người, chứng kiến biết bao nỗi niềm của chị gái Vọng mong ngóng em trai từng ngày có cuộc sống tốt ở thành phố rồi về đón chị lên. Nhưng chính tại ngôi nhà ấy

Vang đau đớn vật lộn bỏ đi đứa con để không làm ô uế dòng họ, vì em và vì dì. Đó là ngôi nhà của lão Bính “lờ mờ tối, thứ bóng tối lưu cữu hàng chục năm đã ngả sang màu rêu khô” [66;24] nơi đón tiếp cụ Điển với dăm ba chuyện tầm phào hài hước, những cuộc đấu khẩu cho tới khi có một người phải cum cúp ra về hoặc một kẻ phải âm thầm nín nhịn chào thua. Đó có khi là một bệnh viện chỉ toàn những mùi cồn, những người đến rồi ra đi mãi mãi hay một cơ quan không tên (nơi làm việc của Thắng, đoàn văn công) với những nhân viên “sáng cắp ô đi tối cắp về”, mỗi người một suy nghĩ, một toan tính riêng. Đó cũng có thể là một gia đình có đám tang mà ở đấy dân làng xúm vào chỉ với mục đích no bụng mình chứ không thương tiếc gì người chết [64]… Có vẻ như những không gian rất hiện thực này dù được gắn sự buồn thảm hay nhốn nháo thì cũng ẩn chứa hiện thực bất trắc đối với sự tồn tại của con người.

Nét độc đáo nhất khi xây dựng không gian trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương đó là ông luôn tạo ra loại không gian lai ghép (giữa thực tế và kỳ quái, hiện thực và tâm tưởng) làm chất liệu cho mảng hiện thực đầy bất trắc. “Thoạt kỳ thủy” mở ra không gian của làng Linh Sơn với những địa danh xóm Soi, núi Hột, ao Lang, bãi Nghiền Sàng,… nhưng không gian ấy bị phủ mờ bởi những gam màu lạnh, xám với: “Trăng u u rơi xuống mặt sông”[70;33], “Trăng xanh đen, rỗ chi chít” [70;38], “rặng bạch đàn rì rầm đen” [70;33], “Ao Lang đen thẫm lầm lì, bí ẩn như gương mặt người câm” [70;38], màu đỏ bầm của máu in trên trời. Tất cả gợi cảm giác huyễn hoặc, ma quái, rợn ngợp, bí hiểm và chết chóc.

Ngồi” là hai bờ thực, ảo song song. Bên cạnh một Hà Nội ồn ào, náo động với nhiều những trò vui chơi giải trí lành mạnh lẫn thiếu văn minh, những cuộc sống nơi công sở bon chen đua ghét, nơi khu tập thể mỗi con người đeo đuổi một kiểu sống và suy nghĩ khác nhau là một không gian khác

mang ám ảnh tâm lí trong từng nhân vật. Không gian huyền thoại lưu giữ kỉ niệm giữa Khẩn và Kim; không gian của Hoài với những giấc mơ về quá khứ; của Thúy với sông nước mênh mông cùng người chồng mất tích và cuộc ngoại tình với Nghĩa…

Về mặt thời gian, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương phá vỡ sự vận động tuyến tính thời gian theo con mắt nhìn biện chứng. Thời gian trong sáng tác của ông thường bị đánh mất tính xác thực, người đọc khó lòng nhận thức được tính cụ thể mà các sự kiện diễn ra. Thời gian chỉ là những tín hiệu đơn thuần như: “Chớm sáng”, “đêm qua”, “nửa đêm”, “đêm”, “chiều”, “chiều nay”, “một ngày” (Vào cõi); “Đang là cuối mùa thu”, “năm nay”, “sớm hôm sau”, “cái đêm hai bố con gặp nhau”, “buổi chiều”, “buổi sớm”, “đã hơn một giờ”, “cứ đầu tuần” (Bả giời); “đêm đã khuya”, “trưa hôm sau”, “đêm nay”, “ban ngày”, “một chiều”, “hai tuần nay”, “sẩm chiều”, “buổi chiều cuối năm”, “chiều mùa hạ” (Những đứa trẻ chết già); “trưa”, “buổi tối”, “chiều xuống”, “đêm hôm qua”, “đêm ấy”, “sinh nhật” (Trí nhớ suy tàn); “sẩm tối”, “đêm ấy”, “đến bây giờ”, “thứ bảy”, “từ đấy”, “đến chiều”, “sáng”, “cái đêm ấy” (Mình và họ)… Cũng có khi thời gian thuộc về những giấc mơ của Tính: “đêm17”, “đêm 17 tháng khác”, “đêm17 tháng sau”, “trưa 25 tháng 8”, “đêm 23 năm khác”, “đêm mùng hai”; của Hiền: “đêm mùng 5 tháng 6”, “đêm 31 tháng 6 năm sau”, “đêm 20”, “đêm mùng 8” (Thoạt kỳ thủy)…

Nhiều khi thời gian chỉ là một chấm rất mờ nhòa, tác giả chú ý cuốn người đọc theo dòng sự kiện dồn dập: “Một lão điên chết. những người điên ngồi quanh rền rĩ hát. Tiếng nửa Thổ nửa Kinh. Xã cho người đem đi chôn. Tính cầm hương lẽo đẽo ra tận bãi tha ma. Trẻ con xui, Tính lấy vải sô chít tang, vừa đi vừa ô ô khóc. Bà Liên quát, Tính không chịu thôi. Hiền chạy ra giận quá, cầm khăn giật vứt đi, Tính mới ngừng. Tính nheo nheo mắt nhìn bà Liên với Hiền, nhơn nhơn cười, nói: “Thích nhỉ” [70;68].

Trong “Trí nhớ suy tàn” hiện thực cũng là một tạp ghi của trí nhớ, Nguyễn Bình Phương đã cố tình “tung hỏa mù” cho hện thực khi để nhân vật “Em” say sưa với hàng trăm thứ tâm trạng về quá khứ. Hiện thực bị lấn át, người đọc chỉ còn thấy cuộc sống hiện lên là những địa điểm có thật của đất Hà thành nhưng trên thực tế nó cũng trôi tuột vào kí ức cô gái gần hai sáu tuổi tự bao giờ. Những Hồ Tây, Hồ Gươm, chùa Trấn Quốc, thảo cầm viên, các khu phố cổ, con đường nắng vàng… là thực nhưng cũng như mơ, mọi thứ đều không được khắc họa đậm nét. Tính “không xác định”, “không tiêu biểu” loang ra khung nền của cuộc sống, phủ lên các mối quan hệ xã hội, gợi ra một nhịp chảy đương đại ngột ngạt, vô hướng, lộn xộn, đứt nối trong tâm tư nhân vật. Cái “đang” và “đã”, lấn lướt nhau nhòe mờ tạo tính phi thời gian cho hiện thực, mơ hồ gợi cảm giác chơi vơi nơi ý thức con người giữa nhớ và quên. “Em” của hôm nay có những mối quan hệ, công việc, nghĩ suy về cuộc sống và cả ý thức muốn bứt bỏ hiện tại tẻ nhạt vô vị đi đâu đó thật xa. Nhưng bên cạnh đó, cô cũng không yên ổn trong cuộc tình hiện tại, với công việc đều đặn hàng ngày nơi công sở mà mải miết mông lung với quá khứ để rồi thất bại với nó vì nhận ra trí nhớ đang đến hồi cáo chung.

Đây hoàn toàn là ý đồ nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Bình Phương. Thời gian phi xác thực, phiếm chỉ như muốn tố cáo cuộc sống đầy bất trắc của con người. Không thời gian, không níu giữ thời gian, không hồ hởi “cháy” hết mình vì cuộc sống, vô định và trôi nổi đấy là cách mà các nhân vật đang sống. Mỗi ngày trôi qua là sự lặp lại của một ngày trước đó. Hoặc cũng có thể nó tố cáo một sự thật: con người đang “Suy tàn trí nhớ”!

Xây dựng thời gian, ngoài tạo ra tính phi xác thực, Nguyễn Bình Phương hướng đến lồng ghép đan xen các mảng thời gian giữa hiện tại, quá khứ, tương lai.

Thoạt kỳ thủy” là sự đan cài dòng thời gian của cuộc đời con cú kéo dài 45 phút: “mười một giờ mười lăm con cú giật mình rơi từ vòm lá sung xuống” [70;10] đến “mười hai giờcon cú bay chẳng cần biết tới phương nào” [70;136 – 137] với cuộc đời Tính từ khi bà mẹ đang mang bầu tới lúc tự sát. Cả hai mạch thời gian đều thuộc về quá khứ vì câu chuyện được kể lại nhưng với con cú thời gian vẫn mang độ lướt của tuyến tính còn cuộc đời Tính là phi tuyến tính bởi thời gian trôi tuột với những mộng mị, điên loạn. Đặt hai dòng thời gian này gần nhau, Nguyễn Bình Phương cho thấy sự hữu hạn của đời người.

Trí nhớ suy tàn” mở ra là mốc thời gian: “mấy tháng nữa sẽ tròn hai mươi sáu tuổi” [68;5], sinh nhật đi qua và chấm dứt khi nhân vật “Em” đến với miền đất khác, tạm xa Hà thành. Lồng vào chuỗi thời gian ấy là những khúc quanh của quá khứ với bao kỷ niệm về ngày thơ bé, về quãng đời sinh viên và về cậu người tình tên Tuấn. Sự hòa trộn của hiện tại – quá khứ khiến thời gian gợi những suy cảm lộn xộn, đứt nối của nhân vật. Trí nhớ ở đây là nơi lưu giữ những gì thuộc về quá khứ mà thời gian có xu hướng làm mài mòn, trôi mất. Và cuộc sống của con người là một cuộc đấu tranh chống lại sự phá hoại của thời gian, trí nhớ là nhân tố giữ gìn cái mà thời gian tiêu hủy. Trong sáng tác Nguyễn Bình Phương, trí nhớ đang ở trong tình trạng suy tàn đồng nghĩa nó đang tan chảy, mờ nhạt và đứt đoạn. Nó không còn khả năng chống chọi lại dòng chảy của thời gian mà nó là hiện thân của sự quên lãng. “Trí nhớ suy tàn” ngoài diễn tả cái đời thường tẻ nhạt nó còn phản ánh một cuộc sống bất ổn. Nhân vật “Em” vừa lẩn trốn vừa không thoát khỏi những ám ảnh của quá khứ. Chính nhân vật này cũng bị lạc trong ký ức và không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Ngay cả đối với tương lai “Em” cũng chưa có một định hướng cụ thể. Dự định về một chuyến đi xa nhưng cô cũng chưa biết đích đến cụ thể, “Em” chỉ thoáng suy nghĩ trong đầu “Sẽ đi vào một khoảng trống trong sạch để xem mình bụi bặm rườm rà như thế nào” [70].

Ngồi” là thời gian của hồi ức và giấc mơ: “Thời gian là cái gì đó lờ mờ, buồn bã, chẳng tàn lụi nhưng chẳng hứa hẹn gì sáng sủa hơn…” [65;11]. “Cái vùng đất mờ nhạt trong Kim tan biến đi, nổi lên một vùng đất khác, chính xác hơn nổi lên một quãng thời gian bỏ trống, không có sự ghi chép nào…” [65;38]. “Lần này là một phong cảnh khó xác định thời gian” [65;67].

2.2.2. Hiện thực mang đậm màu sắc huyền thoại

Nguyễn Bình Phương khi diễn tả hiện thực mang màu sắc phi lý đã khai thác thế mạnh của nghệ thuật sử dụng yếu tố huyền thoại. Tiểu thuyết của ông, đời sống là sự đan bện giữa hữu thức và vô thức, ranh giới giữa thực và ảo bị xóa nhòa bởi những giấc mơ. Giấc mơ là địa hạt của cõi vô thức trong con người. Sự đan cài các mảng hiện thực với giấc mơ giúp nhà văn đi sâu miêu tả, phản ánh đời sống tâm linh của con người, cũng là mở ra mảng hiện thực mang đậm chất huyền thoại.

Nhân vật Hoàn trong tiểu thuyết “Người đi vắng” sau khi bị tai nạn phải sống thực vật luôn được tác giả miêu tả trong trạng thái của những giấc mơ. Cô trở về tiền kiếp, thấy mình của những ngày thơ ấu yên bình, thấy mình cả trong đám cưới với Thắng. Nhưng điều đặc biệt là Hoàn không hề mơ gì về mình của hiện tại. Có vẻ như cuộc sống hiện thực đầy bức bối không khiến cô cảm thấy yên ả trong tâm hồn, cô có thể tìm về quá khứ, có thể thấy được kết cục đau đớn của mình đó là cái chết nhưng không mảy may với cuộc sống đang ngồn ngộn ngoài kia. Thế giới này không dành cho cô, cô thuộc về một thế giới khác, thế giới của sự giải thoát và cuối cùng cô cũng đã thật sự được giải thoát.

Bên cạnh Hoàn, Khẩn, Minh, Thúy trong “Ngồi” cũng là nhân vật trải qua những phút giây không ý thức và chìm sâu vào thế giới của riêng mình. Với Khẩn đó là ám ảnh về Kim, về người bà của Nhung. Với Minh là giấc mơ về sự tan biến của bản thân trong cuộc sống vô nghĩa mà mình đang theo đuổi (hình ảnh tấm vải trong suốt, đẹp vô ngần nhưng khi mặc

vào Minh thấy mình biến mất). Và, Thúy là cơn mơ mang theo ám ảnh về sự kiện người chồng mất tích.

Thoạt kỳ thủy” lại là tiểu thuyết tràn ngập những giấc mơ của Tính. Tính tồn tại là một nhân vật điên loạn, những giấc mơ mà Tính đi qua gắn liền với trăng, với máu: “Trời trắng xóa. Có một vầng trăng đen, to bằng đít chén nằm ở đỉnh. Trời đổi thành đen, vầng trăng lại đỏ…” [70;142], “… Một thằng bé đi từ núi Hột. Tóc nó bết máu, hai mắt trắng dã…” [70;143]. Đó là hai hình ảnh mang đậm dấu ấn từ quá khứ, nó ám ảnh bám riết Tính tới khi lớn lên và cả lúc chết đi. Tính có cả một cuộc đời mải miết săn đuổi sự hủy diệt và cuối cùng đi đến kết cục tự hủy.

Như thế giấc mơ trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có giá trị thật

Một phần của tài liệu Luận văn: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w