KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp phú lộc trực thuộc công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 59)

4.2.1 Đối tượng tính giá thành

Xí nghiệp chuyên về sản xuất gạo xuất khẩu, sản lượng và loại gạo sản xuất dựa trên yêu cầu cấp trên ban hành. Cụ thể, vào tháng 03/2014 đối tượng tính giá thành của xí nghiệp là sản phẩm gạo, bao gồm:

- Gạo 10% tấm - Gạo 15% tấm - Gạo 20% tấm

4.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Do gạo nguyên liệu sau khi được thu mua sẽ được đưa vào sản xuất toàn bộ nên không có SPDD đầu kỳ và cuối kỳ.

4.2.3 Xác định giá trị sản phẩm phụ

Giá trị sản phẩm phụ được tính căn cứ vào Biên bản thu hồi gia công và dựa trên giá ấn định của thị trường.

Căn cứ vào Biên bản thu hồi gia công Số 01/BBGC.12, số 02/BBGC.12 và số 03/BBGC.12, sản phẩm phụ được thu hồi cụ thể như sau:

Bảng 4.1 Sản phẩm phụ thu hồi từ gia công gạo 10%

Loại hàng Số lượng (kg) Đơn giá (đồng/kg) Thành tiền (đồng) Tấm 1 178.704 8.800 1.572.595.200 Tấm 3 29.559 7.800 230.560.200 Cám 204.489 5.000 1.022.445.000 Gạo lẫn thóc 11.878 6.500 77.207.000 Tổng 424.630 x 2.902.807.400

Bảng 4.2 Sản phẩm phụ thu hồi từ gia công gạo 20%

Loại hàng Số lượng (kg) Đơn giá (đồng/kg) Thành tiền (đồng) Tấm 3 8.423 8.500 71.595.500 Cám 137.122 5.000 685.610.000 Tổng 145.545 x 757.205.500

50

Bảng 4.3 Sản phẩm phụ thu hồi từ gia công gạo 15%

Loại hàng Số lượng (kg) Đơn giá (đồng/kg) Thành tiền (đồng) Tấm 2 36.814 8.500 312.919.000 Tấm 3 1.918 7.800 14.960.400 Cám 9.589 5.000 47.945.000 Tổng 48.531 x 375.824.400 - Gạo 10% là 2.902.807.400 đồng - Gạo 15% là 375.824.400 đồng - Gạo 20% là 757.205.500 đồng 4.2.4 Tính giá thành sản phẩm

Kết thúc quá trình gia công thu được: - Gạo 10% tấm: 784.300 kg

- Gạo 15% tấm: 331.728 kg - Gạo 20% tấm: 686.193 kg

Giá thành từng loại sản phẩm được tính như sau:

Gạo 10% tấm = = 10.282 đồng/kg Gạo 15% tấm = = 10.493 đồng/kg Gạo 20% tấm = = 9.847 đồng/kg 4.2.5 Nhập kho thành phẩm Sản phẩm chính: 10.510.629.824 + 14.233.698 + 71.880.985 – 2.902.807.400 748.300 3.828.864.000 + 4.595.667 + 23.208.381 – 375.824.400 331.728 7.453.194.136 + 10.093.260 + 50.971.534 – 757.205.500 686.193

51 Nợ TK 1561L 17.931.834.185 đồng Có TK 154G4 7.693.937.107 đồng (Gạo 10% tấm) Có TK 154G4 3.480.843.648 đồng (Gạo 15% tấm) Có TK 154G4 6.757.053.430 đồng (Gạo 20% tấm) Sản phẩm phụ: Nợ TK 1561L 4.035.837.300 đồng Có TK 154G4 2.902.807.400 đồng (Gạo 10% tấm) Có TK 154G4 375.824.400 đồng (Gạo 15% tấm) Có TK 154G4 757.205.500 đồng (Gạo 20% tấm)

*Nhận xét: Xí nghiệp tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng lương thực có chu kì sản xuất ngắn và không có sản phẩm dở dang mà có sản phẩm phụ. Sau khi tính giá thành xí nghiệp không tập hợp vào tài khoản 155 mà tập hợp vào tài khoản 1561L do gạo thành phẩm mà xí nghiệp sản xuất ra còn có thể cung cấp cho tổng công ty hoặc các chi nhánh khác để chế biến thành những loại gạo có chất lượng cao hơn phục vụ xuất khẩu. Đây chính là một đặc trưng trong công tác kế toán giá thành, phù hợp với loại hình kinh doanh của xí nghiệp.

52 Bảng 4.4 Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm gạo tháng 03/2014 Tên SP Số lượng (kg) TK 621G4 TK 622G4 TK 627G4 Tổng chi phí phát sinh Tổng phụ

phẩm Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị Gạo 10% 784.300 10.510.629.824 14.233.698 71.880.985 10.596.744.507 2.902.807.400 7.693.937.107 10.282 Gạo 15% 331.728 3.828.864.000 4.595.667 23.208.381 3.856.668.048 375.824.400 3.480.843.648 10.493 Gạo 20% 686.193 7.453.194.136 10.093.260 50.971.534 7.514.258.930 757.205.500 6.757.03.430 9.847 Tổng 1.766.221 21.792.687.960 28.922.625 146.060.900 21.967.671.485 4.035.837.300 17.931.834.185 x

(Nguồn Phòng kế toán xí nghiệp Phú Lộc)

53

4.3 PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Bảng 4.5 Biến động giá thành đơn vị qua 3 năm 2012 - 2014 Loại hàng Giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Tháng 3/2012 Tháng 3/2013 Tháng 3/2014 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Gạo 10% 10.625 10.528 10.282 -97 -0.91 -246 -2,34 Gạo 15% 10.054 10.316 10.493 262 2,61 177 1,72 Gạo 20% 10.387 10.208 9.847 -179 -1,72 -361 -3,54

Qua bảng 4.5 giá các sản phẩm gạo của xí nghiệp có sự biến động tương đối lớn và không đồng đều với nhau, cụ thể:

Đối với sản phẩm gạo 10% tấm, giá thành sản phẩm này giảm dần. Vào tháng 3/2013 giá gạo 10% tấm là 10.528 đồng tức là đã giảm 97 đồng, tương đương với giảm 0,91% so với tháng 3/2012. Đến tháng 3/2014 giá gạo 10% tấm chỉ còn 10.282 đồng, giảm đến 246 đồng so với tháng 3/2013 tức là giảm đến 2,34%. Điều này đã làm sản lượng tiêu thụ sản phẩm này tăng lên đáng kể, đem lại thêm lợi nhuận cho xí nghiệp.

Đối với sản phẩm gạo 15% tấm, giá thành sản phẩm này không ổn định, chủ yếu là tăng. Cụ thể, tháng 3/2012 giá thành gạo 15% tấm chỉ 10.054 đồng nhưng đến tháng 3/2013 giá thành đã lên đến 10.316 đồng tức là đã tăng 2,61%. Tháng 3/2014 giá thành gạo 15% tiếp tục tăng thêm 177 đồng/kg, tăng 1,72% so với tháng 3/2013. Tuy nhiên, nhờ các chính sách hiệu quả của xí nghiệp tốc độ tăng đã chậm hơn. Đây là điều kiện thuận lợi giúp sản phẩm của xí nghiệp ngày càng tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Đối với sản phẩm gạo 20% tấm, giá thành sản phẩm này có xu hướng giảm qua các năm. Tháng 3/2012 giá gạo 20% tấm là 10.387 đồng/kg, tháng 3/2013 là 10.208 đồng/kg giảm 1,72%, đến tháng 3/2014 giá thành gạo 20% của xí nghiệp chỉ còn 9.847 đồng/kg tức là đã giảm 3,54% so với tháng 3/2013. so với 2 loại gạo còn lại, gạo 20% tấm có chiều hướng phát triển tốt với tốc độ giảm ổn định và nhanh hơn so với 2 sản phẩm còn lại, là sản phẩm thực hiện tốt nhất mục tiêu hạ giá thành của xí nghiệp.

54

Bảng 4.6 So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch tháng 3/2014 Loại

hàng

Giá thành đơn vị sản phẩm Chênh lệch TH/NT

Chênh lệch TH/KH Năm

trước hoạch Kế Thực hiện Giá trị Tỷ lệ (%)

Giá

trị Tỷ lệ (%) Gạo 10% 10.528 10.422 10.282 -246 -2.34 -140 -1,34 Gạo 15% 10.316 10.105 10.493 177 1,72 388 3,84 Gạo 20% 10.208 9.945 9.847 -361 -3,55 -98 -0,99 Từ bảng 4.6 cho thấy trong kỳ, xí nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm đó là gạo 10% tấm, gạo 15% tấm và gạo 20% tấm. Xí nghiệp xây dựng kế hoạch giá thành đơn vị với tinh thần tích cực, các chi tiêu giá thành đơn vị kế hoạch đều nhỏ hơn giá thành đơn vị năm trước đối với các sản phẩm.

Kết quả thực hiện giá thành giữa 2 năm 2013 và 2014 của 2 loại sản phẩm gạo 10% và gạo 20% đều giảm, riêng gạo 15% giá thành tháng 3/2014 cao hơn tháng 3/2013 1,72% (tương đương với 177 đồng/kg). Vì vậy, kết quả cho thấy chỉ có 2 sản phẩm gạo 10% và gạo 20% có mức hạ, thậm chí vượt mức kế hoạch đã đề ra, cụ thể gạo 10% vượt hơn kế hoạch 1,34% (tương đương 140 đồng/kg) và gạo 20% vượt hơn kế hoạch 0,99% (tương đương 98 đồng/kg). Riêng sản phẩm gạo 15% cao hơn kế hoạch đã đề ra đến 3,84% (tương đương 388 đồng/kg).

Tình hình trên cho thấy công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành đơn vị của xí nghiệp chưa toàn diện, xí nghiệp cần chú trọng đi sâu phân tích và làm rõ nguyên nhận tại sao sản phẩm gạo 15% lại không thể thực hiện đúng kế hoạch, góp phần cho sự phát triển.

55

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP PHÚ

LỘC

5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP

5.1.1 Ưu điểm

- Công tác kế toán của xí nghiệp được tổ chức ghi chép một cách chặt chẽ, bộ máy kế toán xây dựng vững mạnh về chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Xí nghiệp luôn chấp hành tốt chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của Nhà nước, hàng tháng đều thực hiện kiêm kê hàng hóa, tài sản.

- Xí nghiệp vận dụng hình thức kế toán trên máy tính đảm bảo hạch toán nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

- Các sổ sách, chứng từ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp và đúng theo quy định của Bộ tài chính.

- Cách tổ chức, sắp xếp chứng từ, sổ sách có khoa học đảm bảo việc luân chuyển nhanh chóng và kịp thời.

- Xí nghiệp có danh mục tài khoản riêng thuận lợi cho việc báo cáo dữ liệu về tổng công ty. Ngoài ra xí nghiệp còn thiết kế sổ phù hợp với đặc điểm ngành nghề, quy mô của xí nghiệp.

- Áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp với loại hình, ngành nghề kinh doanh của xí nghiệp.

5.1.2 Nhược điểm

- Bộ máy kế toán đơn giản, khối lượng công việc áp lực cho nhân viên kế toán.

- Chưa có sổ chi tiết riêng cho từng loại gạo thành phẩm.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP

- Xí nghiệp cần tăng cường nhân sự cho bộ phận kế toán có năng lực chuyên môn, đạo đức và kinh nghiệm.

- Cần có các sổ chi tiết theo dõi chi phí riêng cho từng loại gạo thành phẩm để dễ quản lý và hoạch định chi phí phù hợp.

56

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Trong nền kinh tế thị trường thì mục tiêu lợi nhuận là quan trọng hàng đầu của xí nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, xí nghiệp phải hạn chế chi phí đầu vào và nhất là hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể như sau:

 Đối với nguyên vật liệu

-Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến giá thành. Xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền nên chưa phản ánh kịp thời với giá cả thị trường. Xí nghiệp nên thay đổi phương pháp bình quân gia quyền bằng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Trong điều kiện gạo được phân thành nhiều loại với giá cả khác nhau và hệ thống kho hàng cho phép bảo quản riêng việc áp dụng phương pháp này làm cho công tác tính giá nguyên vật liệu được chính xác; nhà quản lý sẽ nắm bắt được số lượng và giá cả hàng tồn kho có kế hoạch thu mua kịp thời.

-Tăng cường công tác thu mua, dự trữ lúa gạo để sử dụng vào những lúc trái vụ thu hoạch, tránh tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu cung ứng và có biện pháp bảo quản hợp lý đảm bảo chất lượng của nguyên liệu dự trữ điều đó sẽ làm cho giá thành của sản phẩm phần hạ xuống trong kỳ tới. Cần phải có các khâu đảm bảo an toàn về độ ẩm, tránh tình trạng hao hụt khi lưu kho, định mức tồn kho hợp lí khi thị trường có sự biến động về giá cả.

-Xí nghiệp cần cập nhật thường xuyên kỹ thuật sản xuất, nhằm giảm bớt số lượng tiêu hao cho mỗi sản phẩm tạo ra, nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo chất lượng để tận dụng được hết các phụ phẩm thu hồi.

-Tìm các nguồn vận chuyển với giá thấp và ký các hợp đồng lâu dài khi vào các thời điểm mùa vụ thu hoạch.

-Xí nghiệp cần đầu tư về vốn và kho bãi để mua nguyên vật liệu dự trữ nhằm giảm bớt chi phí thu mua nguyên liệu đầu vào.

-Ở khâu chế biến nguyên liệu cần xác định giá xuất kho chính xác cho từng lần xuất để kiểm soát được sự biến động chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.

57

 Đối với chi phí nhân công trực tiếp

-Cần nghiên cứu, cải tiến công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất để tránh lãng phí sức lao động; nghiên cứu, bố trí lao động phù hợp với trình độ và tay nghề.

-Khuyến khích, động viên các nhân viên nhiệt tình trong công việc, có chế độ khen thưởng khi đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

-Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Cơ cấu tiền lương có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả lao động. Khi có nhu cầu sản xuất, xí nghiệp sẽ thuê mướn lao động bên ngoài; trả tiền lương theo ngày công và cơ sở để trả lương là căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành. Tùy vào từng công việc cụ thể mà áp dụng một mức giá phù hợp. Song việc thuê mướn diễn ra không liên tục nên chưa kích thích tinh thần làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất. Theo em xí nghiệp nên trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm kết hợp với hình thức tiền thưởng khi công nhân có số lượng sản phẩm thực hiện trên định mức quy định. Với cách trả lương như vậy sẽ là động lực khuyến khích họ tích cực hơn trong công việc; đúng với công sức mà công nhân đã bỏ ra. Chi phí có nhiều hơn nhưng đổi lại xí nghiệp có được một lực lượng lao động gắn bó và làm việc hiệu quả.

 Đối với chi phí sản xuất chung

-Cần có định mức chi phí cụ thể đối với các khoản chi phí có thể ước tính để từ đó tránh tình trạng lãng phí.

-Cần sử dụng thiết bị đúng định mức, thực hiện tốt vấn đề bảo quản, kiểm tra, sữa chửa thường xuyên để đảm bảo cho máy móc hoạt động đúng theo kế hoạch.

-Hạn chế sử dụng điện, nước khi không cần thiết, giảm sử dụng điện vào thời gian cao điểm trong ngày để giảm bớt các chi phí làm tăng giá thành sản phẩm, thay các bóng đèn có hiệu suất chiếu sáng cao.

-Chọn mua các máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ có chất lượng tốt để sử dụng trong thời gian dài.

-Đối với những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được thì nên tận dụng.

58

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng nổ, nhạy bén trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh. Việc sản xuất trong nền kinh tế thị trường luôn yêu cầu các sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt, uy tín trên thương trường và những yếu tố này càng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Trong quá trình học tập ở trường cùng với thời gian thực tập tại xí nghiệp Phú Lộc đã giúp em nhận thức rõ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là khâu trọng tâm của công tác kế toán, là cơ sở xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

So với cơ sở lý thuyết thì thực tế có sự linh động, uyển chuyển hơn. Mỗi doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm riêng tùy theo đặc điểm kinh doanh mà phương pháp tập hợp và tính giá thành cũng không giống nhau. Việc áp dụng phương pháp tính giá thành đơn giản hơn so với lý thuyết đã học.

Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cho thấy những vướn mắc trong việc hạ giá thành sản phẩm. Sự không ổn định của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, biến động của thị trường đang là vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận được là với sự lãnh đạo khéo léo, giàu kinh nghiệm trên thương trường của Ban Giám Đốc cùng một đội ngũ công nhân tích cực, nhiệt tình trong công việc và những nhân viên kế toán có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng hết sức vì sự phát triển của xí nghiệp đã giúp cho hoạt động kinh doanh của xí nghiệp ngày càng đi lên. Tuy

Một phần của tài liệu kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp phú lộc trực thuộc công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)