Quá trình phát triển của Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Một phần của tài liệu Hành vi mua của người tiêu dùng nghiên cứu tình huống sản phẩm trà xanh không độ của tập đoàn tân hiệp phát (Trang 43)

5. Thiết kế kết cấu luận văn

3.1.1. Quá trình phát triển của Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Thông tin về quá trình thành lập và phát triển của Tân Hiệp Phát đƣợc công ty cung cấp thông qua website chính thức của công ty (www.thp.com.vn). Tân Hiệp Phát đƣợc thành lập từ năm 1994, với tiền thân là nhà máy bia và nƣớc giải khát Bến Thành, có chức năng sản xuất, kinh doanh rƣợu, bia và nƣớc giải khát. Trụ sở chính tọa lạc tại Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dƣơng. Quy mô nhà máy sản xuất rộng lớn, hơn 110.000 m2, với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.

Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp tiên phong trong việc thay đổi thói quen giải khát của ngƣời dân Việt Nam: thân thiện hơn với thức uống đóng chai có lợi cho sức khỏe. Các sản phẩm nhƣ Trà xanh Không Độ, Trà thảo mộc Dr.Thanh, nƣớc tăng lực Number 1, sữa đậu nành Number 1 Soya đang là những thƣơng hiệu hàng đầu trên thị trƣờng, đã chứng tỏ đƣợc Tân Hiệp Phát luôn đi đầu trong việc tiếp cận và hiểu rõ những nhu cầu luôn thay đổi của ngƣời tiêu dùng.

Từ khi thành lập đến nay, với trên 20 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất và phục vụ các tầng lớp ngƣời tiêu dùng, Tân Hiệp Phát đã đƣợc khách hàng tin cậy và đánh giá cao nhờ chất lƣợng sản phẩm và phong cách phục vụ. Công ty đạt liên tục 10 năm liền từ năm 1999 – 2008 danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lƣợng cao” do ngƣời tiêu dùng bình chọn, do báo Tiếp thị và Sài Gòn tổ, vinh danh Thƣơng Hiệu Quốc Gia năm 2010, cùng nhiều giải thƣởng có giá trị khác, đƣợc tin dùng rộng rãi nhờ đảm bảo công tác quản lý chất lƣợng và bảo vệ môi trƣờng và đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp: Hệ thống Quản lý Chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (1999),

34

hệ thống Quản lý Môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 (2006) và hệ thống Quản lý Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm theo tiêu chuẩn HACCP (2006).

Đầu năm 2007, Tân Hiệp Phát chính thức đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận số 78822 công nhận và bảo hộ đối với thƣơng hiệu mang tên công ty cho tất cả các hàng hóa và dịch vụ mang tên công ty tại Việt Nam (quyết định số 1105/QĐ-SHTT cấp ngày 24 tháng 01 năm 2007). Hiện tại, công ty đã có hơn 29 mặt hàng đã đƣợc Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lƣu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hóa của Tân Hiệp Phát sản xuất đã đƣợc bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Tân Hiệp Phát đã đƣợc cấp bảo hộ nhãn hiệu bia Laser của công ty tại Singapore và Australia.

Với hoài bão trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: thức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa, Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tƣ phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, và tự hào là một trong những đơn vị trong nƣớc sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất nhƣ dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền công nghệ châu Âu, Nhật Bản. Thêm đó, Tân Hiệp Phát có đƣợc đội ngũ 4000 cán bộ, nhân viên có chuyên môn, đƣợc đào tạo bài bản trong và ngoài nƣớc, có kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết vì sự phát triển của công ty. Tân Hiệp Phát cũng có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng trƣớc và sau bán hàng có chất lƣợng tốt, thể hiện văn hóa văn minh thƣơng nghiệp trong kinh doanh.

Ngoài ra, một trong những chƣơng trình hành động truyền thống của Tân Hiệp Phát trong nhiều năm qua là gắn bó với các hoạt động quan hệ công chúng, tài trợ cho nhiều hoạt động thể thao trong nƣớc. Tân Hiệp Phát là đơn vị đồng hành với nhiều chƣơng trình, hoạt động thể dục thể thao trên cả nƣớc nhƣ Cúp bóng đá vô địch quốc gia V-league, Cúp xe đạp truyền hình HTV, Cúp bóng đá quốc tế Number One, Dự án đƣa ngƣời Việt Nam đầu tiên đi chinh phục đỉnh Everest, tặng thƣởng cho vận động viên đoạt Huy chƣơng vàng tại SEA Games 24, hay gần đây nhất là trở thành nhà tài trợ kim cƣơng cho Đại hội thể thao Châu Á trong nhà – Asian Indoor Games III.

35

Hiện nay, Tân Hiệp Phát đã trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam với doanh thu tăng trƣởng hàng năm ở mức hàng nghìn tỉ đồng, sản lƣợng tăng trƣởng bình quân từ năm 2007 đến năm 2010 là 40%, luôn dẫn đầu trên thị trƣờng nƣớc giải khát trong nƣớc và vƣơn tầm thế giới.

Hình 3.1: Thị phần ngành nƣớc giải khát năm 2012 (Nguồn: Báo cáo ngành sản xuất nước giải khát không cồn tại Việt Nam, VietinBankSc)

Trong những năm gần đây, thị phần ngành nƣớc giải khát không có nhiều sự thay đổi. 10 doanh nghiệp đứng đầu năm 2012 hầu nhƣ không có sự thay đổi từ năm 2010.

Bảng 3.1. Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị phần nƣớc giải khát không cồn 2012

Đơn vị: Triệu đồng

STT Doanh nghiệp Doanh thu Thị phần

1 Công ty SPVB (Trƣớc đây là Pepsico và IBC) 6.915.227 25,5%

36

3 Công ty TNHH NGK Coca-cola Việt Nam 2.846.283 10,5%

4 Công ty công nghiệp chế biến thực phẩm Quốc tế 914.116 3,37%

5 Công ty Cổ phần NGK Sài Gòn – Tribeco 783.227 2,89%

6 Công ty liên doanh Lavie 749.645 2,72%

7 Công ty TNHH Red bull Việt Nam 717.821 2,65%

8 Công ty TNHH URC Hà Nội 576.146 2,12

9 Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dƣơng 455.834 1,68%

10 Công ty Cổ phần NGK Chƣơng Dƣơng 422.812 1,56%

(Nguồn: Báo cáo ngành nước giải khát không cồn tại Việt Nam, VietinBankSc)

Một phần của tài liệu Hành vi mua của người tiêu dùng nghiên cứu tình huống sản phẩm trà xanh không độ của tập đoàn tân hiệp phát (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)