Đảm bảo các yếu tố của quá trình sản xuất: nguyên phụ liệu –

Một phần của tài liệu Phát triển xuất nhập khẩu may của việt nam vào thị trường mỹ hậu WTO (Trang 90)

nguồn nhân lực – công nghệ

Các doanh nghiệp Dệt May của ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn còn tồn tại về nguyên phụ liệu cho ngành dệt và ngành may chủ yếu nhập khẩu, nhân công thiếu và máy móc thiết bị lạc hậu. Áp lực từ những tồn tại này ngày càng là trở ngại với những doanh nghiệp muốn mở rộng tiếp cận thị trường Mỹ khi áp lực cạnh tranh trên thị trường này ngày càng lớn. Vì thế, các doanh nghiệp cần có những biện pháp thích đáng để khắc phục những vấn đề này nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới của ngành công nghiệp Dệt May thế giới.

Về nguyên phụ liệu

Trên cơ sở chính sách xây dựng vùng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu của Chính phủ, hướng tới mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa, các doanh nghiệp cần thực hiện chương trình đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu để thay thế nhập khẩu. Một ví dụ điển hình là hiện nay, Vinatex đã làm mẫu 3 trang trại trồng bông với diện tích 50 ha/trang trại; đồng thời, thành lập xong hợp đồng phát triển cây nguyên liệu tập trung vào bông và một số cây nguyên liệu cho ngành dệt. Bên cạnh đó, Vinatex đã phối hợp cùng Petro Việt Nam khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp có công suất 150 nghìn tấn/năm tại Hải Phòng.

Trong giải pháp cho ngành dệt theo Qui hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 của Chính phủ, khi Nhà máy Đình Vũ đặt tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với công suất khoảng 600 tấn sợi polister/ngày dự kiến đưa vào hoạt động từ tháng 5/2011, sẽ cung cấp thêm khoảng 40% nhu cầu về xơ sợi để phục vụ ngành dệt may trong

84

nước. Khi đó, ngành dệt may sẽ chủ động được khoảng 70% nguyên liệu xơ sợi.23

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên có chiến lược hợp tác với các quốc gia chủ yếu xuất khẩu nguyên phụ liệu cho ngành Dệt May như Campuchia để trồng bông. Các đồn điền trồng bông trước kia ở các vùng Tây Nguyên, Đắc Lắc, Đắc Nông và Gia Lai cần được khôi phục với các hệ thống tưới tiêu được trang bị đầy đủ và kỹ thuật trồng bông thâm canh được áp dụng. Vinatex cũng đang chuẩn bị khởi công hai khu công nghiệp dệt nhuộm tại hai tỉnh Trà Vinh và Thái Bình với năng suất dự kiến tổng sản lượng vải dệt mỗi năm đạt khoảng 200 triệu m2/ năm, đồng thời được trang bị đầy đủ các công trình xử lý nước thải và chất thải rắn độc hại, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Hơn nữa, việc thiếu các nhà máy dệt thoi là vấn đề khó khăn nhất của ngành, cho nên, một số các công ty trong tập đoàn như Việt Thắng, Dệt Nam Định, Dệt Vĩnh Phú đã tự túc đầu tư các nhà máy dệt thoi. Nếu thành công thì đến năm 2015, toàn ngành có khả năng đảm bảo cung cấp khoảng 70 - 80% nguồn nguyên liệu cho thị trường trong nước.

Về công nghệ

Trước hết, cần loại bỏ các máy móc thiết bị đã hết khấu hao, nâng cấp thiết bị kéo sợi hiện đại, tu bổ và cải tạo những thiết bị dệt lạc hậu, đồng thời biết cách sử dụng hiệu quả các thiết bị tiên tiến của ngành may. Các doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng để khắc phục tình trạng mất cân đối trong việc cung cấp thiết bị cho ngành dệt và ngành may. Ví dụ, có thể áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến của nhiều công ty chế tạo thiết bị Dệt May hàng đầu của thế giới như Đức, Ý, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... như dây chuyền LEAN nhằm đáp ứng cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,

23

Minh Tâm(2010), Năm 2011: Ngành dệt may sẽ tự đáp ứng được 70% nhu cầu xơ sợi,

http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/cong-nghiep/det-may-da-giay/xuat-khau-cua-nganh-det-may-nam-2010- nhieu-don-hang-cung-nhieu-kho-khan/95967.136139.html [truy cập ngày 11/04/2010]

85

tăng năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập toàn cầu. Trong thời gian tới, để hài hòa với xu hướng tiêu dùng hàng may mặc ở Mỹ là ưa thích các sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nano, các loại sợi vải chức năng đặc biệt, các loại nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên thân thiện với môi trường như tre, đậu tương, ngô cũng cần phải được các doanh nghiệp xem xét.

Về nhân công

Các doanh nghiệp trước hết cần phải chú trọng đến tiêu chuẩn lao động và nâng cao tay nghề nhân công. Trong khi Mỹ rất khắt khe về việc giao hàng đúng hẹn, đúng tiêu chuẩn chất lượng thì Mỹ còn quan tâm đến cả tiêu chuẩn lao động bao gồm mức lương và môi trường làm việc của nhân công sản xuất hàng Dệt May xuất khẩu. Vì thế, các doanh nghiệp cần lưu ý sắp xếp lại lao động và qui trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, đáp ứng được thời gian giao hàng của khách. Đồng thời, các doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu các biện pháp chăm lo chăm lo đời sống công nhân, thực hiện chế độ đãi ngộ như tăng lương, tăng chất lượng bữa ăn giữa ca, hỗ trợ chỗ ở, các chế độ đãi ngộ khi có con cái, khả năng tiếp cận các cơ hội học tập để nâng cao tay nghề. Đây là những điều kiện cơ bản cho người lao động cần được đảm bảo nhằm hài hòa với tiêu chuẩn SA 8000 hay WRAP của Mỹ, đồng thời thể hiện đó là một hình thức cạnh tranh lành mạnh.

Thực tế cho thấy trình độ quản lý và lao động của các doanh nghiệp chưa cao, chưa nắm bắt nhanh nhạy xu hướng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm thời trang ở Mỹ. Vì thế thời gian tới, cần phải đào tạo nâng cao tay nghề người lao động để có thể tăng khả năng tiếp cận thông tin, sáng tạo và có thể phát huy hết tính ưu việt của máy móc khi công nghiệp dệt may nước nhà được đầu tư công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp có thể tự đào tạo lấy cán bộ thiết kế thời trang và nhân công trực tiếp sản xuất hoặc

86

khuyến khích người lao động tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn tại các trường đại học, các viện và cơ sở dạy nghề.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng lao động khan hiếm, các doanh nghiệp nên di dời các xưởng sản xuất về các vùng nông thôn để đảm bảo tiện đường giao thông, tạo công ăn việc làm ổn định và gần gũi với cuộc sống của nhân công vốn hầu hết là người nông thôn. Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp thực hiện giải pháp này như nhà máy Dệt May Hà Nội, Dệt May Đông Xuân và Dệt May 8/3.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất nhập khẩu may của việt nam vào thị trường mỹ hậu WTO (Trang 90)