trƣờng Mỹ
Để đạt mục tiêu là đến năm 2010, kim ngạch dệt may xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD và mở rộng thị phần tại Mỹ, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa giải pháp của Nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.
3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nƣớc
3.2.1.1. Cải thiện hệ thống chính sách pháp luật Nhà nƣớc
Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của đất nước, ngành công nghiệp Dệt May xuất khẩu cần được Chính phủ và Nhà nước quan tâm đến các chính sách liên quan đến việc phát triển hàng Dệt May xuất khẩu Việt Nam.
Việc Chính phủ đã ngừng thực hiện chính sách hỗ trợ Dệt May theo Quyết định 55/2001/QĐ – TT theo cam kết song phương với Mỹ và tuân theo qui định của WTO đã làm cho hàng Dệt May xuất khẩu của ta gặp khó khăn vì không còn sự hỗ trợ cả trực tiếp và gián tiếp. Vì thế, trong thời gian tới, những chính sách liên quan cần thiết phải được điều chỉnh và hoàn thiện, đưa ra sự hỗ trợ thích đáng để khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng hàng may mặc xuất khẩu, đặc biệt là vào thị trường truyền thống Mỹ, góp phần gia tăng đáng kể giá trị công nghiệp của cả nước.
Chính sách thuế
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế để khắc phục những vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, đơn giản hệ thống thuế suất.
Cần thực hiện những ưu đãi về thuế đối với các thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm may mặc ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Vì trong thời gian tới, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục xuất khẩu gia công sản phẩm may mặc sang thị trường Mỹ nên
70
cần phải có những quản lý nhập khẩu máy móc, phụ tùng, dụng cụ và nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất và xuất khẩu.
Về thuế suất liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trong đó có sản phẩm phụ trợ hàng Dệt May xuất khẩu (bao gồm: chỉ may, sản phẩm thêu ren, bông tấm, Mex dệt và Mex không dệt, vải phản quang chống cháy, vải dệt thoi, khóa kéo, móc gài, kim, nhãn dệt, nhãn mác, thuốc nhuộm, chất trợ nhuộm, phụ tùng máy dệt, máy may, phụ kiện đóng gói, cúc nhưa, cúc dập, băng các loại, phụ tùng máy sợi), Bộ Công thương vừa hoàn tất và trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Nghị định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm công nghiệp phụ trợ mà trong nước đã sản xuất được áp dụng thuế suất trần với thời hạn đến khi kết thúc lộ trình miễn, giảm thuế mà Việt Nam đã cam kết theo qui định của WTO.
Chính sách cấp tín dụng đầu tƣ
Việc Việt Nam đã bãi bỏ ba hình thức ưu đãi về tín dụng, đầu tư, và bảo lãnh tín dụng đầu tư từ tháng 07/2005 đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng Dệt May xuất khẩu sang thị trường Mỹ gặp khó khăn. Vì thế, một chính sách ưu đãi về việc cấp tín dụng là rất cấp thiết.
Theo Dự thảo Nghị định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm phụ trợ cho ngành Dệt May xuất khẩu được cho vay tối đa đến 85% tổng vốn cố định từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, cơ chế và lãi suất vay theo quy định hiện hành, hỗ trợ một phần vốn ngân sách cho các hoạt động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam theo quy định. Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế mua sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sản xuất tại Việt Nam được ưu tiên xem xét cho vay vốn từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, cơ chế, lãi suất vay vốn theo quy định hiện hành.
71
Chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Mặc dù nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp này của nước ta tăng liên tục từ năm 2000 nhưng đã có dấu hiệu giảm rõ rệt trong năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là kênh vốn đầu tư lớn và quan trọng với ngành công nghiệp Dệt May nước ta, đặc biệt là Dệt may xuất khẩu sang Mỹ với những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, về trình độ công nghệ và tay nghề người nhân công. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ trước hết cần đưa ra những chính sách thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
Thứ nhất, ưu đãi thuế để ra là động lực to lớn để thu hút nguồn vốn đầu
tư nước ngoài vào Dệt May xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành này vốn đã có xu hướng đầu tư nhiều hơn sang ngành may. Do đó, nhằm cân bằng lại sự chênh lệch này, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào sản phẩm phụ trợ cho ngành Dệt May là rất cần thiết. Cũng theo Dự thảo Nghị định trên, các dự án đầu tư cho sản phẩm phụ trợ ngành Dệt May tại Việt Nam được áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo. Các dự án đầu tư cũng được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu và cơ chế ưu đãi khác theo qui định.
Thứ hai, tăng cường thu hút các nhà đầu tư ngoài nước vào lĩnh vực dệt, nhuộm là mục tiêu lớn của ngành dệt may. Cần hỗ trợ cơ sở hạ tầng như xây dựng các khu công nghiệp có sẵn hệ thống xử lý nước thải. Đây là yêu cầu của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi đặt vấn đề đầu tư vào nhà máy dệt, nhuộm tại Việt Nam. Ngoài ra, cần có những chính sách thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch sản xuất từ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…để
72
tận dụng vốn và công nghệ của các nước phát triển ngành dệt may xuất khẩu trong khu vực.
Thứ ba, cần tạo ra môi trường đầu tư ổn định, đơn giản hóa hệ thống
thuế và thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi tối đa và làm an tâm các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Dệt May xuất khẩu của Việt Nam.
Chính sách liên quan hoạt động xuất nhập khẩu
Chính phủ đã đề ra Đề án 30 về Cải cách Thủ tục hành chính nhằm làm giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Dệt May nói riêng, đặc biệt là xuất khẩu sản phẩm may mặc sang Mỹ.
Đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu và xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên phụ liệu nhập khẩu và hoàn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp may xuất khẩu. Đồng thời tính phần xuất khẩu tại chỗ vào tỷ lệ xuất khẩu nhằm giảm khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này.
Cần rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Hiện nay, việc cấp C/O cho một số chủng loại hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ được thực hiện trong 4 giờ theo thông tư số 07/2009/TT-BCT về việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng dệt may đối với một số chủng loại hàng xuất khẩu sang Mỹ vừa được Bộ Công Thương ban hành và có hiệu lực từ ngày 09/04/2009. Ngoài ra, cần xúc tiến việc thực hiện cấp C/O điện tử để tiết kiệm thời gian làm thủ tục.
3.2.1.2. Hỗ trợ doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu
Trong bối cảnh nước ta đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cánh cửa vào các thị trường xuất khẩu trên thế giới đang mở rộng cho ngành Dệt May nước ta. Đặc biệt, để thâm nhập sâu rộng và tạo vị trí vững chắc trên thị trường Mỹ, Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh
73
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhằm khai thác có hiệu quả cơ hội thuận lợi này.
Sau khi gia nhập WTO cho đến nay, các doanh nghiệp nước ta vẫn chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công, thâm nhập vào thị trường Mỹ thường qua trung gian nên việc tiếp xúc trực tiếp với nhà nhập khẩu vẫn còn là vấn đề khó khăn và còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Dệt May ở Việt nam có ít các cơ hội tham gia xúc tiến, quảng bá tại các hội chợ chuyên ngành lớn ở Mỹ. Chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có thể đáp ứng được chi phí trong mỗi lần tham gia hội chợ đó nên đã phần nào làm giảm khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu ở một số quốc gia như Trung Quốc, Pakistan nhận được sự hỗ trợ hữu ích từ chính phủ các nước này nên nhìn chung đã làm các doanh nghiệp của ta yếu thế.
Vì thế, để đẩy mạnh hàng Dệt May xuất khẩu của ta vào thị trường này, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ thiết thực như hỗ trợ một phần chi phí để các doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại tại các hội chợ chuyên ngành về hàng Dệt May như Hội chợ Magic ở Las Vegas – Mỹ được tổ chức vào tháng 2 và tháng 8 hàng năm. Đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp nước ta xây dựng và quảng bá hình ảnh để các nhà nhập khẩu tại thị trường Mỹ biết đến.
3.2.1.3. Tăng cƣờng vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Hiệp hội Dệt May Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ doanh nghiệp sản xuất hàng Dệt May nước ta. Hoạt động như cầu nối giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, Chính phủ, hiệp hội luôn chú trọng công tác xây dựng cơ chế chính sách phát triển Dệt May cũng như kiến nghị các giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.
Trong tình hình Dệt May xuất khẩu của Việt Nam nhận được ít hơn sự hỗ trợ của Chính phủ theo cam kết quốc tế, Hiệp hội càng phải chứng tỏ vai
74
trò của mình đối với sự phát triển của toàn ngành trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hơn và thiết thực hơn.
Trong việc tiếp cận thị trường Mỹ, Hiệp hội Dệt May đã đang thực hiện và cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, trong nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp có thông tin về thị trường Mỹ, Hiệp hội đã xây dựng cổng giao dịch thương mại điện tử riêng cho ngành, AFTEX để cung cấp thông tin cần thiết và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Ngoài ra, Hiệp hội Dệt May Việt Nam phối hợp cùng Tập đoàn Magic International (Mỹ) tổ chức hội thảo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn giúp doanh nghiệp Dệt May trong nước có thêm thông tin hữu ích, cập nhật cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với tình hình mới tại thị trường Dệt May Mỹ.
Thứ hai, Hiệp hội cần hỗ trợ các doanh nghiệp nắm rõ về luật pháp Mỹ,
đặc biệt là những điều luật điều chỉnh việc xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ và những tiêu chuẩn sản phẩm như SA 8000, chương trình WRAP hay đạo luật cải tiến về an toàn sản phẩm. Ngoài việc cần phải xây dựng hệ thống thông tin về pháp luật Mỹ, sự kiện hiện nay Hiệp hội kết nạp thêm doanh nghiệp hội viên liên kết là Phòng Thương mại Công nghiệp Mỹ (Amcham) có tác động hữu ích khi giúp các doanh nghiệp trong việc am hiểu hơn về hệ thống luật pháp, qui định của Mỹ để tránh các khả năng áp dụng biện pháp tự vệ chống bán phá giá. Ngoài ra, sự hợp tác này giúp Hiệp hội có được sự tư vấn và nỗ lực hợp tác của Amcham trong việc tìm ra các giải pháp thiết thực, phù hợp để đấy mạnh xuất khấu sang thị trường mục tiêu Mỹ.
Khi nắm vững luật pháp của Mỹ liên quan đến sản phẩm may mặc, các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này với khả năng tối thiếu vi phạm các qui định trên.
75
Thứ ba, Hiệp hội cần khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia
các hội chợ chuyên ngành ở Mỹ để tìm kiếm khách hàng cũng như đối tác trong ngành để hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cần xúc tiến các hoạt động để xây dựng hình ảnh cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế cũng như thị trường Mỹ. Cụ thể, năm 2010, Hiệp hội thực hiện quyết định số 0221/ QĐ – BCT ngày 14/01/2010 của Bộ thương về việc tham gia hội chợ Global Text ở Los Angeles - Mỹ từ 28/04- 02/05/ 2010; hội chợ Magic Show 2010 tại Las Vegas – Mỹ vào tháng 8. Đây là việc làm cấp thiết vì trong bối cảnh khủng hoảng tài chính ở Mỹ hiện nay, sức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ giảm thì việc khẳng định hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp của ta là nhà cung cấp sản phẩm may mặc đáng tin cậy rất quan trọng.
Thứ tư, thông qua các hoạt động liên kết quốc tế của mình, Hiệp hội cần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, máy móc thiết bị, hiện đại vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng hàng may mặc ngày càng cao của người tiêu dùng Mỹ, đồng thời giảm thiểu được khả năng bị khởi kiện hay phải tái nhập khẩu mặt hàng của mình do không đáp ứng được các qui định mới về chất lượng an toàn sản phẩm của Mỹ. Hiện nay, Hiệp hội đã tham gia tích cực vào các tổ chức Hiệp hội ngành nghề Dệt May quốc tế và khu vực để đưa ngành Dệt May Việt Nam hội nhập vào các tổ chức quốc tế và khu vực như Liên đoàn các nhà sản xuất Dệt May Đông Nam Á (AFTEX), Liên đoàn Dệt May các nước châu Á nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật, quản lý và tăng năng suất lao động trong sản xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến xúc tiến trao đổi thương mại trong nội bộ khu vực cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, thống nhất lộ trình chung cho phát triển ngành Dệt May ở tầm khu vực; Xây dựng chuỗi cung ứng Dệt May ASEAN (SAFSA) để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Dệt May Việt Nam nói riêng và hàng Dệt May của khu vực ASEAN nói chung.
76
Thứ năm, việc tập trung đào tạo, nâng cao tay nghề và trình độ của đội
ngũ thiết kế cần được Hiệp hội hỗ trợ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc nước ta trên thị trường Mỹ. Từ đó, giá trị xuất khẩu của hàng Dệt May Việt Nam trên thị trường Mỹ gia tăng khi có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng của các tầng lớp người tiêu dùng khác nhau.
Thứ sáu, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng tham gia tích cực trong Đề
án 30 về Cải cách Thủ tục hành chính, với tư cách đại diện các Doanh nghiệp trong ngành, đóng góp nhằm làm giảm thủ tục hành chính, giúp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng.
3.2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp
3.2.2.1. Tăng cƣờng biện pháp liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam
Trong các giải pháp triển của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam, tự nguyện tạo các mối liên kết hoặc gia nhập các chuỗi doanh nghiệp lớn là cần thiết để cùng tồn tại và phát triển. Chuỗi doanh nghiệp dệt may được