Hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu Phát triển xuất nhập khẩu may của việt nam vào thị trường mỹ hậu WTO (Trang 45)

Trên thị trường Mỹ, các công ty lớn, vừa và nhỏ có các kênh thị trường khác nhau. Các công ty lớn tự làm lấy tất cả các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu và có hệ thống phân phối riêng. Các công ty vừa và nhỏ thường nhập khẩu hàng hoá về để bán tại Mỹ theo các cách phổ biến sau đây:

Bán cho các cửa hàng bán lẻ: Các mặt hàng thường được phân phối theo hình thức này bao gồm trang sức, quần áo, đồ chơi, mỹ nghệ, tạp hoá. Hàng hóa bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ thông qua các nhà nhập khẩu, các người bán hàng có tính chất cá nhân, các công ty nhập khẩu hay các tổ chức buôn bán hàng hoá chuyên nghiệp.

Bán cho nhà phân phối: Hàng hóa được bán cho các nhà phân phối vì họ có hệ thống phân phối rộng khắp khu vực cụ thể nào và có khả năng bán hàng nhanh chóng.

Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp: Các nhà máy công xưởng trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ ở nước sở tại khi họ không có điều kiện để mua trực tiếp của các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc mua qua các nhà nhập khẩu trong nước.

39

Bán hàng qua hội chợ triển lãm, chợ ngoài trời, buổi giới thiệu bán hàng: Đây là những kênh phân phối hàng hóa phổ biến và hiệu quả ở Mỹ. Đặc biệt, các hội chợ triển lãm chuyên ngành thường xuyên được tổ chức ở Mỹ đã tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu gặp gỡ, tiếp xúc và đặt đơn hàng.

Ngoài ra, người tiêu dùng ở Mỹ còn có thể mua hàng hóa qua đường bưu điện, catalogue hay Internet.

2.2. Thực trạng Dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ hậu WTO

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam sang Mỹ

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Số liệu thống kê – Hiệp hội Dệt May Việt Nam)

Theo số liệu của Hải quan Mỹ, năm 1993 Việt Nam chưa hề xuất khẩu sang Mỹ bất kỳ một sản phẩm nào và cũng chỉ nhập khẩu từ Mỹ khoảng 7 triệu USD. Sau khi Tổng thống Bill Clinton quyết định chấm dứt cấm vận

40

buôn bán với Việt Nam ngày 03/02/1994, hàng hóa của Việt Nam bắt đầu tiếp cận thị trường Mỹ.

Trong giai đoạn năm 1997 – 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May của nước ta sang thị trường Mỹ còn rất hạn chế. Năm 1997, tốc độ tăng trưởng của ngành là 9,86% với kim ngạch xuất khẩu là 25,928 triệu USD. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May là 26 triệu USD. Năm 1999, tốc độ tăng trưởng đạt 13,65% với kim ngạch xuất khẩu đạt 34 triệu USD.

Sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) được ký kết và có hiệu lực vào năm 2000, tình hình xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ có dấu hiệu lạc quan với kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn so với năm trước, đạt 50 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng là 65,23%. Ngay từ thời gian này, Dệt May đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ cùng với một số mặt hàng khác như thủy hải sản, dầu khí, giày dép và đồ gỗ gia dụng.

Những năm tiếp theo chứng kiến sự nhảy vọt của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam xét trên tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Năm 2002, Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu mặt hàng may mặc lớn nhất của nước ta với kim ngạch xuất khẩu đạt 951triệu USD. Năm 2005, kim ngạch đã tăng lên đến 2,603 tỷ USD.

Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO không chỉ đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế nước nhà mà đồng thời còn mở ra thời kỳ mới trong quan hệ về Dệt May xuất khẩu của nước ta sang Mỹ, một trong ba thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới. Khi đó, Mỹ áp dụng mức thuế nhập khẩu cho hàng Dệt May xuất khẩu của ta bình đẳng như các quốc gia thành viên khác khi Việt Nam được trao Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), tức là Qui chế Tối huệ quốc (MFN) năm 2006 nên nên cánh cửa vào Mỹ đã mở rộng dễ dàng hơn trước.

41

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay, mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ trong năm 2008 và đầu năm 2009 giảm đi, nhưng xuất khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ, cụ thể là hàng Dệt May vẫn tăng trưởng 16 - 17%. Tại thị trường Mỹ, nơi chiếm khoảng 55% thị phần xuất Dệt May của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 chỉ đạt gần 5 tỷ USD, giảm 5% so với 5,4 tỷ USD của năm 2008. Với mức giảm này, Dệt May Việt Nam vẫn có lợi thế hơn so với các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan có mức giảm từ 10% - 25%.

2.2.2. Hình thức xuất khẩu

Mặc dù tốc độ tăng trưởng phát triển ngành Dệt May xuất khẩu nước ta vào Mỹ ngày càng lớn, kim ngạch xuất khẩu cao nhưng hiệu quả xuất khẩu còn chưa cao. Đó là vì chúng ta chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công, thậm chí một số doanh nghiệp nhận làm hàng gia công thuần túy, còn phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập, chỉ ăn đơn giá gia công nên giá trị tăng thêm thu về thấp. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp chưa có đối tác phân phối trực tiếp nên chưa thực sự thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối của thị trường có sức tiêu dùng lớn này. Thông thường, hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ, bao gồm cả sản phẩm của Việt Nam chủ yếu qua kênh thứ 3, nước thứ 3 là dài Loan, Hàn Quốc và Singapore. Cũng vì việc xuất khẩu chủ yếu qua trung gian nên các doanh nghiệp của ta càng ít có cơ hội tiếp cận trực tiếp vào thị trường Mỹ, thụ động trong việc tìm hiểu thông tin về thị trường này làm cho hiệu quả xuất khẩu không đạt mức cao nhất.

2.2.3. Phƣơng thức xuất khẩu

Hiện nay, trong lĩnh vực Dệt May xuất khẩu, cụ thể là xuất khẩu sang thị trường Mỹ, chúng ta chủ yếu vẫn theo phương thức gia công xuất khẩu.

15Đa phần được làm theo hợp đồng thầu phụ cho các hãng nước ngoài, trong đó các hãng này thường cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã, trong khi

15 Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến và Vũ Thị Hiền (2007), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, tr.159.

42

Việt Nam đảm nhiệm các khâu cắt, ghép, đăng ten (CMT). Đôi khi các hãng nước ngoài cung cấp cả thiết bị. Phần lớn doanh nghiệp cũng chỉ làm công ăn lương vì giá trị gia tăng tạo ra quá thấp. Đây cũng là điều dễ hiểu vì ngành công nghiệp Dệt May của nước ta còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Để đảm bảo sản xuất ổn định và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động, nhất là từ sau khi gia nhập WTO, Dệt May xuất khẩu của nước ta vào Mỹ gặp khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại nước này vào cuối năm 2007, phần lớn các doanh nghiệp chấp nhận làm hàng theo đơn giá gia công vì đối tác có thể cung cấp nguyên phụ liệu đầy đủ và kịp thời. Còn sản xuất theo điều kiện FOB (mua bán, đứt đoạn) có thể đem lại lợi nhuận cao hơn nhưng các doanh nghiệp sẽ gặp trở ngại lớn trong việc nhập khẩu nguyên liệu. Nhờ việc làm hàng theo hình thức gia công này, Việt Nam không mất chi phí mua nguyên liệu mà còn duy trì sản xuất đều đặn. Do đó, trong khi các quốc gia xuất khẩu Dệt May trong năm 2008 đều tăng trưởng âm, thì ngành Dệt May Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng xuất khẩu 17%.

Mặc dù vậy, trong thời gian tới, khả năng mở rộng thị phần sẽ gặp nhiều khó khăn vì ngành Dệt May Việt Nam chủ yếu là làm gia công, trong khi khách hàng Mỹ chỉ muốn các doanh nghiệp xuất theo giá FOB.

2.3. Thuận lợi và khó khăn 2.3.1. Thuận lợi 2.3.1. Thuận lợi

2.3.1.1. Chủ quan

Nhân lực

Sử dụng nhiều nhân công là một trong những đặc thù của ngành Dệt May. Do đó, chi phí nhân công là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành này. So với những nước xuất khẩu cùng mặt hàng may mặc, nhìn chung, Việt Nam có lợi thế hơn vì sở hữu nguồn lao

43

động trẻ, dồi dào, tay nghề cao và có thể làm ra những sản phẩm phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo của người lao động. Ngoài ra, một lợi thế nữa là giá nhân công tại Việt Nam tương đối thấp, với mức lương trung bình 0,3 -0,6 USD/giờ nên sản phẩm may mặc của nước ta vào Mỹ có sức cạnh tranh lớn một phần nhờ có giá cạnh tranh hơn sản phẩm của các nước khác. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần phải chú ý khai thác và duy trì lợi thế này để đẩy mạnh việc sản xuất xuất khẩu hàng Dệt May vào Mỹ, khẳng định vị thế của ngành Dệt May nước nhà trên thị trường lớn này.

Ngành truyền thống

Ngành Dệt May là một trong những ngành có lịch sử phát triển lâu đời ở nước ta nên những thuận lợi của ngành nghề truyền thống lâu đời này tiếp tục phát huy khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ hậu WTO. Với kinh nghiệm lâu đời cùng với đôi bàn tay khéo léo của người lao động, các sản phẩm Dệt May của ta có giá trị xuất khẩu lớn và được ưa thích trên thị trường Mỹ về mẫu mã, chất lượng. Sự kết hợp giữa tính thủ công và tính hiện đại nhờ máy móc, thiết bị Dệt May đã làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Dệt May nước ta trên thị trường Mỹ về cả số lượng và chất lượng. Có rất nhiều làng nghề dệt thủ công và may được duy trì và mở rộng sản xuất, phục vụ xuất khẩu đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động như làng lụa Vạn Phúc (Hà Tây), làng Mẹo (Thái Bình) và Triều Khúc (Hà Nội).

2.3.1.2. Khách quan

Mỹ bỏ việc áp dụng chế độ hạn ngạch đối với hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam từ ngày 11/01/2007

Theo qui định của WTO, khi Việt Nam gia nhập tổ chức này thì các thành viên WTO, bao gồm Mỹ, sẽ bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam. Đây là bàn đạp thúc đẩy tăng số lượng xuất khẩu mặt hàng Dệt May sang thị trường lớn nhất thế giới này vì:

44

Thứ nhất, việc bãi bỏ hạn ngạch sẽ làm giảm chi phí do việc áp dụng

hạn ngạch gây ra, từ đó, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Chi phí do việc cấp hạn ngạch gây ra theo Hiệp định ATC chiếm tỷ trọng đáng kể trong chi phí xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam. Theo tính toán, chi phí này đối với hàng Dệt May sang Mỹ chiếm 6,9% đối với hàng dệt và 7,1% đối với hàng may mặc trên tổng chi phí. Tuy mức chi phí này thấp hơn so với mốt số đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mỹ như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh nhưng gây ra mức chi phí tương đối đáng kể, làm hạn chế khả năng xuất khẩu hàng may mặc của ta sang Mỹ. Vì vậy, hàng Dệt May xuất khẩu sẽ có mức giá cạnh tranh hơn trên thị trường Mỹ khi giá xuất khẩu giảm do việc cấp hạn ngạch gây ra.

Bảng 2.4. Tỷ trọng chi phí do hạn ngạch gây ra trong tổng chi phí xuất khẩu

US/Canada (%) EU (%) Dệt May mặc Dệt May mặc

Bangladesh 15,3 8,1 8,4 7,3 Trung Quốc 20,0 33,0 12,0 15 Hồng Kông, Trung Quốc 1,0 10,0 1,0 5,0

Hungary 6,9 5,0 0 0 Ấn Độ 9,8 34,2 12,0 15,2 Indonesia 8,1 7,8 6,3 6,0 Philippin 6,5 7,8 5,7 6,0 Ba Lan 6,9 5,0 0 0 Sri Lanka 15,3 8,3 5,5 6,6 Thái Lan 8,3 13,2 6,4 7,8 Thổ Nhĩ Kỳ 7,0 4,9 1,5 0 Việt Nam 6,9 7,1 7,5 7,2 Các nước Trung Âu khác 6,9 5,0 0 0

(Nguồn: Hildegunn Kyvik Nordas (2004), The Global Textile and Clothing Industry post the Agreement on Textiles and Clothing, WTO – Cẩm nang hội nhập)

45

Thứ hai, không còn bị hạn chế về hạn ngạch, các doanh nghiệp có thể

xuất khẩu theo khả năng, vừa có thể tăng doanh thu xuất khẩu, vừa tránh được tình trạng tiêu cực trong việc phân bổ hạn ngạch. Thời kỳ áp dụng hạn ngạch đã làm giảm khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ta. Cụ thể: Sau khi Hiệp định Dệt May song phương được ký kết và có hiệu lực từ tháng 5/2003, mỗi năm Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Mỹ tối đa 1,7 tỷ USD. Mỗi năm Mỹ nâng mức hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam lên 10% và 30 mặt hàng phải chịu hạn ngạch. Khi bãi bỏ việc áp dụng hạn ngạch này, các doanh nghiệp có năng lực sản xuất tốt, chất lượng hàng hóa tốt có thể xuất khẩu theo năng lực, không còn gặp khó khăn trong việc dồn đọng hàng do đã sử dụng hết hạn ngạch được phân bổ trong năm. Hiện nay, một số quốc gia xuất khẩu hàng Dệt May như các nước ở vùng Trung Mỹ, Mexico bị Mỹ cắt giảm hạn ngạch nên các đơn hang đang dồn về Việt Nam. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất phục vụ xuất khẩu và thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, hạn ngạch bị bãi bỏ tạo điều kiện do doanh nghiệp có thể cạnh tranh bình đẳng hơn trong việc xuất khẩu Dệt May, không còn gặp trở ngại trong việc xin cấp hạn ngạch hay mua bán hạn ngạch giữa các doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy sản xuất hiệu quả hơn do các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc quyết định số lượng hàng xuất khẩu.

Thu hút nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc

Cùng với những lợi thế so sánh về năng lực cạnh tranh của hàng Dệt May xuất khẩu và việc nước ta gia nhập WTO đã khiến cho Việt Nam trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực và tiến tới là ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm trong xuất khẩu giai đoạn 2015 – 2020, ngành Dệt May rất cần có nguồn vốn đầu tư thích hợp để mở rộng phát triển nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Vì thế, Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách thích hợp về vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của ngành

46

Dệt May trong Qui hoạch Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Ước tính ngành Dệt May cần vốn đầu tư khoảng 1.100 tỷ đồng nhằm tăng tốc đầu tư các cơ sở mới nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, chú trọng phát triển vấn đề nguyên phụ liệu, đặc biệt là đầu tư sản xuất các sản phẩm hoá dầu như xơ, sợi, thuốc nhuộm…, xây dựng các vùng trồng bông, tăng số lượng và chất lượng chất bông xơ để cung cấp cho ngành dệt. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu được huy động từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết, cổ phần hóa các doanh nghiệp, đầu tư vốn 100% của các nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng với sự gia tăng đầu tư trong nước, ngành Dệt May Việt Nam đã thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài từ hơn 28 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 534 dự án và tổng vốn đăng ký là 3,215 tỷ USD. Ngay trong năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hoạt động đầu tư nước ngoài vào ngành này đã có những chuyển động tích cực. Năm 2007, các doanh nghiệp FDI đã đăng ký đầu tư 55 dự án vào lĩnh vực nguyên liệu, may mặc với số vốn 383 triệu USD, đưa năng lực sản xuất tăng thêm khoảng 20%. Các dự án Dệt May lớn đã thu hút được sự quan tâm đầu tư từ phía các đối tác nước

Một phần của tài liệu Phát triển xuất nhập khẩu may của việt nam vào thị trường mỹ hậu WTO (Trang 45)