Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển xuất nhập khẩu may của việt nam vào thị trường mỹ hậu WTO (Trang 46)

Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam sang Mỹ

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Số liệu thống kê – Hiệp hội Dệt May Việt Nam)

Theo số liệu của Hải quan Mỹ, năm 1993 Việt Nam chưa hề xuất khẩu sang Mỹ bất kỳ một sản phẩm nào và cũng chỉ nhập khẩu từ Mỹ khoảng 7 triệu USD. Sau khi Tổng thống Bill Clinton quyết định chấm dứt cấm vận

40

buôn bán với Việt Nam ngày 03/02/1994, hàng hóa của Việt Nam bắt đầu tiếp cận thị trường Mỹ.

Trong giai đoạn năm 1997 – 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May của nước ta sang thị trường Mỹ còn rất hạn chế. Năm 1997, tốc độ tăng trưởng của ngành là 9,86% với kim ngạch xuất khẩu là 25,928 triệu USD. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May là 26 triệu USD. Năm 1999, tốc độ tăng trưởng đạt 13,65% với kim ngạch xuất khẩu đạt 34 triệu USD.

Sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) được ký kết và có hiệu lực vào năm 2000, tình hình xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ có dấu hiệu lạc quan với kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn so với năm trước, đạt 50 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng là 65,23%. Ngay từ thời gian này, Dệt May đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ cùng với một số mặt hàng khác như thủy hải sản, dầu khí, giày dép và đồ gỗ gia dụng.

Những năm tiếp theo chứng kiến sự nhảy vọt của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam xét trên tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Năm 2002, Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu mặt hàng may mặc lớn nhất của nước ta với kim ngạch xuất khẩu đạt 951triệu USD. Năm 2005, kim ngạch đã tăng lên đến 2,603 tỷ USD.

Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO không chỉ đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế nước nhà mà đồng thời còn mở ra thời kỳ mới trong quan hệ về Dệt May xuất khẩu của nước ta sang Mỹ, một trong ba thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới. Khi đó, Mỹ áp dụng mức thuế nhập khẩu cho hàng Dệt May xuất khẩu của ta bình đẳng như các quốc gia thành viên khác khi Việt Nam được trao Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), tức là Qui chế Tối huệ quốc (MFN) năm 2006 nên nên cánh cửa vào Mỹ đã mở rộng dễ dàng hơn trước.

41

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay, mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ trong năm 2008 và đầu năm 2009 giảm đi, nhưng xuất khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ, cụ thể là hàng Dệt May vẫn tăng trưởng 16 - 17%. Tại thị trường Mỹ, nơi chiếm khoảng 55% thị phần xuất Dệt May của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 chỉ đạt gần 5 tỷ USD, giảm 5% so với 5,4 tỷ USD của năm 2008. Với mức giảm này, Dệt May Việt Nam vẫn có lợi thế hơn so với các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan có mức giảm từ 10% - 25%.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất nhập khẩu may của việt nam vào thị trường mỹ hậu WTO (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)