Vốn là thị trường khó tính và không dễ dàng thâm nhập sâu rộng, Mỹ luôn có các biện pháp tự vệ đối với hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam. Sau khi bãi bỏ hạn ngạch, chấm dứt chương trình giám sát chống bán phá giá, Mỹ lại dựng lên một loạt các rào cản khác như qui định về chất lượng an toàn sản phẩm, sản phẩm dễ cháy hay đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và môi trưởng ở Mỹ. Vì thế, trong thời gian tới, việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn của Mỹ, trước hết là SA 8000 và WRAP, là một trong những nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng hàng đầu của toàn ngành.
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần đảm bảo môi trường nơi sản xuất, cải
tạo và xây dựng thêm các khu công nghiệp dệt, nhuộm, in được trang bị hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Thứ hai, trong thời gian tới, cần xây dựng các phòng thí nghiệm hiện
đại tại Viện Dệt May để kiểm tra các sản phẩm, khắc phục các rào cản kỹ thuật và cần phải cấp chứng chỉ an toàn cho sản phẩm trước khi xuất khẩu. Phòng thí nghiệm này cần phải được Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận. Cụ thể, Bộ Công thương đã đưa ra Đề án xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận, thay cho các thiết bị nghiên cứu thử nghiệm chất lượng hàng dệt may đã cũ có từ những năm 1990. Ngoài ra, đề án đã đưa ra một số giải pháp giúp DN tận dụng cơ
22
Uyên Hương (2010), Đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng tạo đột phá cho ngành dệt may,
http://www.vietnamplus.vn/Home/Dau-tu-hon-1100-ty-dong-tao-dot-pha-cho-det-may/20101/31472.vnplus
83
hội thu hút đơn hàng; duy trì và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển thêm khách hàng mới.