2.1.1. Khái quát
Mỹ là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học và công nghệ trên toàn thế giới. Là một trong những quốc gia lớn nhất trên thế giới với 9,83 triệu km2
và 305 triệu dân được chia thành 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang, Mỹ là một quốc gia đa văn hóa.
Nền kinh tế quốc dân của Mỹ lớn nhất trên thế giới với tổng sản phẩm quốc dân năm 2009 là 14.463,4 tỷ USD, trong đó chi tiêu dùng chiếm tỷ trọng 70,87%, chi tiêu chính phủ chiếm tỷ trọng hơn 20%. Mỹ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì với các bạn hàng chủ yếu là Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật bản và Đức. Nền kinh tế Mỹ là hậu công nghiệp với ngành dịch vụ đóng góp 75% tổng sản phẩm quốc dân. Mỹ còn là siêu cường công nghiệp các sản phẩm hóa học, xuất khẩu năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới, sản xuất dầu đứng thứ 3 thế giới, nông nghiệp chiếm đến 60% sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới.
Về quan hệ ngoại giao, Mỹ chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với rất nhiều nước trên thế giới. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, những chính sách của nước này ảnh hưởng tương đối lớn tới an ninh chính trị và kinh tế của từng khu vực.
Về công nghệ - khoa học - kỹ thuật, Mỹ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ 19. Hầu hết các công nghệ phục vụ cho cuộc sống của loài người ngày nay đều do các nhà khoa học Mỹ sáng chế và phát minh. Hiện nay, Mỹ còn phát triển vũ khí nguyên tử, tạo ra những bước tiến mới trong khám phá vũ trụ và nhiều lĩnh vực khác.
31
Hệ thống giao thông ở Mỹ rất phát triển. Năm 2003, khoảng 759/ 1000 người dân Mỹ sử dụng xe hơi so với 472/1000 cư dân ở EU. Mỹ cũng sở hữu những hãng hàng không lớn nhất trên thế giới, đi đầu là American Airlines.
2.1.2. Đặc điểm thị trƣờng 2.1.2.1. Qui mô thị trƣờng
Là một trong ba nhà nhập khẩu hàng Dệt May lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, Mỹ là thị trường nhập khẩu Dệt May tiềm năng đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Dệt May xuất khẩu Việt Nam nói riêng. Qui mô một số mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Mỹ thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Qui mô thị trƣờng xuất nhập khẩu hàng hóa của Mỹ
Đơn vị: Triệu USD
Năm 2000 1999
Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu
Theo cán cân
Thanh toán 707.638 1.222.880 621.441 937.868 Tăng tuyệt đối (8.366) 5.490 (10.548) 4.546 Theo số thống kê 716.044 1.117.390 632.988 933.322 Một số hàng công nghiệp nhẹ chính: Rượu bia 394 2.696 394 2.366 Thuốc lá 3.052 240 2.987 134 Quần áo 7.621 59.848 7.443 52.028 Giấy 9.958 14.070 9.024 12.282 Vải sợi 12.455 9.718 14.061 8.535 (Nguồn: www.usitc.gov) (Phụ lục số 1)
Bảng 2.1 cho thấy, trong số các mặt hàng công nghiệp nhẹ chính, Mỹ chi tiêu khá lớn cho mặt hàng quần áo và vải sợi. Mặt hàng quần áo chiếm tỷ
32
trọng lớn nhất: năm 2000, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng 0,15% so với năm 1999, gấp khoảng 22 lần kim ngạch mặt hàng rượu bia, gấp 249 lần so với mặt hàng thuốc lá, gấp 4,3 lần mặt hàng giấy và gấp 6,2 lần kim ngạch nhập khẩu vải sợi. Mặt hàng quần áo chiếm 0,6% trên tổng số kim ngạch nhập khẩu của thị trường lớn nhất toàn cầu này. Ngoài ra, có thể thấy, Mỹ nhập khẩu tương đối ít vải sợi so với mặt hàng Dệt May thành phẩm là quần áo bởi vì Mỹ có ngành dệt rất phát triển.
Bên cạnh đó, Mỹ là quốc gia đa sắc tộc nên đa dạng về nhu cầu và mức độ sử dụng. Vì vậy, nhằm khai thác có hiệu quả thị trường tiềm năm này trong thời gian tới, chúng ta cần đề ra định hướng giải pháp hợp lý để đa dạng hóa chủng loại, kiểu dáng mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu và xu hướng thời trang của thị trường này.
2.1.2.2. Mức chi tiêu
Là một trong những quốc gia có mức thu nhập trung bình của người dân cao nhất thế giới (GDP trên đầu người năm 2008 là 38.138 USD/ người)12, mức chi tiêu mua sắm hàng tiêu dùng nói chung và hàng may mặc nói riêng của người Mỹ tương đối lớn và ổn định. Biể fđò 2.1 to thấy khoảng 40% người tiêu dùng Mỹ thích đi mua sắm quần áo, thấp hơn hẳn so với một số nước khác như 50% ở Thái Lan, gần 80% ở Anh, xấp xỉ 90% ở Ấn Độ…Tuy nhiên, số lần đi mua sắm quần áo trong năm trung bình ở Mỹ là 22 lần/người/năm, cao hơn so với các quốc gia và khu vực khác ở Châu Á như Thái Lan và Trung Quốc (13 lần), ở Châu Mỹ La tinh như Brazil và Mexico (10 lần), Ấn Độ (7 lần)…
12 The World Bank Group,
33
Biểu đồ 2.1. Mức độ yêu thích mua sắm hàng may mặc và số lần mua sắm hàng may mặc một năm của ngƣời tiêu dùng trên thế giới, năm 2006
(Nguồn: Global Lifestyle Monitor and *Cotton Incorporated’s Lifestyel MonitorTM
)
Thời gian gần đây, do chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ chính nước Mỹ vào cuối năm, mức thu nhập trung bình của người Mỹ giảm nhưng nhìn chung, chi tiêu cho hàng may mặc vẫn tương đối ổn định, chỉ giảm đáng kể ở một số mặt hàng may mặc như quần sooc (giảm 1,8%), áo dệt (2,9%), váy ngắn (21,1%)… như bảng 2.2 sau:
34
Bảng 2.2. Thay đổi trong đơn vị mua sắm hàng Dệt May ở Mỹ
Đơn vị: %
Mặt hàng
Thay đổi trong đơn vị mua sắm hàng Dệt May từ giai đoạn tháng 1 - tháng tháng 6 năm 2007 đến tháng 1-tháng 6 năm 2008 Váy dài 14,4 Áo dệt kim 2,5 Áo len 0,9 Quần jeans 0,3 Áo len dài tay 0.0 Quần sooc -1,8 Áo dệt -2,9 Bộ ngủ -6,1 Quần ngủ -9,6 Váy ngắn -21,1
(Nguồn: Cotton Incorporated’s Lifestyle MonitorTM
)
Vì mức mua sắm hàng may mặc lớn nên Mỹ vẫn là một trong những thị trường mục tiêu cho hàng Dệt May xuất khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới trong thời gian tới.
2.1.2.3. Xu hƣớng tiêu dùng
Là một quốc gia đa sắc tộc với nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội nên nước này có nhu cầu đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng, thương hiệu và giá thành sản phẩm.
35
Chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Mỹ. Gần đây, họ có xu hướng mua sắm hàng may mặc từ xơ sợi tự nhiên hơn là làm từ sợi tổng hợp và sẵn sàng trả thêm tiền để có được hàng hóa với chất lượng tốt hơn.
Giá cả sản phẩm cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng khi ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của 77% người tiêu dùng Mỹ.
Bên cạnh các sản phẩm thời trang cao cấp, hiện nay, người tiêu dùng Mỹ quay lại sử dụng mặt hàng bình dân. Trong 305 triệu dân Mỹ, có đến 65% sử dụng các sản phẩm bình dân. Xu hướng kinh doanh nhỏ hơn sẽ đi vào vùng sâu, xa thay cho các chuỗi cửa hàng lớn tại Mỹ. Đó là cơ hội thuận lợi cho hàng Dệt May mở rộng thị phần xuất khẩu vào Mỹ trong thời gian tới.
Ngoài ra, một xu hướng ngày càng nổi lên trong việc mua sắm hàng may mặc của tại thị trường Mỹ, đó là việc mua sắm hàng may mặc qua Internet. Ngày nay, có đến gần 1/3 người tiêu dùng Mỹ bắt đầu có thói quen thường xuyên mua hàng may mặc qua Internet, nhiều hơn hẳn so với Nhật Bản, Anh, Trung Quốc… Xu hướng mua sắm này có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược tiếp cận và xâm nhập thị trường qua các kênh phân phối của các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này.
Bảng 2.3. Tỷ lệ ngƣời tiêu dùng sử dụng Internet để mua sắm quần áo
Đơn vị: % Nƣớc 2001 2003 2006 Mỹ 31,07 34,1 34,1 Nhật Bản 9,0 8,6 30,6 Anh 3,7 12,7 23,0 Trung Quốc - 15,9 22,8 Đức 7,4 7,6 NR*
Cô lôm bia 3,0 4,1 4,6
Thái Lan - - 3,6
Italia 1,7 3,2 3,3
Braxin 7,4 3,2 3,2
Ấn Độ 1,4 2,0 2,4
(Nguồn: Global Lifestyle Monitor. *
36
Dựa trên xu hướng tiêu dùng của người Mỹ đối với hàng Dệt May, các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu của Việt Nam cần có chiến lược phân phối sản phẩm cụ thể và thích hợp để chinh phục thị trường tiềm năng này trong thời gian tới.
2.1.3. Môi trƣờng pháp lý
2.1.3.1. Hệ thống hài hòa thuế quan (HTS)
Hệ thống thuế quan của Mỹ là Biểu Thuế quan hài hoà của Hợp chúng quốc Hoa kỳ (Harmonized Tariff Schedule - HTS) được chính thức thông qua ngày 01/01/198913. Hệ thống này được xây dựng dựa trên Hệ thống Mô tả hàng hoá và Mã số Hài hoà của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Brúc-xen.
Hầu hết các loại thuế quan của Mỹ đánh theo tỷ lệ trên giá trị là mức thuế được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu. Mức thuế suất của Mỹ biến động từ dưới 1% đến gần 40%, đối với hàng Dệt May nhập khẩu thường phải chịu thuế cao hơn. Một số hàng nhập khẩu, thường là nông sản và các loại hàng chế biến khác, là đối tượng chịu "thuế theo số lượng", một loại thuế ấn định đối với một số lượng nhất định. Một số sản phẩm phải chịu thuế gộp, loại kết hợp thuế theo tỷ lệ trên giá trị và thuế theo số lượng.
2.1.3.2. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Hàng hoá của các nước thuộc diện đối xử tối huệ quốc sẽ chịu các mức thuế như nhau khi vào Mỹ. Khi Mỹ giảm, loại bỏ, hoặc thay đổi một loại thuế quan, thì sự thay đổi đó được áp dụng bình đẳng với tất cả các quốc gia được hưởng MFN. Hàng nhập khẩu từ các nước không có MFN sẽ phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều.
13 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (1997), Khái quát về Luật Thương mại Mỹ, Tạp chí điện tử,
37
Khi gia nhập Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) trong năm thành lập 1948, Mỹ đã đồng ý dành MFN cho tất cả các nước khác đã ký hiệp định. Các nước muốn được hưởng MFN phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản: i) Tuân thủ các điều khoản Jackson-Vanik của Luật Thương mại năm 1974, trong đó yêu cầu tổng thống phải xác nhận là quốc gia đó không từ chối hoặc ngăn cản quyền hoặc cơ hội của công dân của nước đó được di cư; ii) Ðã ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Hiện nay, Mỹ dành chế độ MFN cho tất cả các thành viên của WTO và hầu hết các quốc gia khác.
2.1.3.3. Luật bồi thƣờng thƣơng mại
Luật thương mại Mỹ bao gồm một số đạo luật quy định về những trường hợp bồi thường cụ thể khi hàng hoá nước ngoài được hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường Mỹ hoặc hàng xuất khẩu của Mỹ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài.
Hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ các ngành công nghiệp Mỹ chống lại hàng nhập khẩu không công bằng là Luật thuế bù giá (CVD) và Luật Chống phá giá. 14
Luật thuế bù giá (CVD): quy định một khoản bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu để bù vào phần trợ giá của sản phẩm nước ngoài, mà việc bán sản phẩm đó ở Mỹ gây thiệt hại các nhà sản xuất những hàng hoá giống hoặc tương tự của Mỹ. Trong hầu hết các trường hợp, phần trợ giá phải bù lại có thể do chính phủ nước ngoài trực tiếp trả, nhưng luật này cũng áp dụng đối với loại trợ giá gián tiếp bị phát hiện sau khi điều tra theo luật thuế bù giá.
Luật chống phá giá: qui định thuế chống phá giá được ấn định vào hàng nhập khẩu khi người ta xác định được là hàng nước ngoài được bán "phá giá", hoặc sẽ bán phá giá ở Mỹ với giá "thấp hơn giá trị thông thường". Thấp
14 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (1997), Khái quát về Luật Thương mại Mỹ, Tạp chí điện tử,
38
hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá của hàng nhập khẩu vào Mỹ - tức là giá mua hoặc giá bán của nhà xuất khẩu - thấp hơn mức giá của hàng hoá đó ở nước xuất xứ. Bộ Thương mại sẽ xác định giá trị bình thường của hàng nhập khẩu bằng một trong ba cách: giá bán tại nước xuất xứ, giá bán của hàng hoá tại thị trường thứ ba; và "giá trị tính toán" bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản bổ sung cho lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng và các chi phí hành chính khác như đóng gói. Nếu số liệu thực tế không có thì một "vật thay thế" cho lợi nhuận và các chi phí khác sẽ được sử dụng để xác định giá trị tính toán. Luật chống phá giá còn cho phép các ngành của Mỹ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba.
2.1.4. Hệ thống phân phối
Trên thị trường Mỹ, các công ty lớn, vừa và nhỏ có các kênh thị trường khác nhau. Các công ty lớn tự làm lấy tất cả các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu và có hệ thống phân phối riêng. Các công ty vừa và nhỏ thường nhập khẩu hàng hoá về để bán tại Mỹ theo các cách phổ biến sau đây:
Bán cho các cửa hàng bán lẻ: Các mặt hàng thường được phân phối theo hình thức này bao gồm trang sức, quần áo, đồ chơi, mỹ nghệ, tạp hoá. Hàng hóa bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ thông qua các nhà nhập khẩu, các người bán hàng có tính chất cá nhân, các công ty nhập khẩu hay các tổ chức buôn bán hàng hoá chuyên nghiệp.
Bán cho nhà phân phối: Hàng hóa được bán cho các nhà phân phối vì họ có hệ thống phân phối rộng khắp khu vực cụ thể nào và có khả năng bán hàng nhanh chóng.
Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp: Các nhà máy công xưởng trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ ở nước sở tại khi họ không có điều kiện để mua trực tiếp của các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc mua qua các nhà nhập khẩu trong nước.
39
Bán hàng qua hội chợ triển lãm, chợ ngoài trời, buổi giới thiệu bán hàng: Đây là những kênh phân phối hàng hóa phổ biến và hiệu quả ở Mỹ. Đặc biệt, các hội chợ triển lãm chuyên ngành thường xuyên được tổ chức ở Mỹ đã tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu gặp gỡ, tiếp xúc và đặt đơn hàng.
Ngoài ra, người tiêu dùng ở Mỹ còn có thể mua hàng hóa qua đường bưu điện, catalogue hay Internet.
2.2. Thực trạng Dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ hậu WTO
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam sang Mỹ
Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn: Số liệu thống kê – Hiệp hội Dệt May Việt Nam)
Theo số liệu của Hải quan Mỹ, năm 1993 Việt Nam chưa hề xuất khẩu sang Mỹ bất kỳ một sản phẩm nào và cũng chỉ nhập khẩu từ Mỹ khoảng 7 triệu USD. Sau khi Tổng thống Bill Clinton quyết định chấm dứt cấm vận
40
buôn bán với Việt Nam ngày 03/02/1994, hàng hóa của Việt Nam bắt đầu tiếp cận thị trường Mỹ.
Trong giai đoạn năm 1997 – 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May của nước ta sang thị trường Mỹ còn rất hạn chế. Năm 1997, tốc độ tăng trưởng của ngành là 9,86% với kim ngạch xuất khẩu là 25,928 triệu USD. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May là 26 triệu USD. Năm 1999, tốc độ tăng trưởng đạt 13,65% với kim ngạch xuất khẩu đạt 34 triệu USD.
Sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) được ký kết và có hiệu lực vào năm 2000, tình hình xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị