Hỗ trợ doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển xuất nhập khẩu may của việt nam vào thị trường mỹ hậu WTO (Trang 79)

Trong bối cảnh nước ta đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cánh cửa vào các thị trường xuất khẩu trên thế giới đang mở rộng cho ngành Dệt May nước ta. Đặc biệt, để thâm nhập sâu rộng và tạo vị trí vững chắc trên thị trường Mỹ, Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh

73

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhằm khai thác có hiệu quả cơ hội thuận lợi này.

Sau khi gia nhập WTO cho đến nay, các doanh nghiệp nước ta vẫn chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công, thâm nhập vào thị trường Mỹ thường qua trung gian nên việc tiếp xúc trực tiếp với nhà nhập khẩu vẫn còn là vấn đề khó khăn và còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Dệt May ở Việt nam có ít các cơ hội tham gia xúc tiến, quảng bá tại các hội chợ chuyên ngành lớn ở Mỹ. Chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có thể đáp ứng được chi phí trong mỗi lần tham gia hội chợ đó nên đã phần nào làm giảm khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu ở một số quốc gia như Trung Quốc, Pakistan nhận được sự hỗ trợ hữu ích từ chính phủ các nước này nên nhìn chung đã làm các doanh nghiệp của ta yếu thế.

Vì thế, để đẩy mạnh hàng Dệt May xuất khẩu của ta vào thị trường này, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ thiết thực như hỗ trợ một phần chi phí để các doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại tại các hội chợ chuyên ngành về hàng Dệt May như Hội chợ Magic ở Las Vegas – Mỹ được tổ chức vào tháng 2 và tháng 8 hàng năm. Đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp nước ta xây dựng và quảng bá hình ảnh để các nhà nhập khẩu tại thị trường Mỹ biết đến.

3.2.1.3. Tăng cƣờng vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Hiệp hội Dệt May Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ doanh nghiệp sản xuất hàng Dệt May nước ta. Hoạt động như cầu nối giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, Chính phủ, hiệp hội luôn chú trọng công tác xây dựng cơ chế chính sách phát triển Dệt May cũng như kiến nghị các giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.

Trong tình hình Dệt May xuất khẩu của Việt Nam nhận được ít hơn sự hỗ trợ của Chính phủ theo cam kết quốc tế, Hiệp hội càng phải chứng tỏ vai

74

trò của mình đối với sự phát triển của toàn ngành trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hơn và thiết thực hơn.

Trong việc tiếp cận thị trường Mỹ, Hiệp hội Dệt May đã đang thực hiện và cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, trong nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp có thông tin về thị trường Mỹ, Hiệp hội đã xây dựng cổng giao dịch thương mại điện tử riêng cho ngành, AFTEX để cung cấp thông tin cần thiết và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Ngoài ra, Hiệp hội Dệt May Việt Nam phối hợp cùng Tập đoàn Magic International (Mỹ) tổ chức hội thảo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn giúp doanh nghiệp Dệt May trong nước có thêm thông tin hữu ích, cập nhật cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với tình hình mới tại thị trường Dệt May Mỹ.

Thứ hai, Hiệp hội cần hỗ trợ các doanh nghiệp nắm rõ về luật pháp Mỹ,

đặc biệt là những điều luật điều chỉnh việc xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ và những tiêu chuẩn sản phẩm như SA 8000, chương trình WRAP hay đạo luật cải tiến về an toàn sản phẩm. Ngoài việc cần phải xây dựng hệ thống thông tin về pháp luật Mỹ, sự kiện hiện nay Hiệp hội kết nạp thêm doanh nghiệp hội viên liên kết là Phòng Thương mại Công nghiệp Mỹ (Amcham) có tác động hữu ích khi giúp các doanh nghiệp trong việc am hiểu hơn về hệ thống luật pháp, qui định của Mỹ để tránh các khả năng áp dụng biện pháp tự vệ chống bán phá giá. Ngoài ra, sự hợp tác này giúp Hiệp hội có được sự tư vấn và nỗ lực hợp tác của Amcham trong việc tìm ra các giải pháp thiết thực, phù hợp để đấy mạnh xuất khấu sang thị trường mục tiêu Mỹ.

Khi nắm vững luật pháp của Mỹ liên quan đến sản phẩm may mặc, các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này với khả năng tối thiếu vi phạm các qui định trên.

75

Thứ ba, Hiệp hội cần khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia

các hội chợ chuyên ngành ở Mỹ để tìm kiếm khách hàng cũng như đối tác trong ngành để hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cần xúc tiến các hoạt động để xây dựng hình ảnh cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế cũng như thị trường Mỹ. Cụ thể, năm 2010, Hiệp hội thực hiện quyết định số 0221/ QĐ – BCT ngày 14/01/2010 của Bộ thương về việc tham gia hội chợ Global Text ở Los Angeles - Mỹ từ 28/04- 02/05/ 2010; hội chợ Magic Show 2010 tại Las Vegas – Mỹ vào tháng 8. Đây là việc làm cấp thiết vì trong bối cảnh khủng hoảng tài chính ở Mỹ hiện nay, sức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ giảm thì việc khẳng định hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp của ta là nhà cung cấp sản phẩm may mặc đáng tin cậy rất quan trọng.

Thứ tư, thông qua các hoạt động liên kết quốc tế của mình, Hiệp hội cần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, máy móc thiết bị, hiện đại vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng hàng may mặc ngày càng cao của người tiêu dùng Mỹ, đồng thời giảm thiểu được khả năng bị khởi kiện hay phải tái nhập khẩu mặt hàng của mình do không đáp ứng được các qui định mới về chất lượng an toàn sản phẩm của Mỹ. Hiện nay, Hiệp hội đã tham gia tích cực vào các tổ chức Hiệp hội ngành nghề Dệt May quốc tế và khu vực để đưa ngành Dệt May Việt Nam hội nhập vào các tổ chức quốc tế và khu vực như Liên đoàn các nhà sản xuất Dệt May Đông Nam Á (AFTEX), Liên đoàn Dệt May các nước châu Á nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật, quản lý và tăng năng suất lao động trong sản xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến xúc tiến trao đổi thương mại trong nội bộ khu vực cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, thống nhất lộ trình chung cho phát triển ngành Dệt May ở tầm khu vực; Xây dựng chuỗi cung ứng Dệt May ASEAN (SAFSA) để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Dệt May Việt Nam nói riêng và hàng Dệt May của khu vực ASEAN nói chung.

76

Thứ năm, việc tập trung đào tạo, nâng cao tay nghề và trình độ của đội

ngũ thiết kế cần được Hiệp hội hỗ trợ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc nước ta trên thị trường Mỹ. Từ đó, giá trị xuất khẩu của hàng Dệt May Việt Nam trên thị trường Mỹ gia tăng khi có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng của các tầng lớp người tiêu dùng khác nhau.

Thứ sáu, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng tham gia tích cực trong Đề

án 30 về Cải cách Thủ tục hành chính, với tư cách đại diện các Doanh nghiệp trong ngành, đóng góp nhằm làm giảm thủ tục hành chính, giúp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng.

3.2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp

3.2.2.1. Tăng cƣờng biện pháp liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam

Trong các giải pháp triển của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam, tự nguyện tạo các mối liên kết hoặc gia nhập các chuỗi doanh nghiệp lớn là cần thiết để cùng tồn tại và phát triển. Chuỗi doanh nghiệp dệt may được thành lập sẽ liên kết được sức mạnh của từng doanh nghiệp với nhau, đa dạng hóa thành phần tham gia để tạo ra sự hỗ trợ giữa các doanh nghiệp với nhau, phát huy được thế mạnh và tạo sự vững vàng trong cạnh tranh.

Trong thời điểm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, khi nhu cầu mua sắm sản phẩm dệt may của người tiêu dùng Mỹ có sự suy giảm và yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, giá cả hay việc giao hàng của các nhà nhập khẩu Mỹ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đồng sức, đồng lòng và có tinh thần hợp tác cao để giành lấy các hợp đồng lớn từ Mỹ. Nếu vẫn giữ quan điểm "mạnh ai nấy làm" thì sẽ không thể thành công và mô hình liên kết chuỗi không phát huy được hiệu quả. Việc thiết lập và phát triển chuỗi liên kết các doanh nghiệp dệt may rất quan trọng còn nhằm tăng khả năng cạnh

77

tranh của hàng dệt may xuất khẩu nước ta vì những quốc gia có khả năng cạnh tranh hàng dệt may lớn trên thế giới hiện nay đều là những nước có những tập đoàn dệt may lớn với công nghệ khép kín.

Hiện nay, một số mô hình liên kết chuỗi nhỏ đã được thành lập và đã chứng minh được kết quả tích cực. Đó là sự liên kết giữa sợi Phú Bài, dệt Sơn Trà, nhuộm Yên Mỹ và nhóm liên kết giữa nhuộm Yên Mỹ với 6 doanh nghiệp may mạnh để tiêu thụ vải cho nhuộm Yên Mỹ. Hoạt động của nhóm liên kết này bước đầu đã có dấu hiệu khả quan, mở màn cho một sự liên kết mạnh mẽ hơn với quy mô lớn hơn trong tương lai, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, cần phải mở rộng và phát triển những chuỗi liên kết như vậy giữa các doanh nghiệp nhằm chung sức sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

3.2.2.2. Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại

Quảng cáo

Trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh việc bán hàng Dệt May sang Mỹ, các doanh nghiệp cần chú trọng đến hình thức quảng cáo vì đây là biện pháp xúc tiến thương mại chưa được thực hiện nhiều và hiệu quả trước đó. Biện pháp này bao gồm các hoạt động tuyên tryền, quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế, hình ảnh, tên tuổi của doanh nghiệp và của hàng hóa với mục đích bán được nhiều hàng và thu lợi nhuận tối đa nhất.

Để quảng bá tên tuổi, sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và nhằm hỗ trợ các nhà nhập khẩu có được thông tin chính xác, cập nhập về các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt May nước ta, một số các phương tiện quảng cáo phổ biến cần được tăng cường như:

Quảng cáo trên Internet: Đây là công cụ hữu hiệu và nhanh chóng để các nhà nhập khẩu Mỹ biết đến thương hiệu Dệt May Việt Nam. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Dệt May lớn ở nước ta như Vinatex, Hanosimex, May 10…. đã xây dựng website nhưng cần cập nhật thông tin cần thiết

78

thường xuyên hơn. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược tiếp cận thông tin trên mạng và đồng thời có khả năng cung cấp chính xác thông tin cần thiết trên website của mình. Ngoài ra, một số lượng lơn người tiêu dùng Mỹ đang có xu hướng sử dụng Internet để tìm kiếm sản phẩm may mặc ngày càng nhiều nên các doanh nghiệp cần lưu ý việc quảng cáo trên Internet nhằm xác định nhu cầu sản phẩm Dệt May ở thị trường Mỹ.

Quảng cáo trên báo chí, tạp chí, catalogue: Ưu điểm của việc quảng cáo trên các phương tiện in ấn này là cung cấp thông tin rộng rãi, cập nhật. Đây cũng là kênh thông tin thu hút số lượng người xem lớn và đồng thời lựa chọn đối tượng chính xác. Ở Mỹ, kênh phân phối mặt hàng quần áo qua các tạp chí hay catalogue hoạt động tương đối mạnh. Do đó, các doanh nghiệp có thể tiến hành in ấn các tạp chí và catalogue chuyên ngành nhằm tiếp cận thường xuyên đến những khách hàng tiềm năng.

PR

Dù là thị trường xuất khẩu khá ổn định của Việt Nam, đồng thời Việt Nam vẫn duy trì mức thị phần nhất định trên thị trường hàng Dệt May tại Mỹ nhưng để gây thiện cảm hơn với đối tác trong việc duy trì quan hệ làm ăn lâu dài thì biện pháp quan hệ công chúng là rất cần thiết. Ở đây, công chúng mà các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu nước ta hướng tới chủ yếu là các nhà nhập khẩu của Mỹ, các nhà bán lẻ, các nhà hoạt động môi trường để đảm bảo sản phẩm của ta không vi phạm Luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ, hay các nhà lãnh đạo tại các bang phía Nam Mỹ để đảm bảo mặt hàng Dệt May của ta không phương hại đến sản xuất dệt sợi của họ.

Các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu của Việt Nam có thể xúc tiến một số biện pháp như xuất bản ấn phẩm cuối năm để thu hút sự quan tâm hơn nữa của đối tác bên Mỹ, thông qua các sự kiện văn hóa, thực hiện hoạt động xã hội…Đặc biệt, việc tổ chức hội nghị khách hàng là rất cần thiết để hai bên có thể hợp tác, công bố các dự án và chính sách kinh doanh trong thời gian

79

tới. Đây là biện pháp cần thiết đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn như hiện nay. Biện pháp này có thể giúp các doanh nghiệp duy trì khách hàng truyền thống và mở rộng thêm những khách hàng tiềm năng mới.

Hội chợ triển lãm

Hội chợ cho phép người mua và người bán gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp và đây thường là nơi khởi nguồn cho những đơn đặt hàng. Tại hội chợ, các doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, đánh giá được phản ứng của khách hàng và xác định được tình hình cạnh tranh trên thị trường.

Mỹ thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm chuyên ngành, đặc biệt là hàng Dệt May. Đặc biệt, Magic Show là hội chợ lớn nhất Mỹ về quần áo, phụ kiện may mặc được tổ chức thường niên từ năm 1938, là nơi kết nối những người mua và bán các sản phẩm may mặc của nam, nữ, trẻ em và đồ phụ kiện. Hàng ngàn hãng bán lẻ từ các hãng bán lẻ độc lập tới những hãng bán lẻ lớn đã đến đây để tiếp cận trên 3600 nhà sản xuất cung cấp xuất và kinh doanh quần áo, giầy dép và các mặt hàng thời trang trên toàn cầu, với hơn 5.000 nhãn hiệu thời trang và hơn 18.500 sản phẩm thời trang. Tại Mỹ, có đến khoảng 70% số lượng hợp đồng kinh doanh được ký kết ở các hội chợ, triển lãm. Chỉ riêng tổng giao dịch tại hội chợ Magic Show tháng 02/2009 đã đạt 70 tỷ USD.

Vì vậy, tất cả các loại hình doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu lớn, vừa và nhỏ của nước ta nên tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành hàng Dệt May được tổ chức hàng năm ở Mỹ. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho ngành Dệt May Việt Nam, tìm kiếm khách hàng và phát triển thị trường nước ngoài và giao lưu, gặp gỡ với các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu ở Mỹ. Đồng thời các doanh nghiệp cũng nên tiến hành hợp tác tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế hàng Dệt May tại Việt Nam. Ví dụ, Triển lãm Quốc tế Máy móc Thiết bị ngành Dệt May và Nguyên phụ liệu 2009 (AAMA-TEX VietNam 2009) tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm

80

Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10/2009 đã giới thiệu công nghệ, hệ thống, máy móc, thiết bị và phụ kiện hiện đại được sử dụng trong sản xuất hàng Dệt May của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Trong đó có hệ thống tự động hóa của Canada và Nhật Bản, thiết bị và công nghệ cắt, may của Italy và các công nghệ thiết kế của Israel, Mỹ và Anh. Triển lãm này đã thu hút hơn 60 công ty từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, vì thế, đây là cơ hội

Một phần của tài liệu Phát triển xuất nhập khẩu may của việt nam vào thị trường mỹ hậu WTO (Trang 79)