Hiệp định Dệt May (ATC)

Một phần của tài liệu Phát triển xuất nhập khẩu may của việt nam vào thị trường mỹ hậu WTO (Trang 33)

Năm 1995, Hiệp định hàng Dệt May (ATC) ra đời thay thế Hiệp định đa sợi (MFA). Theo ATC, buôn bán các sản phẩm Dệt May sẽ được áp dụng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, chấm dứt các trường hợp ngoại lệ trong buôn bán quốc tế sản phẩm này. Chỉ có các thành viên của WTO mới phải tuân theo qui định của ATC. Hiệp định này đưa ra một lịch trình hợp nhất dần dần những mặt hàng thuộc phạm vi điều chỉnh của ATC vào khuôn khổ các quy định của Hiệp định GATT 1994. Theo đó, kể từ 1/1/2005 - ngày Hiệp định ATC hết hiệu lực, toàn bộ hạn ngạch đối với hàng Dệt May phải được loại bỏ; hàng Dệt May sẽ được giao thương như các loại hàng hoá thông thường khác trong khuôn khổ quy định của WTO.

10 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (1997), Khái quát về Luật Thương mại Mỹ , Tạp chí điện tử,

27

Bảng 1.4. Chƣơng trình nhất thể hóa hàng Dệt May

Giai

đoạn Giai đoạn

Tỷ lệ hợp nhất tối thiểu (tính trên khối lƣợng nhập khẩu năm 1990) Giai đoạn 1 Từ 1/1/1995 đến 31/12/1997 16% (còn lại 84%) Giai đoạn 2 Từ 1/1/1998 đến 31/12/2001 17% (còn lại 67%) Giai đoạn 3 Từ 1/1/2002 đến 31/12/2004 18% (còn lại 49%) Giai đoạn 4

Từ 1.1.2005: nhất thể hóa hoàn toàn vào WTO. Hiệp định ATC chấm dứt

100% (Không còn hạn ngạch)

(Nguồn: WTO – Hiệp định ATC )

Ngoài ra, Hiệp định ATC cho phép áp dụng các biện pháp tự vệ trong thời kỳ quá độ. Khi hết thời hạn hiệu lực của thời kỳ quá độ, các nước không được áp dụng các biện pháp tự vệ đó nữa. Tuy nhiên, chỉ những thành viên đã tiến hành những chương trình “nhất thể hóa” mới được áp dụng biện pháp này. Việc áp dụng các biện pháp tự vệ chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở đã bảo đảm được hai điều kiện11

:

- Thứ nhất, đã chứng minh được có sự tổn hại nghiêm trọng hay đe dọa

gây tổn hại nghiêm trọng do nhập khẩu hàng Dệt May tăng lên đột ngột;

- Thứ hai, có mối liên hệ trực tiếp giữa sự tổn hại nghiêm trọng đó đối

với ngành công nghiệp Dệt May của nước nhập khẩu do có sự tăng vọt trong số lượng hàng nhập khẩu từ nước xuất khẩu.

Tất cả những biện pháp này cùng với sự hết hiệu lực của Hiệp định ATC, đã chấm dứt từ ngày 01/01/2005.

28

Một phần của tài liệu Phát triển xuất nhập khẩu may của việt nam vào thị trường mỹ hậu WTO (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)