WTO
Trong những năm qua, ngành Dệt May có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Những thành tựu mà ngành Dệt May đạt được đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế. Các rào cản thương mại được gỡ bỏ sẽ là cơ hội để ngành Dệt May Việt Nam phát triển và đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu. Việc phát triển Dệt May xuất khẩu của Việt Nam sau WTO là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nền kinh tế nói chung và của ngành Dệt May nói riêng vì những thuận lợi mà việc gia nhập WTO mang lại.
Thứ nhất, hàng Dệt May của Việt Nam khi xuất khẩu vào một nước
thành viên WTO sẽ nhận được đối xử tối huệ quốc theo Qui chế Tối huệ quốc (MFN) mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên WTO khác. Tức là hạn ngạch vào các thị trường như Mỹ sẽ được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu theo khả năng để đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tránh được các tình trạng ứ đọng nguồn hàng khi chưa được phân giao hạn ngạch.
Thứ hai, hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng như các sản phẩm nội địa trên thị trường một nước thành viên WTO về các khoản thuế, phí, lệ phí, các qui định liên quan đến việc bán hàng, cạnh tranh...Vì thế, chi phí xuất khẩu sản phẩm giảm sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và xuất khẩu.
29
Thứ ba, khi gặp tranh chấp thương mại, hàng Dệt May xuất khẩu của
nước ta có thể nhận được bảo vệ từ cơ chế xử lý tranh chấp trong khuôn khổ WTO và có thể nhận được bảo hộ tạm thời từ cơ chế tự vệ.
Thứ tư, gia nhập WTO mở ra những sự hợp tác kinh tế mới trong ngành
Dệt May. Đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May Việt Nam sẽ tăng mạnh cùng với trình độ quản lý và kỹ thuật công nghệ mới.
Như vậy, với những thuận lợi mà việc gia nhập WTO mang lại cho ngành Dệt May Việt Nam, việc phát triển ngành này trong thời gian hậu WTO là cấp thiết và đúng đắn. Dệt May xuất khẩu nước ta sẽ có cơ hội để cạnh tranh trên thị trường thế giới, tạo bước đột phá trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu
30 .
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG MỸ HẬU WTO