Tranh chấp là những mâu thuẫn, những bất đồng, những xung đột và tranh giành giữa các bên trong một mối quan hệ xã hội về một vấn đề nhất định nào đó. Về mặt thuật ngữ, từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học đã giải thích hai từ tranh chấp là “giành nhau, một cách giằng co, cái không rõ thuộc về bên nào”; rộng hơn là “đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên”24.
Tranh chấp là hiện tượng khách quan và sự tồn tại của nó mang tính tất yếu trong một xã hội. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp giữa các bên là do sự vi phạm về lợi ích kinh tế.
Trong khuôn khổ của OHADA, các tranh chấp thương mại là các tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại bao gồm các tranh chấp liên quan đến:
- Hoạt động mua bán các động sản và bất động sản - Giao kết hợp đồng thương mại giữa các thương nhân.
- Khai mỏ (Khai thác than, quặng, tài nguyên thiên nhiên từ lòng đất) - Hoạt động cho thuê tài sản cá nhân
- Hoạt động sản xuất, vận tải, truyền thông
- Các giao dịch thương mại của trung gian thương mại như nhận ủy thác, môi giới, đại diện thương mại cũng như các hoạt động của trung gian thương mại liên quan đến việc mua bán, bảo lãnh, bán và cho thuê động sản, các công ty thương mại và cổ phần trong các công ty thương mại hay tổ chức xã hội.
- Các loại giao dịch được thực hiện bởi công ty thương mại
Thực tế cho thấy các tranh chấp về hợp đồng thương mại có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau như thương lượng, trung gian – hòa giải, tòa án hoặc trọng tài. Hiện tại, các quy định về thương lượng còn chưa đầy đủ, do đó, phần dưới đây chỉ giới thiệu về các phương thức hòa giải, tòa án và trọng tài theo các quy định hiện hành của OHADA.
24 GS.TS Nguyễn Thị Mơ (2006) - Nhận dạng các loại hình tranh chấp thương mại, Tạp chí KTĐN và hội
nhập kinh tế quốc tế số 16 T3/2006/ Tr3
Formatted: Dutch (Netherlands)