Điều 210 Luật Thống nhất về pháp luật thương mại chung năm 1997 quy định: “Một đề nghị giao kết hợp đồng được gửi cho một hoặc nhiều người đã được xác định sẽ tạo thành một chào hàng nếu nó đủ rõ ràng và nếu nó chỉ rõ sự ràng buộc của người đưa ra đề nghị khi đề nghị đó được chấp nhận”. Có thể nói, khái niệm về chào hàng này là tương đối đầy đủ và tương thích với cách hiểu của pháp luật một số nước như Pháp, Việt Nam22 hay với CISG. Riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, đoạn 2 của điều này nêu rõ một chào hàng sẽ được coi là đủ rõ ràng nếu, về nội dung, chào hàng chứa đựng đầy đủ, một cách rõ ràng hoặc hàm ý, các điều khoản về hàng hóa, về số lượng và về giá cả.
Tiếp theo, điều 211 Luật Thống nhất về pháp luật thương mại chung năm 1997 quy định:
- Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.
- Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị rút lại nếu như thông báo về việc hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị rút lại Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định
21 Xem: Luật Dân sự và thương mại các nước tư bản, Maxcơva, 1993, tr 215.
22 Xem điều 14 của CISG hay điều 388 của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005.
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
Formatted: Dutch (Netherlands)
một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị thu hồi.
- Chào hàng, dù là loại cố định, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng.
Như vậy, với hai điều 210 và 211, các quy định về chào hàng đã cho thấy rõ những đặc điểm của chào hàng theo cách hiểu của OHADA. Cách hiểu này là tương đối tương đồng với các quy định của CISG. Do đó, sự tương đồng này sẽ góp phần làm cho các quy định trong Luật Thống nhất về pháp luật thương mại chung năm 1997 về chào hàng dễ dàng được chấp nhận và áp dụng chung.