Sự giống nhau 81

Một phần của tài liệu Những qui định về hợp đồng thương mại của tổ chức hài hoà hoá pháp luạt kinh doanh châu phi và giải pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 87)

a. Chủ thể, hình thức, nội dung hợp đồng thương mại

Có thể thấy quy định của Việt Nam và OHADA về chủ thể và hình thức hợp đồng thương mại là tương đối giống nhau và phù hợp với thông lệ quốc tế. Chủ thể tham gia hoạt động thương mại đều là thương nhân (có thể là thể nhân hoặc pháp nhân) có đăng ký kinh doanh theo luật Việt Nam hoặc đăng ký kinh doanh tại Cơ

Formatted: Dutch (Netherlands)

quan đăng ký Thương mại và Tín dụng động sản (RCCM) theo quy định của OHADA.

Hình thức hợp đồng: về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam và Đạo luật thống nhất đều cho phép các bên có quyền tự do quyết định hình thức hợp đồng thương mại. Hợp đồng không nhất thiết phải làm bằng văn bản mà có thể bằng lời nói bằng hành vi hay các hình thức hợp đồng có giá trị tương đương văn bản.

b. Giao kết hợp đồng

Luật thống nhất về Pháp luật thương mại chung 1997 và Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy đinh về hình thức giao kết hợp đồng theo phương thức gián tiếp, nghĩa là bao gồm quy trình trao đổi chào hàng và chấp nhận chào hàng. Hợp đồng là kết quả của sự thống nhất ý chí giữa các bên, trong đó một bên đưa ra đề nghị và bên kia chấp nhận đề nghị đó. Cả hai nguồn luật này đều đề cao nguyên tắc tự do ý chí của các chủ thể tham gia ký kết. Đối với các hợp đồng thương mại nội địa, nguyên tắc tự do hợp đồng chỉ được thể hiện ở việc các bên tự do thỏa thuận các điều kiện liên quan đến nội dung của hợp đồng như: quyền, nghĩa vụ của các bên; số lượng, chất lượng hàng hóa,…. Còn trong ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, tự do ý chí dược thể hiện ở các tiêu chí như: tự do thảo thuận nguồn luật áp dụng hợp đồng (Nếu các doanh nghiệp của các quốc gia đối tác ký kết hợp đồng với các nước thành viên của OHADA thì trong hợp đồng có thể lựa chọn pháp luật của OHADA hoặc pháp luật của DN nước đối tác để điều chỉnh); thỏa thuận hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

c. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại

Đối với hợp đồng thương mại quốc tế, khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, một trong những chế tài được áp dụng phổ biến là bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới áp dụng. Đạo luật thống nhất về Pháp luật thương mại chung và Luật Thương mại Việt Nam 2005 đều quy định vấn đề này. Bên cạnh chế tài bồi thường thiệt hại, cả hai luật này còn cho phép áp dụng các chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng và hủy hợp đồng.

Formatted: Dutch (Netherlands)

Một phần của tài liệu Những qui định về hợp đồng thương mại của tổ chức hài hoà hoá pháp luạt kinh doanh châu phi và giải pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)