Luật Thống nhất về Pháp luật thương mại chung năm 1997

Một phần của tài liệu Những qui định về hợp đồng thương mại của tổ chức hài hoà hoá pháp luạt kinh doanh châu phi và giải pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 27)

Đây là một trong những đạo luật thống nhất đầu tiên được Hội đồng Bộ trưởng của OHADA soạn thảo và thông qua. Cùng với Luật thống nhất về Công ty Thương mại và nhóm lợi ích kinh tế và Luật Thống nhất về tổ chức việc bảo đảm nợ, Luật thống nhất về Pháp luật thương mại chung đã được thông qua vào ngày 17/04/1997 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1998.

Tuân theo các quy định của Điều ước OHADA, đạo luật thống nhất này được áp dụng trực tiếp và ràng buộc trong các hoạt động thương mại được tiến hành tại 16 quốc gia thành viên.

Trước khi thông qua đạo luật thống nhất này, hoạt động thương mại tại các quốc gia thành viên được điều chỉnh bởi hệ thống các quy phạm pháp luật tương đối phức tạp và lạc hậu (bao gồm luật, nghị định, pháp lệnh và các văn bản pháp luật có liên quan). Đây thực sự là một trở ngai lớn đối với quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong nước và quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài. Vì thế, việc ban hành đạo luật thống nhất về thương mại chung đã làm thay đổi mạnh mẽ khuôn khổ pháp lý cũ, tạo nên một khung pháp lý mới để các chủ thể tiến hành các hoạt động kinh doanh – thương mại một cách thuận lợi.

Luật Thống nhất về Pháp luật thương mại chung năm 1997 bao gồm 289 điều khoản, được chia thành chương mở đầu và sáu quyển:

Chương mở đầu: các quy định chung (điều 1)

Quyển 1: Địa vị pháp lý của thương nhân (điều 2 đến điều 18)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Quyển 3: Cho thuê thương mại và sản nghiệp thương mại (điều 69 đến điều 136) Quyển 4: Các trung gian thương mại (điều 137 đến điều 201)

Quyển 5: Mua bán hàng hóa (điều 202 đến điều 288) Quyển 6: Những quy định thi hành (điều 289).

Có thể thấy, với 289 điều khoản, điều chỉnh năm lĩnh vực cụ thể, phạm vi điều chỉnh của đạo luật thống nhất này là khá rộng. Điều 1 đoạn 1 của Luật Thống nhất về pháp luật thương mại chung quy định: “Bất kỳ thương nhân là cá nhân hoặc pháp nhân, bao gồm tất cả các công ty thương mại mà ở đó một nhà nước hoặc một pháp nhân thuộc lĩnh vực công là thành viên, cũng như bất kỳ nhóm lợi ích kinh tế, mà trụ sở kinh doanh nằm trên lãnh thổ của một trong những quốc gia thành viên của Điều ước OHADA, sẽ phải áp dụng những quy định của đạo luật thống nhất này.”

Quy định này cho thấy đối tượng điều chỉnh của đạo luật thống nhất này bao gồm thương nhân (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân), các nhóm lợi ích kinh tế có trụ sở kinh doanh đặt tại một trong những nước là thành viên của OHADA. Quy định tại điều 1 cho thấy Luật Thống nhất về pháp luật thương mại chung chỉ đưa ra quy định về đối tượng áp dụng mà không có quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh. Tuy nhiên, có thể hiểu, thông qua quy định này, Luật Thống nhất về pháp luật thương mại chung sẽ điều chỉnh hoạt động của các chủ thể nêu trên, và vì các hoạt động đó không được xác định cụ thể, nên phạm vi điều chỉnh của Luật này là rất rộng, bất kỳ hoạt động nào cũng sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh đó.

Đối với lĩnh vực hợp đồng thương mại, Luật Thống nhất về Pháp luật thương mại chung đưa ra nhiều quy định điều chỉnh nhiều loại hợp đồng thương mại cụ thể, như hợp đồng mua bán hàng hóa, các loại hợp đồng trong hoạt động trung gian thương mại, hợp đồng thuê thương mại, hợp đồng chuyển nhượng sản nghiệp thương mại… Nội dung của các hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thống nhất về pháp luật thương mại chung sẽ được phân tích cụ thể tại chương 2 của khóa luận.

Formatted: Dutch (Netherlands), Condensed by 0.3 pt

Formatted: Dutch (Netherlands)

Một phần của tài liệu Những qui định về hợp đồng thương mại của tổ chức hài hoà hoá pháp luạt kinh doanh châu phi và giải pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)