Đa số hệ thống pháp luật các nước không đưa ra sự cần thiết phải tuân thủ theo một hình thức đặc biệt cho việc gửi đề nghị ký kết hay chấp nhận chào hàng. Chấp nhận chào hàng được coi là hành vi của người nhận được chào hàng, hành vi này, trong một chừng mực nhất định, thể hiện ý chỉ của người nhận được chào hàng hay người được đề nghị ký kết hợp đồng. Hành vi thụ động hay nói cách khác là sự im lặng của người nhận được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nghĩa là sẽ không có hợp đồng được hình thành giữa hai bên. Điều này được quy định tại điều 212 Luật Thống nhất về pháp luật thương mại năm 1997 của OHADA, theo đó, “một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác thì không mặc nhiên có giá trị là một sự chấp nhận”. Điều 18 đoạn 1 của CISG cũng đưa ra quy định tương tự. Tuy nhiên pháp luật một số nước có quy định ngoại lệ với nguyên tắc này, nhưng phải xuất phát từ thực tế quan hệ thương mại giữa các bên đã có qua trình hoạt động lâu dài hay tập quán thương mại cho phép.
Chấp nhận chào hàng là sự trả lời của bên nhận được lời chào hàng đối với bên đưa ra đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung cơ bản chào hàng và đúng thời hạn do bên chào hàng quy định hoặc theo quy định của pháp luật. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người
Formatted: Dutch (Netherlands)
chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng lời nói phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại (điều 213 Luật Thống nhất về pháp luật thương mại chung năm 1997). Khác với các quy định tại Điều 396 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, Luật này còn cho cho phép sử dụng các điều khoản bổ sung mà không làm thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng để cấu thành một chấp nhận chào hàng. Điều 214 quy định:
Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng. Đồng thời, một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng chứ đựng sự bổ sung, bớt đi, hay sửa đổi các điều khoản sẽ được coi là sự từ chối chào hàng và cấu thành một sự hoàn giá.
Về thời hạn của chấp nhận chào hàng, điều 215 Luật Thống nhất về pháp luật thương mại chung năm 1997 quy định: “Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng”. Trong thời hạn này, chấp nhận chào hàng có thể bị hủy nếu thông báo về việc hủy chào hàng tới nơi người chào hàng trước khi chấp nhận có hiệu lực (điều 216).