Những khó khăn 89

Một phần của tài liệu Những qui định về hợp đồng thương mại của tổ chức hài hoà hoá pháp luạt kinh doanh châu phi và giải pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 95)

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, trong quá trình áp dụng các đạo luật thống nhất của OHADA về hợp đồng thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ gặp phải một số khó khăn sau:

Thứ nhất, trong nhiều lĩnh vực, OHADA chưa có quy định cụ thể.

Hiện nay, OHADA vẫn đang trong quá trình hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại. Vì vậy, những quy định về hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng của OHADA vẫn đang “bỏ ngỏ” một số vấn đề như vấn đề về thẩm quyền ký kết hợp đồng trong đó có năng lực hành vi của thương nhân, trách nhiệm của các bên trong giai đoạn đàm phán, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, vấn đề ủy quyền, vấn đề thời hiệu

Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp mà OHADA đưa ra chưa thực sự bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp

Hiện nay, các quy định của OHADA về phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng vẫn chưa đầy đủ. Thương lượng có nghĩa là khi tranh chấp xảy ra thì bên có quyền lợi bị vi phạm sẽ khiếu nại với bên vi phạm với mục đích là yêu

Formatted: Dutch (Netherlands)

cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của hợp đồng hay chịu trách bằng hình thức bồi thường thiệt hại, trả tiền phạt vi phạm. Nếu dẫn chiếu đến quy định của pháp luật Việt Nam, một khi có tranh chấp xảy ra thì trước hết phải giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên.42 Quy định này xuất phát từ thực tiễn giải quyết tranh chấp trong thương mại và việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng có các ưu điểm sau:

- Đây là cách thức nhanh nhất để các bên có thể đạt được mục đích bảo vệ quyền lợi của mình;

- Thủ tục đơn giản, không tốn nhiều chi phí;

- Không ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa hai bên.

Thứ ba, giữa hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật OHADA còn nhiều điểm khác biệt.

Luật Thống nhất về pháp luật thương mại chung có giá trị thay thế toàn bộ các quy định pháp luật trong nước về cùng lĩnh vực, do đó, nhiều quy định của Luật thống nhất vẫn còn chưa cụ thể, chưa quy định rõ từng khía cạnh của các vấn đề. Ví dụ, quy định về hình thức của hợp đồng thương mạị không bắt buộc phải làm bằng văn bản, song nếu áp dụng cho các hợp đồng thương mại quốc tế thì có thể dẫn đến trường hợp chủ thể hợp đồng sẽ phải gánh chụi những hậu quả do không có bằng chứng hợp đồng.

Ngoài ra, Luật Thống nhất này ra đời từ năm 1997 và cho đến nay cũng chưa sửa đổi bổ sung, nên cũng chưa phản ánh được một cách đầy đủ sự phát triển của khoa học công nghệ, thể hiện ở việc Luật không đề cập đến các thông điệp dữ liệu. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam có các văn bản pháp luật điều chỉnh đối với các hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp châu Phi đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc nước thành viên của Tổ chức OHADA đặc biệt hiện nay hầu hết các hợp đồng được ký kết gián tiếp thông qua trao đổi qua email, sử dụng dữ liệu điện tử.

42 Khoản 1 Điều 239 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Thứ tư, sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về pháp luật của OHADA còn nhiều hạn chế.

Để tiến tới hợp tác kinh doanh, điều cốt lõi là doanh nghiệp phải nắm được thông tin về bạn hàng. Nhưng một thực tế là thông tin về thị trường châu Phi rất ít, chủ yếu vẫn chỉ thông qua con đường ngoại giao như Đại sứ quán của hai bên. Nhiều trường hợp kênh thông tin này bị “tắc” (ví dụ Việt Nam chưa có đại sứ quán tại Marốc) và doanh nghiệp phải tự “xoay” lấy. Trong khi đó cơ hội xúc tiến tìm đối tác trực tiếp, tìm hiểu thông tin về thị trường, tập quán kinh doanh lại rất hiếm.

Tại Việt Nam, thông tin về thị trường châu Phi còn hạn hẹp, thông tin về pháp luật thương mại của các nước châu Phi gần như không có, hoặc đa phần là bằng ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc Tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Nguồn thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại một số thị trường châu Phi mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp Hồ sơ thị trường châu Phi một cách tổng quan, cung cấp các thông tin về thủ tục xuất nhập khẩu và hệ thống làm thủ tục hải quan tại một số thị trường trọng điểm mà chưa cụ thể hóa nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu tại thị trường này.

Một phần của tài liệu Những qui định về hợp đồng thương mại của tổ chức hài hoà hoá pháp luạt kinh doanh châu phi và giải pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)