Khái niệm hợp đồng thương mại

Một phần của tài liệu Những qui định về hợp đồng thương mại của tổ chức hài hoà hoá pháp luạt kinh doanh châu phi và giải pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 32)

Hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng là công cụ pháp lý không thể thiếu trong hoạt động kinh doan h. Hiểu một cách chung nhất, hợp đồng là một sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Mỗi điểm thỏa thuận trong hợp đồng đều phải rõ ràng, có chủ thể đi kèm để tránh những tranh chấp và kiện tụng có thể xảy ra. Việc làm rõ khái niệm hợp đồng thương mại có ý nghĩa pháp lý và thực tiện hết sức quan trọng vì nó gắn liền với việc xác định nguồn luật nào được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng. Nếu hợp đồng là hợp đồng thương mại nội địa được ký kết giữa hai doanh nghiệp trong nước thì nó sẽ được pháp luật trong nước điều chỉnh. Nếu hợp đồng là hợp đồng thương mại quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh bằng pháp luật thương mại quốc tế, có thể là công ước quốc tế, tập quan quốc tế, luật quốc gia,…

Từ những phân tích trên có thể suy ra định nghĩa về hợp đồng thương mại như sau: “Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ, đối với nhau trong việc thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi”

Luật thương mại chung của OHADA không đưa ra khái niệm về hợp đồng thương mại, mà chỉ đưa ra các loại giao dịch thương mại chịu sự điều chỉnh của Đạo luật thống nhất. Theo Điều 3, Luật thương mại chung, các giao dịch thương mại bao gồm:

- Hoạt động mua bán các động sản và bất động sản - Giao kết hợp đồng thương mại giữa các thương nhân.

Formatted: Font: 15 pt, Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

- Khai mỏ (Khai thác than, quặng, tài nguyên thiên nhiên từ lòng đất) - Hoạt động cho thuê tài sản cá nhân

- Hoạt động sản xuất, vận tải, truyền thông

- Các giao dịch thương mại của trung gian thương mại như nhận ủy thác, môi giới, đại diện thương mại cũng như các hoạt động của trung gian thương mại liên quan đến việc mua bán, bảo lãnh, bán và cho thuê động sản, các công ty thương mại và cổ phần trong các công ty thương mại hay tổ chức xã hội.

- Các loại giao dịch được thực hiện bởi công ty thương mại

Ngoài ra, theo điều 4 của đạo luật này thì việc ký phát một hối phiếu, một kỳ phiếu, và một chứng nhận đảm bảo theo đúng khuôn mẫu sẽ được coi là các giao dịch thương mại. Việc chứng minh một giao dịch có được coi là giao dịch thương mại hay không sẽ căn cứ vào các hoạt động được liệt kê ở Điều 3, Điều 4 của đạo luật thống nhất liên quan đến Luật Thương mại chung. Mặt khác, việc đưa ra các bằng chứng chứng minh cho giao dịch thương mại đó có thể bằng mọi phương tiện miễn là giao dịch đó có liên quan đến thương nhân.

Một phần của tài liệu Những qui định về hợp đồng thương mại của tổ chức hài hoà hoá pháp luạt kinh doanh châu phi và giải pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)