Sơ lƣợc sự phát triển của pháp luật về thi đua, khen thƣởng ở nƣớc

Một phần của tài liệu quy định pháp luật hiện hành về thi đua khen thưởng và thực tiễn áp dụng tại truyền tải điện miền tây (Trang 29)

Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954: Chủ tịch H Chí Minh ký Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng phạt ngày 26/1/1946, nêu rõ 10 loại công việc và thành tích cần được kịp thời khen thưởng; Sắc lệnh số 83/SL ngày 17/9/1947 thành lập Viện Huân chương, Sắc lệnh số 195-SL ngày 01/6/1968 thành lập Ban vận động thi đua ái quốc trung ương và cấp cơ sở. Noài các văn bản trên, Nhà nước còn ban hành một số văn bản quy định các hình thức khen thưởng, góp phần động viên nhân dân cả nước thi đua lao động sản xuất và chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược.

Giai đoạn từ 1954 đến 1975: Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về thi đua, khen thưởng. Ngoài một số văn bản quy định về danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, các văn bản pháp luật thời kỳ này chủ yếu để hướng dẫn khen thưởng thành tích kháng chiến; ở miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quyết định ban hành nhiều loại Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước… tặng cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân miền Nam có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai.

Giai đoạn từ 1975 đến 2003: Thời gian đầu khi đất nước mới thống nhất và thời kỳ trước đổi mới (năm 1986), các văn bản chủ yếu quy định và hướng dẫn việc khen thưởng thành tích kháng chiến. Sau năm 1986, pháp luật về thi đua, khen thưởng cũng có nhiều tiến bộ. Ngoài một số văn bản tiếp tục hướng dẫn khen thưởng kháng chiến, ngày 29/8/1994 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu "Bà m Việt Nam Anh hùng". Chính phủ ban hành Nghị định số 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 quy định các hình thức, đối tượng và tiêu

19 Phần I mục II khoản 13 Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

chuẩn khen thưởng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và nhiều văn bản pháp luật khác… Các văn bản ngày càng được hoàn thiện về nội dung, hình thức, thể thức và kỹ thuật thuật trình bày văn bản.

Từ năm 2003 đến nay: Quốc hội thông qua và ban hành Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (nay là Nghị định định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ), Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng; Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 quy định mẫu Huân chương, Huy chương, Huy hiệu, Bằng Huân chương, Bằng Huy chương, Cờ Thi đua, Bằng khen, Giấy khen. Ngày 31/7/2007, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư số 01/2007/TT-VPCP hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ, Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng... Những văn bản nêu trên là những văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay, được quy định khá thống nhất và chặt chẽ, thể hiện chính sách thi đua, khen thưởng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG 2.1. Nguyên tắc thi đua, khen thƣởng:21

Nguyên tắc thi đua: Có hai nguyên tắc g m "Tự nguyện, tự giác, công khai" và "Đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển". Đây là hai nguyên tắc thể hiện bản chất, tính ưu việt của thi đua xã hội chủ nghĩa, quyền dân chủ của công dân khi quyết định tham gia phong trào thi đua và là cơ sở đảm bảo tính chính xác trong khen thưởng.

Nguyên tắc khen thưởng:

"Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời"; "Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng"; "Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng"; "Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất".

2.2. Pháp luật hiện hành về thi đua:

2.2.1. Hình thức tổ chức thi đua:22

Thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề).

+ Thi đua thường xuyên được tổ chức thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.

+ Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề) được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian được xác định.

2.2.2. Nội dung tổ chức phong trào thi đua:23

Nội dung tổ chức phong trào thi đua phải đảm bảo tính khoa học, thực ti n và có tính khả thi; phải xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua nhằm đạt được các chỉ tiêu trong từng phong trào thi đua.

2.2.3. Các danh hiệu thi đua:24

* Đối với cá nhân:

Thứ nhất, Lao động tiên tiến: được xét công nhận mỗi năm một lần vào

thời điểm tổng kết năm công tác của cơ quan, đơn vị cho các cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan,

21

Điều 6, Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11, ngày 26 tháng 11 năm 2003.

22 Điều 6 Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND.

23 Điều 7 Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND.

24

Chương II mục 2 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

đơn vị, các cơ sở kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh đạt các tiêu chuẩn sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao (bao g m hoàn thành số lượng và chất lượng các công việc được giao đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao);

- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;

- Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; - Có đạo đức, lối sống lành mạnh, được mọi người tín nhiệm.

Đối tượng nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của Nhà nước và những người có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản, những người trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

Cá nhân đi học, b i dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, b i dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Các trường hợp đi đào tạo từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xếp tương đương danh hiệu “Lao động tiên tiến” để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng khác.

Đối với cá nhân thuyên chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” trên cơ sở có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên).

Các trường hợp không xét danh hiệu Lao động tiên tiến: Không đăng ký thi đua; mới tuyển dụng dưới 10 tháng; nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên; bị xử phạt hành chính; bị k luật từ khiển trách trở lên.

Thứ hai, Chiến sĩ thi đua cơ sở: được xét tặng mỗi năm một lần vào thời

điểm kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị đối với các cá nhân đạt cả 02 tiêu chuẩn sau:

- Là Lao động tiên tiến;

- Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có giải pháp công tác, có đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác, hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Việc bình xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở’ phải lựa chọn những cá nhân tiêu biểu trong số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, các cá nhân đó nhất thiết phải có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác của cơ quan, đơn vị.

Thành lập Hội đ ng sáng kiến cấp cơ sở để xét duyệt công nhận sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Hội đ ng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập. Thành phần Hội đ ng g m những thành viên có trình độ quản lý chuyên môn, kỹ thuật, có năng lực đánh giá, thẩm định các sáng kiến cải tiến hoặc các giải pháp, đề tài trong quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Thứ ba, Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương: được

xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:

- Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

- Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng đối với Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và do Hội đ ng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận.

Hội đ ng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương do Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương quyết định thành lập.

Việc bình chọn, suy tôn danh hiệu chiến sĩ thi đua phải đảm bảo tính điển hình tiên tiến, tránh tràn lan; căn cứ tình hình thực ti n hàng năm các Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương quy định t lệ % danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp thuộc thẩm quyền để xét tặng (t lệ quy định ở thành phố Cần Thơ hiện nay đối với danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở là 40%/tổng số cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến trong từng cơ quan, đơn vị; đối với danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp thành phố là 50%/tổng số cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở 03 năm liên tục trong từng cơ quan, đơn vị).

Thứ tư, Chiến sĩ thi đua toàn quốc: được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu

chuẩn sau đây:

- Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 2 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”;

- Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có phạm vi ảnh hưởng rộng đối với toàn quốc.

Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu do Hội đ ng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận.

* Đối với tập thể:

Thứ nhất, Tập thể Lao động xuất sắc: được xét công nhận mỗi năm một

lần vào thời điểm kết thúc năm và được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

- Sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;

- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

- Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị k luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc hình thức “chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng” trở lên (nếu là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật lao động).

- Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương: được xét

tặng cho tập thể thuộc bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt các tiêu chuẩn sau:

- Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

- Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác thuộc bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương học tập;

- Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

Thứ ba, Cờ thi đua Chính phủ: được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn

sau:

- Có thành tích, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc;

- Có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

- Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

2.3. Pháp luật hiện hành về khen thƣởng:

2.3.1. Hình thức khen thưởng:

Khen thưởng thường xuyên là hình thức khen thưởng được tiến hành thường xuyên hàng năm cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hàng năm hoặc nhiều năm.

Khen thưởng theo đợt (hoặc các chuyên đề) là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích sau khi kết thúc thực hiện một đợt thi đua, chương trình hoặc một chuyên đề công tác do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phát động.

Khen thưởng đột xuất là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích đột xuất, trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân và của Nhà nước (thành tích đột xuất là thành tích lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, di n ra ngoài dự kiến kế hoạch công việc bình thường mà tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm).

Khen thưởng quá trình cống hiến là hình thức khen thưởng cho cá nhân có

Một phần của tài liệu quy định pháp luật hiện hành về thi đua khen thưởng và thực tiễn áp dụng tại truyền tải điện miền tây (Trang 29)