Để công tác thi đua, khen thưởng trong Công Ty Truyền Tải Điện 4 nói chung và Truyền Tải Điện Miền Tây nói riêng ngày càng tốt hơn, người viết xin có một số kiến nghị như sau:
+ Thứ nhất là: Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công
tác thi đua khen thưởng. Thống nhất việc quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng ở các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị về vai trò, tác dụng của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong tình hình mới.
+ Thứ hai là: Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng tại đơn vị.
Thanh tra, kiểm tra là hoạt động rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, ngoài việc phát hiện và uốn nắn sai phạm của các cá nhân, đơn vị liên quan trong việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, còn có thể phát hiện ra những lỗ hổng của pháp luật hoặc những quy định chưa phù hợp, còn mâu thuẫn, ch ng chéo, gây khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện, từ đó có những kiến nghị để sửa đổi, bổ sung kịp thời, góp phần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật.
+ Thứ ba là: Phải công bằng trong khen thưởng, khắc phục việc xét khen
thưởng mang tính hình thức. Để thi đua và khen thưởng thật sự trở thành động lực lôi cuốn, động viên khuyến khích Công nhân viên chức lao động tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Đơn vị, nên thực hiện một số công tác sau:
- Khen thưởng phải kịp thời, gắn với tổng kết phong trào, động viên, khuyến khích công nhân viên chức lao động tham gia vào phong trào thi đua.
- Khen thưởng hợp lý về vật chất, hoặc với chế độ ưu đãi để khích lệ, động viên tinh thần công nhân viên chức lao động.
- Phát huy mạnh mẽ tác dụng của khen thưởng để phong trào thi đua ngày càng sôi nổi và thiết thực trong cuộc sống.
- Không nên khen thưởng nhiều nhưng tác dụng động viên không cao, khen cấp trên nhiều, cấp dưới ít, tập trung khen cán bộ, công chức, chưa chú ý nhiều đến khen thưởng công nhân, lao động, người trực tiếp lao động sản xuất.
+ Thứ tư là: Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đ ng Thi đua - Khen thưởng Công Ty Truyền Tải Điện 4 và Tiểu ban Thi đua - Khen thưởng của Đơn vị.
Sắp xếp, bố trí công chức làm công tác thi đua, khen thưởng có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ và tâm huyết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Muốn làm tốt được điều này trước hết phải thường xuyên tổ chức b i dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thi đua khen thưởng (trong đó có
cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách). Ngoài việc đào tạo, b i dưỡng về
chuyên môn cần nâng cao kiến thức kỹ năng hành chính, nâng cao năng lực giải quyết công việc theo tình huống, để đội ngũ này có đủ năng lực đảm nhiệm vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Trước mắt là đề nghị cấp trên mở các lớp b i dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các đối tượng này để có đủ trình độ, năng lực giải quyết các vấn đề đặt ra trong công tác thi đua, khen thưởng ở Đơn vị. Bên cạnh đó phải thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, r n luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và b i dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các công chức làm công tác thi đua, khen thưởng.
+ Thứ năm là: Cải cách hành chính trong thi đua, khen thưởng
Thực hiện phân công, phân cấp trong xét duyệt, đề nghị và quyết định khen thưởng đối với từng cấp, từ đó nâng cao trách nhiệm để kết quả khen thưởng các hình thức khen thưởng của cấp trên bao giờ cũng ít hơn các hình thức khen thưởng ở cấp dưới. Đ ng thời quy định rõ t lệ khen thưởng ở từng cấp để tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không có tác dụng động viên, khuyến khích trong phong trào thi đua.
Cải tiến quy trình xét khen thưởng, hạn chế tình trạng đơn vị đề nghị khen thưởng nhiều thì được khen nhiều, đơn vị đề nghị khen thưởng ít thì được khen ít, phần nào gây ra những tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng và lợi dụng thi đua, khen thưởng để đánh bóng tên tuổi của tập thể, cá nhân.
+ Thứ sáu là: Bố trí nhân sự làm công tác thi đua khen thưởng trải rộng
đều khắp các Phòng, Tổ, Đội, Trạm để nắm bắt tình hình, từ đó kịp thời đề xuất các hình thức khen thưởng sát với thực tế, thúc đẩy, động viên tinh thần thi đua lao động sản xuất trong toàn thể cán bộ công nhân viên của Đơn vị.
Thứ bảy là: Tổng kết thực ti n về công tác thi đua khen thưởng, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm và có hướng khắc phục, phát triển tốt hơn.
Đánh giá về nhận thức vai trò, tầm quan trọng của thi đua, khen thưởng trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước. Tổng kết rút ra được những bài học kinh nghiệm, các hình thức, nội dung, phương pháp để tổ chức phong trào thi đua có hiệu quả; về kinh nghiệm xây dựng điển hình tiên tiến, rà soát các
hình thức, nội dung, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, vận dụng vào đặc điểm của từng ngành, từng địa phương cho phù hợp. Trên cơ sở đó đề xuất công tác chỉ đạo, quản lý và các qui trình, thủ tục xét duyệt khen thưởng, tổng kết theo dõi và chấm điểm thi đua để có các hình thức tặng thưởng xứng đáng, chính xác, kịp thời.
Thứ tám là: Giá trị khen thưởng phải được nâng lên đúng với quy định tại
mục 2, chương V, Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về Mức tiền
thưởng và chế độ ưu đãi, cộng thêm các chế độ ưu đãi để làm sao có thể thực sự
là động lực thúc đẩy mọi người thi đua, cùng nổ lực, cố gắng hết sức, thực sự năng động, sáng tạo, cũng như tạo ra nhiều sáng kiến làm lợi cho đơn vị, góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Cụ thể mức thưởng của một số danh hiệu đang áp dụng tại Đơn vị:
STT Danh hiệu
Mức thƣởng quy định
(So với mức lương tối
thiểu chung: 1.150.000đ)
Mức thƣởng
thực tế
01 Tập thể lao động xuất sắc 1,5 lần 1.000.000đ 02 Tập thể lao động tiên tiến 0,8 lần 500.000đ
03
Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương (Cá nhân)
1,0 lần 800.000đ
04 Chiến sĩ thi đua cơ sở 1,0 lần 500.000đ
05 Lao động tiên tiến
KẾT LUẬN
Thi đua, khen thưởng và pháp luật về thi đua, khen thưởng là một vấn đề phức tạp, liên quan đến các mặt của đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức trong hệ thống chính trị. Các văn bản quy định về thi đua, khen thưởng trong những năm qua được ban hành với số lượng tương đối nhiều; tuy nhiên các quy định về công tác thi đua, khen thưởng được áp dụng trong Công Ty Truyền Tải Điện 4 nói chung và Truyền Tải Điện Miền Tây nói riêng từ năm 2009 đến nay đã bộc lộ một số nội dung còn chưa phù hợp với thực ti n. Vì vậy để công tác thi đua, khen thưởng đi vào nề nếp và thúc đẩy hơn nữa phong trào thi đua, động viên mọi Công nhân viên chức - Lao động tích cực thi đua lao động sản xuất, đòi hỏi các quy định cần có những điều chỉnh. Mặt khác, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, các quy định về thi đua, khen thưởng cần có những điều chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội, kịp thời phục vụ sự nghiệp phát triển của Đơn vị, đổi mới đất nước. Do đó, việc hoàn thiện các quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại Truyền Tải Điện Miền Tây là cần thiết.
Với ý nghĩa đó và để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến công tác hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng tại Truyền Tải Điện MIền Tây, luận văn đã đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ các nội dung cơ bản sau:
- Khái quát những luận điểm khoa học căn bản nhất về sự ra đời và phát triển của thi đua, khen thưởng. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để có thể nhận thức được đặc trưng của thi đua, khen thưởng và việc xác lập cơ chế điều chỉnh thi đua khen thưởng bằng pháp luật.
- Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật theo các giai đoạn lịch sử và trình bày một cách khái quát pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng trên cơ sở Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản dưới Luật, từ đó có thể nhận thức một cách khoa học, hệ thống về các quy định của pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng.
- Phân tích đánh giá những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng trong 5 năm qua, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần tác hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng tại Đơn vị hiện nay. Tuy nhiên, do điều kiện và khả năng tư duy của tác giả trong sử dụng lý luận để phân tích thực ti n còn nhiều hạn chế, nên kết quả của đề tài chủ yếu còn dừng lại ở những giải pháp tổng thể.
Những nghiên cứu thực hiện trong luận văn chỉ hy vọng gợi mở ra những lý luận ban đầu, cũng như một số bất cập về thực trạng công tác thi đua, khen thưởng tại Đơn vị. Để xây dựng và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng thực
sự hoàn chỉnh, có hiệu lực và tác động rõ rệt, thúc đẩy cán bộ công nhân viên phấn đấu hoàn thành xuất sắc các công tác được giao.
Để thi đua, khen thưởng thực sự đổi mới và trở thành động lực thúc đẩy sức lao động sáng tạo của mỗi tập thể, cá nhân, tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới cho xã hội một cách tốt nhất, động viên các ngu n lực của xã hội tham gia một cách tự nguyện và tích cực vào xây dựng và phát triển đất nước, thì yếu tố con người (cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng) phải được đặt lên hàng đầu, là khâu then chốt để đạt được mục tiêu đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng số 47/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 (Sẽ có hiệu lực ngày 01/6/2014).
4. Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng.
5. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
6. Nghị định số 39/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
7. Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
8. Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Các Văn bản hành chính:
1. Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát động đợt thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 và kế hoạch 5 năm (2011-2015) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
2. Quyết định số 3053/QĐ-TTĐ4 ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Công Ty Truyền Tải Điện 4 về việc Ban hành Quy chế Thi đua Khen thưởng của Công Ty Truyền Tải Điện 4.
3. Công văn số 7939/TTĐ4-TCCB&LĐ ngày 29/10/2013 về việc hướng dẫn tổng kết công tác Thi đua - Khen thưởng năm 2013.
4. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2013, dự kiến thực hiện kế hoạch năm 2014 - TTĐ Miền Tây.
5. Chỉ thị Liên tịch số 178/CTLT-TTĐ4 ngày 13/01/2014 về việc Phát động phong trào thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 của Công Ty Truyền Tải Điện 4.
6. Phát động phong trào thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 của Truyền Tải Điện Miền Tây.
Sách, báo, tạp chí
1. V. I. Lênin (1977), toàn tập, tập 36, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
2. Đại Việt sử ký toàn thư (1993), tập 2, NXB NXB Xã hội - khoa học. 3. C. Mác (1993), Bộ Tư bản luận, tập 1, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 4. H Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
5. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
Trang thông tin điện tử
1. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đăng tại trang
http://banthiduakhenthuongtw.gov.vn/tabid/62/Entry/7/Default.aspx [truy cập ngày 07/4/2014].
2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bài nói tại Đại hội các chiến sĩ thi
đua và cán bộ gương mẫu năm 1952, đăng tại trang
http://banthiduakhenthuongtw.gov.vn/tabid/62/Entry/8/Default.aspx [truy cập ngày 07/4/2014].
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ... 1
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG ... 3
1.1.Những vấn đề lý luận về thiđua, khen thƣởng: ... 3
1.1.1. Khái niệm, bản chất và mối quan hệ thi đua, khen thưởng: ... 3
1.1.2. Vị trí, vai trò của thi đua, khen thưởng: ... 8
1.2.Quản lý nhà nƣớc về công tác thi đua, khen thƣởng: ... 10
1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng: ... 10
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng: ... 11
1.3. Hệ thống cơ quan làm công tác thi đua, khen thƣởng: ... 24
1.3.1. Ở Trung ương: ... 24
1.3.2. Ở địa phương: ... 25
1.4. Sơ lƣợc sự phát triển của pháp luật về thi đua, khen thƣởng ở nƣớc ta: ... 25
CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG ... 27
2.1. Nguyên tắc thi đua, khen thƣởng: ... 27
2.2. Pháp luật hiện hành về thi đua: ... 27
2.2.1. Hình thức tổ chức thi đua: ... 27
2.2.2. Nội dung tổ chức phong trào thi đua: ... 27
2.2.3. Các danh hiệu thi đua: ... 27
2.3. Pháp luật hiện hành về khen thƣởng: ... 31