2.3.2.1. Xác định tỷ lệ chế phẩm thích hợp bổ sung vào phế liệu tôm
Thuyết minh sơ đồ: Sử dụng 100 gam đầu tôm xay đạt kích thước khoảng 2 – 3 mm cho một mẫu thí nghiệm, bổ sung nước trong quá trình xay với tỷ lệ 1:1 so với khối lượng đầu tôm. Tiến hành 6 mẫu thí nghiệm lên men có bổ sung lượng chế phẩm vi sinh lần lượt là: 2% (v/w), 4% (v/w), 6% (v/w), 8% (v/w), 10% (v/w), 12% (v/w). Trong quá trình lên men thì bổ sung lượng rỉ đường 15% (w/w), muối 1% (w/w), bổ sung chất phòng thối, dùng HCOOH để hạ pH xuống 4 và thời gian lên men 72 giờ ở nhiệt độ thường, trong quá trình lên men đo giá trị pH lúc khoảng 12 giờ / lần. Khi lên men diễn ra xong thì lọc qua vải mềm, ép thật chặt để thu được dịch lên men, bã được sử dụng trong sản xuất chitin – chitosan. Xác định hàm lượng protein, astaxanthin, khoáng có trong dịch lên men. Tiến hành thí nghiệm 3 lần để có kết quả khách quan và chính xác.
Chọn tỷ lệ chế phẩm cho hàm lượng astaxanthin và protein cao nhất trong dịch lên men. Tỷ lệ chế phẩm vi sinh trong nghiên cứu dựa vào nghiên cứu của tác giả Bhaskar và cộng sự [44]. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở Hình 2.4 sau:
Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn tỷ lệ chế phẩm thích hợp bổ sung vào phế liệu tôm
2.3.2.2. Xác định thời gian lên men thích hợp
Thuyết minh sơ đồ: Sử dụng 100 gam đầu tôm xay đạt kích thước khoảng 2 – 3 mm cho một mẫu thí nghiệm, bổ sung nước trong quá trình xay với tỷ lệ 1:1 so với khối lượng đầu tôm. Tiến hành 4 mẫu thí nghiệm lên men có bổ sung lượng chế phẩm vi sinh đã được chọn ở thí nghiệm trên và tiến hành lên men lần lượt ở các mức thời gian khác nhau là: 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 96 giờ. Trong quá trình lên men thì bổ sung lượng rỉ đường 15% (w/w), muối 1% (w/w), bổ sung chất phòng thối và theo dõi giá trị pH, chú ý ban đầu có sử dụng HCOOH để hạ pH xuống còn 4. Khi lên men diễn ra xong thì lọc qua vải mềm, ép thật chặt để thu được dịch lên men, bã có thể được sử
Đầu tôm xay
Phối trộn Kali sorbat 0,1%
Natri benzoat 0,1% Muối 1% (w/w)
Rỉ đường 15% (w/w) Tỷ lệ nước 1:1 (v/w)
Lên men với các tỷ lệ chế phẩm vi sinh (% v/w): 2, 4, 6, 8, 10, 12
Thời gian 72 giờ, nhiệt độ phòng
Dịch lên men
Bã Ép
Xác định hàm lượng protein, astaxanthin
dụng trong sản xuất chitin – chitosan. Xác định hàm lượng protein, astaxanthin, khoáng có trong dịch lên men. Tiến hành thí nghiệm 3 lần để có kết quả khách quan và chính xác. Chọn thời gian lên men có khả năng mang lại hàm lượng astaxanthin và protein cao nhất trong dịch lên men. Thời gian lên men trong nghiên cứu dựa vào nghiên cứu của tác giả Bhaskar và cộng sự [44], Kandra và cộng sự [64].
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn thời gian lên men phế liệu tôm thích hợp 2.3.2.3. Xác định tỷ lệ rỉ đường bổ sung thích hợp cho công đoạn lên men
Thuyết minh sơ đồ: Sử dụng 100 gam đầu tôm xay đạt kích thước khoảng 2 – 3 mm cho một mẫu thí nghiệm, bổ sung nước trong quá trình xay với tỷ lệ 1:1 so với khối lượng đầu tôm. Tiến hành 5 mẫu thí nghiệm lên men có bổ sung lượng chế phẩm vi sinh đã được chọn ở thí nghiệm trên và tiến hành lên men lần lượt ở các tỷ lệ rỉ đường (% w/w) khác nhau là: 5, 10, 15, 20, 25. Trong quá trình lên men thì bổ sung muối 1% (w/w), bổ sung chất phòng thối và theo dõi giá trị pH, thời gian lên men đã chọn ở thí nghiệm trên và ban đầu các mẻ lên men có sử dụng HCOOH để hạ pH
Đầu tôm xay
Phối trộn Kali sorbat 0,1%
Natri benzoat 0,1% Muối 1% (w/w)
Rỉ đường 15% (w/w) Tỷ lệ nước 1:1 (v/w)
Lên men với các khoảng thời gian (Giờ): 24, 48, 72, 96
Tỷ lệ chế phẩm đã chọn, nhiệt độ phòng
Dịch lên men
Bã Ép
Xác định hàm lượng protein, astaxanthin
xuống 4. Khi lên men diễn ra xong thì lọc qua vải mềm, ép thật chặt để thu được dịch lên men, bã được sử dụng trong sản xuất chitin – chitosan. Xác định hàm lượng protein, astaxanthin, khoáng có trong dịch lên men. Tiến hành thí nghiệm 3 lần để có kết quả khách quan và chính xác. Chọn tỷ lệ rỉ đường có khả năng mang lại hàm lượng astaxanthin và protein cao nhất trong dịch lên men. Tỷ lệ rỉ đường trong nghiên cứu dựa vào nghiên cứu của tác giả Bhaskar và cộng sự [44].
Hình 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn tỷ lệ rỉ đường thích hợp bổ sung vào phế liệu tôm
Đầu tôm xay
Phối trộn Kali sorbat 0,1%
Natri benzoat 0,1% Muối 1% (w/w)
Tỷ lệ nước 1:1 (v/w)
Lên men với tỷ lệ rỉ đường (% w/w): 5, 10, 15, 20, 25
Tỷ lệ chế phẩm và thời gian đã chọn, nhiệt độ phòng
Dịch lên men
Bã Ép
Xác định hàm lượng protein, astaxanthin
2.3.2.4. Xác định tỷ lệ dịch lên men đầu tôm bổ sung vào thức ăn tổng hợp cho cá Tứ Vân
Hình 2.6: Sơ đồ bố trí thử nghiệm tỷ lệ dịch lên men lactic bổ sung vào thức ăn tổng hợp cho cá Tứ Vân
Thuyết minh sơ đồ: Sản xuất dịch lên men từ nguyên liệu đầu tôm thẻ chân trắng theo các thông số đã nghiên cứu ở trên. Bổ sung dịch lên men vào thức ăn tổng hợp cho cá theo các tỷ lệ 0% (mẫu đối chứng), 5%, 10%, 15%, 20%, 25% (v/w). Bổ sung 10% dầu đậu nành để tạo màng bao. Thức ăn công nghiệp được phối trộn thêm dịch lên men đã sản xuất, thời gian phối trộn không được kéo dài và sau khi phối trộn cho thức ăn vào đĩa petri và đưa vào tủ lạnh trong thời gian 15 phút để làm khô mẫu trước khi cho cá ăn.Cá Tứ Vân được bố trí trong 6 nghiệm thức trên. Các nghiệm thức thực hiện trong bể thủy tinh có thể tích 160 lít được chia thành 20 ngăn, nuôi cá trong 18 ngăn. Mỗi ngăn nuôi 3 cá Tứ Vân và mỗi nghiệm thức nuôi 3 ngăn. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 45 ngày. Sau đó đánh giá màu sắc của cá Tứ Vân sau một thời gian nuôi để đưa ra tỷ lệ dịch lên men bổ sung vào thích hợp. Trong quá trình nuôi nhiệt độ
nước duy trì 27 – 29 oC. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) 7 – 8 ppm, độ cứng 270 mg/l và
Cá Tứ Vân 25 ngày tuổi
Thử nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ dịch lên men lactic (v/w)
0% 5% 10% 15% 20% 25%
Định kỳ 15 ngày xác định: Màu sắc cá. Xử lý số liệu
Xác định tỷ lệ dịch lên men thích hợp bổ sung vào thức ăn tổng hợp cho cá Tứ Vân
pH 8. Cá cho ăn thức ăn công nghiệp có kích thước 0,5 mm đường kính với tỷ lệ đực cái ước tính 1:1. Tiến hành xiphong bể cá 1 lần/ ngày, cách 4 ngày thay 1/3 lượng nước. Cách cho ăn: cá được cho ăn 3 lần/ngày, vào khoảng thời gian (7:00, 12:00, 16:00).
Phương pháp thu mẫu sau 15 ngày nuôi, tiến hành thu mẫu cá Tứ Vân ở các nghiệm thức. Bắt ngẫu nhiên 3 cá Tứ Vân trong từng nghiệm thức và đưa đi chụp hình để xác định màu sắc của cá, Sử dụng nước đá lạnh để gây tê cá, đặt cá trên đĩa peptri chứa 1/3 lượng nước và tiến hành chụp hình.
2.3.2.5. Xác định tỷ lệ dầu đậu nành bổ sung vào làm màng bao cho thức ăn tổng hợp khi đã bổ sung dịch lên men lactic từ nguyên liệu đầu tôm
Hình 2.7: Sơ đồ bố trí thử nghiệm tỷ lệ dầu đậu nành bổ sung vào thức ăn tổng cho cá Tứ Vân
Thuyết minh sơ đồ: Bổ sung tỷ lệ dịch lên men đã được chọn ở thí nghiệm 2.3.5.5 vào thức ăn sau đó bố trí các mẫu thí nghiệm xác định tỷ lệ dầu đậu nành bổ sung lần lượt như sau: 0%, 5%, 10%, 15%, 20%, 25% (v/w). Thức ăn công nghiệp được phối trộn thêm dịch lên men đã sản xuất và dầu đậu nành, thời gian phối trộn không được kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng astaxanthin bổ sung vào trong
Cá Tứ Vân 25 ngày tuổi
Thử nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ dầu đậu nành (v/w)
0% 5% 10% 15% 20% 25%
Định kỳ 15 ngày xác định: Màu sắc cá. Xử lý số liệu
mẫu thức ăn, sau khi phối trộn cho thức ăn vào đĩa petri và đưa vào tủ lạnh trong thời gian 15 phút để làm khô mẫu trước khi cho cá ăn.
Cá Tứ Vân được bố trí trong 6 nghiệm thức trên. Các nghiệm thức được thực hiện trong bể thủy tinh có thể tích 160 lít được chia thành 20 ngăn, nuôi cá trong 18 ngăn, tại mỗi ngăn nuôi 3 cá Tứ Vân và mỗi nghiệm thức nuôi 3 ngăn. Thời gian tiến
hành thí nghiệm 45 ngày. Trong quá trình nuôi nhiệt độ nước duy trì 27 – 29 oC. Hàm
lượng oxy hòa tan (DO) 7 – 8 ppm, độ cứng 270 mg/l và pH 8. Cá cho ăn thức ăn công nghiệp có kích thước 0,5 mm đường kính với tỷ lệ đực cái ước tính 1:1. Cách cho ăn: cá được cho ăn 3 lần/ngày, vào khoảng thời gian (7:00, 12:00, 16:00).
Phương pháp thu mẫu sau 15 ngày nuôi, tiến hành thu mẫu cá Tứ Vân ở các nghiệm thức. Bắt ngẫu nhiên 3 cá Tứ Vân trong từng nghiệm thức và đưa đi chụp hình để xác định màu sắc của cá, Sử dụng nước đá lạnh để gây tê cá, đặt cá trên đĩa peptri chứa 1/3 lượng nước và tiến hành chụp hình.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN