Đặc điểm hình thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất dịch lên men lactic giàu carotenoids từ đầu tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) và thử nghiệm ứng dụng dịch lên men làm thức ăn cho cá tứ vân (capoeta tetrazone) (Trang 34)

Ngoài tự nhiên cá Tứ Vân có thể phát triển đến 7 cm chiều dài và 3 cm chiều cao thân. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi giữ, kích cở thường nhỏ hơn, khoảng 5 cm chiều dài. Đạt tuổi thành thục 6 – 7 tuần tuổi, khi đó chiều dài tổng cộng của cơ thể: 2 – 3 cm. Khi thành thục, cá cái thường to hơn cá đực cùng lứa tuổi. Cá cái có bụng tròn hơn, vây lưng màu đen, vây bụng màu đỏ nhạt bình thường trong khi cá đực có mũi màu đỏ sáng, sặc sở hơn bình thường, vây lưng có một đường đỏ sáng. Nền thân của cá có màu sắc, hoa văn từ màu bạc đến vàng nâu, xanh, điểm đặc trưng nhất của loài là có 4 sọc đứng (tứ vân), phổ biến là sọc màu đen, gốc vi và mũi màu đỏ [50].

Có năm loại cá Tứ Vân có thể được phân loại dựa trên mô hình của các dấu sọc có trên cơ thể. Mặc dù phân loại dựa theo các mẫu màu sắc có thể giúp phân biệt loài nhưng nó có thể không phù hợp để phân loại các mô hình cơ thể khác nhau cho các giống lai thương mại. Lai giữa các cặp cá hoặc trong nội bộ được thực hiện để đạt được màu sắc khác nhau và các mẫu để đáp ứng nhu cầu thị trường đối với giống Tứ

Vân mới. Cá Tứ Vân vàng và bạch tạng là những ví dụ của cá lai sản xuất thương mại [50].

Các dấu hiệu thay đổi cơ thể của cá theo tuổi tác và chiều dài cơ thể được thể hiện trong Hình 1.6.

Hình 1.4: Chiều dài của cá Tứ Vân sau các khoảng thời gian: 3 ngày tuổi, 5 ngày tuổi, 7 – 8 ngày tuổi, 15 – 20 ngày tuổi, 25 ngày tuổi (lần lượt từ trái sang phải) [50]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất dịch lên men lactic giàu carotenoids từ đầu tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) và thử nghiệm ứng dụng dịch lên men làm thức ăn cho cá tứ vân (capoeta tetrazone) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)