Bố trí thí nghiệm tổng quát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất dịch lên men lactic giàu carotenoids từ đầu tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) và thử nghiệm ứng dụng dịch lên men làm thức ăn cho cá tứ vân (capoeta tetrazone) (Trang 54)

Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát được thể hiện ở Hình 2.2.

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát

Thực phẩm lên men lactic tự nhiên

Tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic

Đầu tôm thẻ chân trắng

Dịch lên men lactic

Phối trộn với thức ăn tổng hợp

Đầu tôm xay

Sản phẩm thức ăn dùng trong nuôi cá Tứ Vân thích hợp Lên men Hàm lượng rỉ đường? Tỷ lệ chế phẩm/nguyên liệu? Thời gian?

Tỷ lệ dịch lên men/ thức ăn tổng hợp? Tỷ lệ dầu đậu nành/thức ăn tổng hợp?

Ép Bã

Đánh giá khả năng lên men của các chủng vi khuẩn đã chọn

Thuyết minh sơ đồ: Từ thực phẩm lên men tự nhiên, tiến hành phân lập trên môi trường MRS thạch một số chủng vi khuẩn. Lựa chọn chủng vi khuẩn lactic từ các chủng vi khuẩn đã phân lập được bằng cách kiểm tra hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào,

nhuộm Gram, catalase, acid lactic, test sinh hóa gồm khả năng sinh indol, sinh H2S và khử

nitrate thành nitrit. Từ những chủng vi khuẩn lactic được chọn sẽ cho vào các mẻ đầu tôm để len men, sau đó đánh giá hàm lượng astaxanthin và protein thu được trong dịch. Từ đó chọn chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh acid mạnh và phát triển mạnh trong môi trường đầu tôm thẻ chân trắng đã xay. Sau đó nghiên cứu tỷ lệ chế phẩm sử dụng trong lên men đầu tôm, tỷ lệ chế phẩm nghiên cứu là từ 2% (thể tích / khối lượng nguyên liệu) đến 10% (thể tích / khối lượng nguyên liệu) với bước nhảy là 2. Tiếp tục nghiên cứu thời gian lên men cho đầu tôm, thời gian nghiên cứu là 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 96 giờ. Tiếp theo nghiên cứu hàm lượng rỉ đường bổ sung vào đầu tôm với tỷ lệ từ 5% (khối lượng / khối lượng) đến 25 % (khối lượng / khối lượng) với bước nhảy là 5. Tỷ lệ chế phẩm, tỷ lệ rỉ đường và thời gian lên men trong nghiên cứu này được dựa vào nghiên cứu của tác giả Bhaskar và cộng sự [44]. Các sản phẩm dịch lên men thu được sẽ xác định hàm lượng astaxanthin, protein và một số thành phần khác, tuy nhiên để lựa chọn được điều kiện lên men thích hợp sẽ dựa vào hai chỉ tiêu là hàm lượng protein và astaxanthin có trong dịch lên men. Sử dụng dịch lên men thu được bổ sung vào thức ăn tổng hợp để nuôi cá Tứ Vân, nghiên cứu xác định tỷ lệ dịch lên men bổ sung vào thức ăn và tỷ lệ dầu bổ sung nhằm mục đích tạo màng bao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất dịch lên men lactic giàu carotenoids từ đầu tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) và thử nghiệm ứng dụng dịch lên men làm thức ăn cho cá tứ vân (capoeta tetrazone) (Trang 54)