Tại Việt Nam, ngày 21/11/2007 Quốc hội đã ban hành Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm trong đó có quy định về an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm. Ngày 30/8/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm [20]. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2010 đã quy định những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự tại phòng xét nghiệm theo từng cấp độ về ATSH. Ngoài ra, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 đã nêu rõ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur cần có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III [19] và tất cả các TTYTDP các tỉnh cần có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II [5].
Năm 1984, cơ quan kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ đã ban hành hƣớng dẫn cơ bản về an toàn sinh học để hƣớng dẫn nhân viên phòng xét nghiệm và cơ quan quản lý về an toàn sinh học. Hiện nay hầu hết các quốc gia
nhƣ Canada, Nhật Bản, New Zealand,... đều đã có hƣớng dẫn về an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm. Một số quốc gia khác nhƣ Singapore, Malaysia,...đều đã ban hành luật về an toàn sinh học. Tháng 10/2005 Quốc hội Singapore thông qua đơn vị sinh học và độc tố hỗ trợ các phòng xét nghiệm trong bối cảnh gia tăng số lƣợng phòng xét nghiệm làm việc với các tác nhân sinh học nguy cơ cao. Các nghiên cứu sâu về tác nhân gây bệnh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh mới nổi và tình huống xảy ra cuộc tấn công khủng bố sinh học đã đƣợc chú trọng hơn, với mong muốn Singapre trở thành trung tâm công nghệ sinh học hàng đầu ở Châu Á.
Nhật Bản không có một đạo luật quy định riêng về tiêu chuẩn an toàn sinh học và yêu cầu bảo vệ đối với cơ sở lƣu trữ tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên yêu cầu về an toàn sinh học đƣợc quy định trong các quy định hiện hành và trong các luật khác, cụ thể: Luật về sử dụng thuốc yêu cầu các cơ sở sản xuất dƣợc sử dụng tác nhân gây bệnh trong sản xuất phải đáp ứng với tiêu chuẩn nhà máy và trang thiết bị để phòng tránh việc rò rỉ tác nhân gây bệnh ra môi trƣờng và cộng đồng; Hƣớng dẫn của Nhật Bản đối với thí nghiệm trên vật liệu di truyền tái tổ hợp ADN (ban hành năm 1979 và điều chỉnh năm 2002) bao gồm chi tiết các yêu cầu về biện pháp ngăn chặn và trang thiết bị vận chuyển, xử lý sau thí nghiệm với vi sinh vật biến đổi gen và chăm sóc sức khỏe và đào tạo cho cán bộ tiến hành thí nghiệm. Một nghiên cứu của Chính phủ Nhật Bản vào tháng 10/2005 đã điều tra khoảng 8.000 cơ sở y tế và nghiên cứu tại Nhật Bản chỉ ra rằng, trong số 114 cơ sở sở hữu mẫu bệnh than hoặc lao đa kháng thuốc (hoặc cả hai loại), 58 đơn vị không có hƣớng dẫn cách xử lý đối với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
Trung Quốc đã có quy định về vấn đề an toàn sinh học. Năm 1986, những quy định về lƣu trữ và bảo quản các loại vi sinh đã đƣợc thiết lập, trong đó có các quy trình cho việc phân lập, sàng lọc, thu thập, lƣu trữ, định danh, đánh dấu, cung cấp và trao đổi các chủng vi khuẩn. Luật Trung Quốc về
phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm (thông qua vào 2/1989) và Quy định thực hiện (ban hành vào 12/1991) phân loại 3 nhóm vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm và mức độ nghiêm trọng đối với các bệnh truyền nhiễm do chúng gây ra. Luật cũng quy định việc quản lý sử dụng, lƣu trữ và vận chuyển các chủng vi sinh vật. Năm 2003, sau ca nhiễm SARS tại Viện Vi rút học Bắc Kinh, luật này đã đƣợc điều chỉnh và bổ sung thêm các yêu cầu an toàn sinh học và yêu cầu các cơ quan kiểm soát bệnh, phòng xét nghiệm y tế hoặc các đơn vị nghiên cứu phải quản lý mẫu vi rút một cách cẩn trọng. Tất cả những vi phạm dẫn đến lan truyền bất kỳ loại bệnh nào cũng có thể cấu thành hành vi vi phạm pháp luật. Thêm vào đó, quy định chế độ bảo hộ lao động tại nơi làm việc thƣờng xuyên với chất độc (ban hành 4/2012) đã quy định các biện pháp an toàn liên quan tới cơ sở vật chất, trang thiết bị, sức khỏe của cán bộ, xử lý và vận chuyển chất độc hại, trách nhiệm giải trình, cấp giấy phép và chứng nhận. Hƣớng dẫn chung của Trung Quốc về an toàn sinh học đối với vi khuẩn và phòng xét nghiệm y học (ban hành 12/2002) đƣa ra chi tiết các yêu cầu về quản lý và thiết lập phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II và cao hơn để xử lý các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng trong phòng xét nghiệm và rò rỉ ra môi trƣờng cộng đồng. Tại Trung Quốc, do hậu quả của đại dịch SARS, nhiều cơ sở y tế đã xây dựng và nâng cấp các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III. Điều này đã dấy lên mối quan ngại về việc liệu các cơ sở này có đáp ứng đƣợc yêu cầu đảm bảo số nhân viên đƣợc đào tạo phù hợp hay không. Ngoài ra, những cơ sở này phải đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sinh học để không trở thành một địa điểm rò rỉ các chất độc hại.
1.3. Biện pháp can thiệp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm vi sinh của Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh