Ngoài các yêu cầu về thực hành chung dành cho tất cả các phòng xét nghiệm xử lý các chất lây nhiễm, các yêu cầu thực hành sau đây là những yêu cầu tối thiểu cho phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
- Thực hành tốt phòng xét nghiệm vi sinh để tránh gây ra các tác nhân lây nhiễm.
- Phải sử dụng tủ an toàn sinh học cho tất cả các quy trình có thể tạo khí dung và các quy trình thao tác với nồng độ cao hoặc thể tích lớn chất lây nhiễm. Cán bộ giám sát phòng xét nghiệm phải thực hiện đánh giá nguy cơ để xác định quy trình nào, nồng độ và thể tích nào cần sử dụng tủ an toàn sinh học.
- Phải dán biển báo thể hiện đƣợc bản chất của mối nguy hiểm bên ngoài mỗi phòng xét nghiệm; đối với tác nhân lây nhiễm cần có những quy
định ra vào đặc biệt, trên biển báo phải thể hiện những thông tin cần thiết; thông tin liên lạc của ngƣời phụ trách phòng xét nghiệm hoặc những ngƣời có trách nhiệm khác cũng phải đƣợc ghi trên biển báo. - Chỉ cán bộ phòng xét nghiệm, những ngƣời xử lý động vật, nhân viên
bảo trì thiết bị và các nhân viên có liên quan mới đƣợc ra vào PXN. - Tất cả mọi ngƣời làm việc trong khu vực an toàn sinh học phải đƣợc
đào tạo và tuân thủ các quy trình thực hành phòng xét nghiệm. Các cán bộ đang đƣợc đào tạo phải có giáo viên hoặc ngƣời hƣớng dẫn đi kèm. Khách thăm quan, nhân viên bảo trì thiết bị, nhân viên vệ sinh phòng xét nghiệm và những ngƣời có liên quan cũng phải đƣợc đào tạo và/hoặc giám sát tƣơng xứng với những công việc hoặc hoạt động mà họ tham gia trong khu vực an toàn sinh học.
- Phải có các quy trình xử lý các tình huống khẩn cấp nhƣ sự cố tràn đổ, hỏng tủ an toàn sinh học, cháy, xổng động vật và các tình huống khác. Các quy trình này phải dễ dàng tiếp cận khi cần và phải đƣợc tuân thủ. - Ghi chép, báo cáo và lƣu hồ sơ những ngƣời ra vào phòng xét nghiệm
khi xảy ra tình huống khẩn cấp.