Thực hành trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm vi sinh của trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh. (Trang 35)

Ngoài các nguyên tắc thực hành chung cho tất cả các phòng xét nghiệm xử lý các chất lây nhiễm và những yêu cầu tối thiểu đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II, các yêu cầu tối thiểu dƣới đây đƣợc áp dụng cho PXN an toàn sinh học cấp III:

- Phải có sẵn một chƣơng trình quản lý các vấn đề liên quan tới an toàn sinh học với thẩm quyền phù hợp.

- Chỉ những ngƣời đã đƣợc đào tạo về các quy trình áp dụng riêng cho phòng xét nghiệm ATSH cấp III và cho thấy bằng chứng rằng họ hiểu đƣợc nội dung đào tạo mới đƣợc vào PXN. Phải lƣu hồ sơ đào tạo với chữ ký của cả nhân viên đƣợc đào tạo cùng với ngƣời giám sát.

- Nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát phải có kiến thức về các yêu cầu kỹ thuật, điều kiện và thiết kế của cơ sở (ví dụ, chênh lệch áp suất giữa các khu vực, luồng khí, các tín hiệu cảnh báo trong trƣờng hợp áp suất không đạt, vành đai kiểm soát).

- Phải xây dựng một quy trình dành riêng cho hoạt động của phòng xét nghiệm và bảo đảm tất cả mọi nhân viên đều phải đọc và tuân thủ quy trình này; nhân viên phải xác nhận bằng văn bản rằng họ đã hiểu nội dung của quy trình. Các quy trình này bao gồm: quy trình ra/vào phòng xét nghiệm của nhân viên, động vật, trang thiết bị, mẫu và chất thải. Cần có các quy định cụ thể bổ sung làm rõ cho các quy định chung đối với từng dự án thực hiện.

- Nhân viên phải chứng tỏ tay nghề thành thạo trong thực hành và các kỹ thuật vi sinh.

- Nhân viên phòng xét nghiệm phải định kỳ kiểm tra hƣớng dòng khí; phải kiểm tra mức độ kiểm soát không khí trƣớc khi vào phòng xét nghiệm (ví dụ xác nhận thiết bị giám sát áp suất hoạt động đúng).

- Trƣớc khi vào làm việc trong khu vực xét nghiệm cần chuẩn bị kỹ lƣỡng và mang tất cả các vật liệu cần thiết cho xét nghiệm. Nếu quên phải có biện pháp khắc phục phù hợp (có thể sử dụng điện thoại để nhờ ai khác mang vào hoặc đi ra theo đúng quy trình đã quy định).

- Nhân viên sử dụng hoặc nhân viên chuyên trách (đƣợc chỉ định và đào tạo) phải thƣờng xuyên vệ sinh phòng xét nghiệm.

- Luôn khóa phòng xét nghiệm có kiểm soát.

- Cần bảo quản các chất lây nhiễm bên trong PXN, những tác nhân bảo quản bên ngoài khu vực này phải đƣợc khóa cẩn thận trong những hộp hoặc thùng đựng chống rò rỉ.

- Không đƣợc mang vật dụng cá nhân ví dụ nhƣ ví và quần áo mặc ngoài đƣờng vào phòng xét nghiệm.

- Mẫu bệnh phẩm và vật liệu thí nghiệm phải đƣợc đƣa vào phòng xét nghiệm qua một pass-box. Nếu các vật liệu mang ra phòng xét nghiệm phải qua nồi hấp thì phải vận hành trƣớc khi mở cửa phía khu vực sạch. - Nhân viên khi vào phòng xét nghiệm phải thay quần áo mặc ngoài đƣờng, tháo đồ trang sức và đi giày dành riêng cho phòng xét nghiệm; khi ra khỏi phòng xét nghiệm phải cởi quần áo và giầy mặc trong khu vực xét nghiệm với thao tác giảm tối đa khả năng đụng chạm vào mặt ngoài quần áo và giày (có thể đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh). Khi nghi ngờ hoặc chắc chắn bị phơi nhiễm, tất cả quần áo gồm cả quần áo bảo hộ lẫn quần áo mặc hàng ngày ở bên trong đều phải đƣợc khử nhiễm thích hợp.

- Khi phải trực tiếp tiếp xúc với các vật liệu lây nhiễm, có thể mặc thêm một lớp trang phục bảo hộ nữa (quần áo có phần trƣớc cứng, thắt cổ tay, có găng và bảo vệ đƣờng hô hấp) ra ngoài quần áo mặc trong phòng xét nghiệm và phải cởi bỏ toàn bộ sau khi hoàn tất công việc (ví dụ những bộ quần áo sử dụng khi làm việc trong tủ an toàn sinh học). - Khi ly tâm các vật liệu lây nhiễm, phải cho vật liệu vào các ống ly tâm

đậy kín, đặt trong các cốc hoặc rotor đã gắn chặt an toàn; thao tác mở các ống ly tâm kín này phải đƣợc thực hiện trong tủ an toàn sinh học. - Phải nuôi giữ những động vật thí nghiệm và các côn trùng đã đƣợc gây

nhiễm trong phòng xét nghiệm hoặc ở các cơ sở nuôi động vật có mức kiểm soát phù hợp.

- Khi chắc chắn hoặc nghi ngờ bị phơi nhiễm với các hạt khí dung, phải thực hiện các quy trình xử lý trƣớc khi ra khỏi phòng xét nghiệm, các quy trình này đƣợc xây dựng dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ.

- Tất cả các thao tác với chất lây nhiễm phải đƣợc thực hiện trong tủ an toàn sinh học. Tuyệt đối không thao tác với những ống chứa chất lây nhiễm mở ngoài tủ an toàn sinh học.

- Các vật liệu nhạy cảm nhiệt khi đƣa ra khỏi phòng xét nghiệm nếu không thể khử nhiễm bằng lò hấp tiệt trùng thì phải sử dụng các biện pháp khử nhiễm khác (ví dụ, xịt formaldehyde, dùng hydrogen peroxit dạng hơi hoặc các chất thay thế phù hợp; các dung dịch khử trùng hóa học; hoặc dùng các phƣơng pháp, công nghệ khử trùng khác đã đƣợc kiểm chứng là có hiệu quả).

- Các quy trình xử lý tình huống khẩn cấp trong trƣờng hợp lỗi hệ thống xử lý khí và các tình huống khác phải có sẵn ở dạng văn bản và đƣợc tuân thủ.

- Trong những tình huống khẩn cấp đe dọa tính mạng, yếu tố sức khỏe và an toàn của con ngƣời là ƣu tiên hàng đầu. Do vậy cần xây dựng một quy trình ra khỏi phòng xét nghiệm riêng trong trƣờng hợp khẩn cấp, có thể bỏ qua một số bƣớc trong quy trình thông thƣờng và phải xác định những khu vực cần tiến hành xử lý thêm (ví dụ, khử trùng giầy, thay đồ, tắm).

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm vi sinh của trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh. (Trang 35)